Kế thừa và phát huy tư tưởng tiến bộ của Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc Lâm * Nguyễn Đại Đồng Khi ngài Trần Nhân Tông ra đời sắc mặt vàng ánh như hoàng kim nên vua cha đặt tên là Kim Phật (Phật vàng). Vai bên phải có nốt ruồi to như hạt đậu, thầy tướng xem nói rằng: “Tướng này ngày sau hẳn đảm nhiệm được đại sự”. Năm 16 tuổi, được lập làm Hoàng thái tử, Ngài cố nhường lại cho em, nhưng vua cha không đồng ý. Tuy cuộc sống hạnh phúc trong cung vàng điện ngọc nhưng Ngài vẫn muốn xuất gia tu Phật: "Thái tử lòng muốn tu hành. Nhìn xem phú quý tâm tình dửng dưng". Một hôm vào giờ Tý (từ 11 – 1 giờ đêm), Ngài trèo thành tìm núi Yên Tử mà đi, nhưng khi đến chủa Đông Cứu thì trời vừa sáng, trong mình mệt quá bèn vào nằm nghỉ trong tháp. Nhà sư trụ trì thấy Ngài tướng mạo khác thường, liền làm cơm thiết đãi. Vua cha biết tin, sai các quan đổ ra tứ xứ đi tìm, Ngài miễn cưỡng phải về. Năm 20 tuổi, Hoàng thái tử lên ngôi hoàng đế (hiệu là Nhân Tông), nhưng nguyện vọng của Ngài vẫn thiết tha với đạo, Ngài thường nằm nghỉ ở trong chùa Tư Phúc. Trong giất ngủ Ngài chiêm bao thấy trên rốn mình nở một bông sen to như bánh xe, trên hoa có một đức Phật có người đứng bên chỉ Ngài mà hỏi rằng: “Có biết đức Phật này không? Đây là đức Biến Chiếu Tôn đó”. Khi tỉnh dậy Ngài thuật chuyện này với Thượng hoàng, Thượng hoàng lấy làm kinh ngạc. Từ đấy Ngài chỉ ăn chay nhạt không dùng những thứ thịt cá nữa, đến nỗi long nhan gầy võ. Thượng hoàng trong thấy con, thương khóc mà phán rằng: “Ta nay già rồi, việc nhà việc nước trông cậy vào một mình con, nếu con mà như thế thì thịnh nghiệp của tổ tông biết làm thế nào?”. Ngài nghe câu đó cũng thương cảm mà sa lệ, ham thiền mộ đạo là thiên tính của Ngài. Cho dù gánh nặng gian sơn không phó thác cho ai được, Ngài phải làm tròn bổn phận đối với tổ tiên xã tắc nhưng những lúc nhàn hạ Ngài vẫn không rời quyển kệ, bài kinh. Ngài thường mời các vị thiền khách đến tham thiền giảng đạo, đặc biệt là Tuệ Trung Thượng Sĩ(1) (anh ruột mẹ Ngài), người được ông tôn kính là thầy. Lên ngôi trong lúc đất nước bị giặc Nguyên – Mông 2 lần xâm lược (1285 và 1288), Trần Nhân Tông phải xếp việc kinh kệ cùng vua cha với sự giúp sức của những vị tướng tài ba như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải,Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư v.v… lãnh đạo quan dân đánh giặc và đã giành được thắng lợi rực rỡ, lập nên chiến công lừng lẫy,giữ yên xã tắc, thiên hạ thái bình. Sau 15 năm trị vì đất nước, chí nguyện xuất gia của Ngài lúc này mới được thực hiện. Để yên tâm bước vào cuộc đời mới, Nhân Tông sắp xếp mọi công việc rất chu đáo. Mùa xuân năm Quý Tỵ (1293), Ngài truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông và lên làm Thượng hoàng. Tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294) Trần Nhân Tông xuất gia ở hành cung Vũ Lâm thuộc xã Ninh Hải, phủ Yên Khánh,tỉnh Ninh Bình. Do anh Tông lên nối ngôi còn rất trẻ (18 tuổi, chưa đủ kinh nghiệm lãnh đạo đất nước nên Thượng hoàng phải giành nhiều thời gian để dạy con đồng thời vẫn phải giám sát công việc trong triều. Trải qua 6 năm, tháng 10 năm Kỷ Hợi (1299), niên hiệu Long Hưng thứ 7, Ngài từ bỏ hoàng cung lên núi Yên Tử xuất gia, tu theo hạnh Thập nhị đầu đà (gồm 12 điều giới tu khổ hạnh) với pháp hiệu là “Hương Vân Đại Đầu Đà” hay Trúc Lâm Đại Sĩ, lập ra Giáo hội Trúc Lâm. Có người cho rằng giai đoạn Trần Nhân Tông xuất gia là giai đoạn Ngài rút lui khỏi cuộc đời, khỏi xã hội “càng tu hành càng xa với thực tế xã hội, càng xa với ý muốn cứu khổ cứu nạn của Phật tổ”. Sự thực không phải như vậy, sử sách ghi nhận trong thời gian này Trúc Lâm Đại Sĩ đã làm được nhiều việc lớn cho đạo cũng như cho đời. Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), Trúc Lâm Đại Sĩ vân du các địa phương, vào ở trại Bố Chính (vùng Quảng Bình và Bắc Quảng Trị hiện nay). Hay tin, vua Chiêm Thành lúc đó là Chế Mân, cảm ân xưa (năm 1283 khi xảy ra chiến trnah Nguyên Chiêm, Trần Nhân Tông đã gởi 2 vạn quân và 500 chiến thuyền chi viện cho nước Chiêm) đã hết sức kính trọng thỉnh mời Ngài vào thăm nước mình. Trúc Lâm Đại Sĩ được vua Chiêm tiếp đón rất nồng hậu. Tháng 11 năm đó, Chế Mân thân hành tiễn Trần Nhân Tông về nước và đem đất đai hai châu (châu ô và châu Lý, sau đó Đại Việt đổi là Thuận Châu và Hóa Châu) làm lễ cúng dâng cho Ngài. Với việc gả con gái yêu của mình là Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm (1306) đổi lấy hai châu sát nhập vào Đại Việt, Trần Nhân Tông đã thực hiện một sách lược ngoại giao khôn khéo vừa xây đắp nền hòa bình lâu dài giữa hai nước Việt – Chiêm vừa mở rộng biên cương của Tổ quốc và đặt cơ sở cho công cuộc Nam tiến của các triều đại kế tiếp. Về đạo: nhờ uy tín của mình và thế lực của con (vua Trần Anh Tông) Trần Nhân Tông đã đưa Phật giáo Đại Việt chuyển sang một giai đoạn mới, đó là thời kỳ thống nhất Phật giáo. Ngay từ buổi đầu khai sơn, Ngài đã lo cho sự nghiệp giáo hội sau này. Việc đầu tiên Ngài cho xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, mở trường dạy, khai pháp độ Tăng ở khắp mọi nơi để đào tạo những lớp kế cận phục vụ cho giáo hội, môn đồ lần lượt tìm đến trước sau kể có hàng vạn. Trước khi Trúc Lâm xuất gia, trong nước đã có tới 6 dòng phái Phật giáo, mạnh dòng nào thì phái đó phát triển, không có sự thống nhất. Vì thế Ngài đã cho phát hành hàng loạt sách vở như: Phật giáo pháp sự, Đạo tràng tân văn, Công văn cách thức có nội dung thống nhất về thể thức hoạt động trong tôn giáo. Ngài đã tiến hành thống nhất Phật giáo từ trên xuống dưới, từ trung ương (các chùa ở kinh thành Thăng Long) đến các sơn môn. Song song với công việc giáo hội, Trúc Lâm còn chăm lo đến đời sống văn hóa xã hội. Ngài thường đến những vùng dân quê, khuyên dân chúng thực hành nếp sống đạo đức, từ bỏ tập tục mê tín dị đoan, xây dựng một xã hội lành mạnh. Sách Tam tổ thực lục viết: “ Năm Giáp Thìn (1304), Điều ngự (2)” đi khắp các xóm làng khuyên dân chúng phá bỏ dâm từ (3) và thực hành Thập Thiện (4), bước chân hoằng hóa của Ngài đến đâu,đều được mọi người hoan nghênh đón chào, cúng dàng và nghe pháp. Danh tiếng của người đứng đầu giáo hội vang dậy bốn phương. Ai ai cũng muốn được làm đệ tử của Ngài, được Ngài đích thân trao truyền giới thân tuệ mệnh. Mùa đông năm ấy “Anh Tông dâng biểu thỉnh Thượng hoàng về đại hội, xin thọ tại gia Bồ tát tâm giới. Ngày Thượng hoàng vào thành,vương công bá quan chuẩn bị đầy đủ lễ nghi đón rước. Vương công bá quan đều cùng thọ giới”. Cả một triều đình Đại Việt đã nghe theo Thượng hoàng sống theo lời dạy của đức Phật. Lấy giáo lý Thập Thiện làm cơ bản cho đạo đức xã hội, Trần Nhân Tông đã tỏ rõ ý muốn xây dựng xã hội Đại Việt trên nền tảng luân lý đạo Phật. Năm Mậu Thân (1308), Trúc Lâm Đại Sĩ đến chùa Vĩnh Nghiêm, xã Đức La, phủ Lạng Thương (nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) kết Hạ. Ngài sai ông Pháp Loa trụ trì chùa này, cử Quốc sư Đạo Nhất giảng kinh Pháp Hoa còn Ngài thân giảng tập Truyền Đăng lục. Hết khóa Hạ Ngài lại về Yên Tử. Có thể nói Trúc Lâm Đại Sĩ đã hoạt động không mệt mỏi nhằm làm cho Phật giáo đời Trần phát triển theo hướng tư tưởng nhập thế tích cực. Nhân lành Ngài gieo đã gặt hái nhiều quả tốt: đạo Phật trở nên phổ biến rộng khắp đất nước, đạo Phật là của mọi người, ở đâu có nhà dân là ở đó có chùa Phật chứ đạo Phật không còn giành riêng cho bất cứ một bộ phận nào của xã hội như nhà tu hành, quí tộc triều đình… Nho thần Lê Quát không thể không thừa nhận thành tựu viên mãn này, trong bia dựng ở chùa Thiệu Phúc, Bái Thôn thuộc lộ Bắc Giang vào năm 1370, ông viết: “Nhà Phật lấy họa phúc để cảm động lòng người, sao được người ta tin sâu bền như thế. Trên từ vương công cho đến dân thường, hễ bố thí vào việc Phật thì tuy đổ tiền của cũng không sẻn tiếc, ví như ngày nay gửi gắm vào tháp chùa thì trong lòng hớn hở như cầm được khoáng ước để hưởng sự báo ứng này về sau. Cho nên từ kinh thành ngoài đến châu phủ, cho đến thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà theo, không thề mà tin. Chỗ nào có nhà người ở, tất chỗ đó có chùa Phật, hỏng rồi lại xây, hư rồi lại sửa. Lâu đài chuông trống so với dân cư chiếm tới nữa phần. Đạo Phật thịnh rất dễ dàng, mà sự tôn sùng lại rất lớn”. Rõ ràng sự hưng thịnh của đao Phật thời Trần là nhờ sự đóng gớp to lớn của Điều Ngự Giác Hoàng và thiền phái Trúc Lâm do Ngài sáng lập. Thiều Chủ hết sức khâm phục và đánh giá rất cao vai trò của trần Nhân Tông đối với Phật giáo nước nhà. Trong bài tiểu sử tổ Trần Nhân Tông sách Lịch sử chư tổ tai chùa Quán Sứ, do Đuốc Tuệ xuất bản năm 1943, ông nhận định: “xét về phái Thiền tông nước ta (đúng ra là ở miền Bắc) còn lưu truyền đến ngày nay là nhờ ở phái Yên Tử. Phái Yên Tử được phát đạt là do Tam Tổ Trúc Lâm đứng đầu mà Trần Nhân Tông là Đệ Nhất Tổ”. Thiều Chủ cho rằng Trần Nhân Tông và dòng thiền Trúc Lâm không những đã Đại Việt hóa, dân tộc hóa tư tưởng Thiền tông mà còn sáng tạo một số tư tưởng cụ thể phù hợp với thực tiễn nước ta lúc bấy giờ, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội nhà Trần. Những tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm để lại thật đáng trân trọng và đã được Thiều Chủ cùng các đồng chí của ông như các Hòa Thượng Doãn Hài, Tuệ Tạng, Trí Hải, Tố Liên v.v… kế thừa và phát huy một cách sáng tạo trong thời kỳ Chấn hưng Phật giáo (1930 – 1954). Trước hết là tư tưởng thống nhất Phật giáo. Thiều Chủ cho rằng muốn Phật giáo phát triển trước hết nội bộ Phật giáo phải thống nhất. Ông đề xuất tư tưởng hợp nhất Đại thừa và Tiểu thừa(5) trên cơ sở tu tập và thuyết giảng theo lời dạy của chính Phật tổ. Ông phê phán việc “phán giáo”, “phán thời”, hiện tượng chia tông chia phái. Nói rộng ra là thống nhất Phật giáo gắn liền với thống nhất dân tộc. Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn dự báo: “Trong điều kiện của Giáo hội ngày nay, đây nên xem là tư tưởng căn cốt nhất bởi có một đặc điểm của Phật giáo ở thế kỷ 20 là tính vùng – tộc người thể hiện rõ. Có nghĩa, gần như mỗi tộc người trong ba tộc theo Phật giáo là Việt, Hoa, khmer hiện tại, thì cơ bản Việt, Hoa theo Đại thừa giáo, Khmer theo Nguyên thủy. Ngay trong người Việt, sự chia tông phái (theo nghĩa truyền thừa) cổ truyền cũng vẫn còn duy trì, và cái hậu quả chia ba kỳ thực dân cũ và mới không phải không còn rơi rớt. Nói cách khác, nếu không có sự cảnh giác, thì có thể xem đó là mầm mống của sự thiếu thống nhất trong nội bộ Phật giáo, song đồng thời cũng là sự thiếu thống nhất trong toàn thể dân tộc Việt Nam. Quan hệ giữa tư tưởng thống nhất Đại thừa và Nguyên thủy và tư tưởng thống nhất dân tộc có tầm mức quan trọng như vậy” (6). Tư tưởng thứ hai là tư tưởng Phật giáo nhập thế cư trần lạc đạo tức Phật giáo nhân gian mà các quí ngài. Nguyễn Trọng Thuật, Thiều Chủ và sau đó là Thượng tọa Trí Hải, Tố Liên,cư sĩ Trần Văn Đại đã có nhiều tâm huyết và sáng kiến về lý thuyết và ra sức tuyên truyền vận động. Có thể coi đây là tư tưởng và chủ trương nhập thế, bước đầu phát thảo và đề xuất “học thuyết xã hội Phật giáo” trên các lĩnh vực cứu tế tương trợ từ thiện nhân đạo; xây dựng cá nhân, gia đình và xã hội; phát triển kinh tế và văn hóa v.v… “Nhân gian Phật giáo” chình là “Đạo Phật giữa đời thường” nhưng ở đây Phật pháp chỉ đóng vai trò tu học,hướng dẫn về đời sống tâm linh và đạo lý, không mưu cầu trở thành một hình thức quyền lực xã hội hoặc độc tôn về tinh thần. Trong tác phẩm Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX và Phật học vấn đáp Thiều Chủ đề cao tư tưởng này gọi là tư tưởng Lục hòa – Ngũ minh. Đó là sự hòa hợp tột cùng trong nhân quần, tăng già; thực hiện quần chúng sum họp vui hòa; đó là sự thực hành năm khoa minh: Nội Minh (nay gọi là Tâm lý học); Nhân Minh (Luân lý học); Công Xảo Minh (Cơ khí học); Y Phương Minh (Y dược học); Thanh Minh (Thế giới ngữ hiện nay). Ông cũng chỉ rõ: vì bộ óc người Đông phương chỉ trong lý thuyết, coi nhẹ thực nghiệp, nên ngày nay chỉ còn lại hai khoa Nội Minh và Nhân Minh, thật đáng tiếc thay! Ngày nay Phật giáo Việt Năm 1932-1933, ở tuổi 30 Thiều Chủ dịch cuốn Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, ông đề nghị đổi tên sách là Khóa Hư kinh vì theo ông: “Sách này phần trên nói rõ về thuyết diệt khổ, hai phần sau dạy đủ phép sám hối tu trì, thục là một bộ kinh “cứu khổ cho đời” nên kêu là kinh Khóa Hư, thì có lẽ hay hơn”(7). Năm 1943, khi giải thích truyện Quan Âm Thị Kính Thiều Chủ không xem tác phẩm này là một tác phẩm văn học như cách ta hiểu lâu nay. Ông goi đó là một kinh, một kinh Phật ở Việt Còn trong Phật hoc vấn đáp (10) khi được hỏi: “Phật pháp ở ta có cái gì là đặc sắc không?”. Thiều Chủ giảng tại lớp Phật học Trần Nhân Tông ở Cao Phong Phật học tràng tại vùng tự do Nội Bài, Phúc Yên năm 1949 với lòng tự hào dân tộc, Thiều Chủ khẳng định: Các phương diện điều kém Trung Quốc cả, chỉ có Tam tổ đời nhà Trần là vua Trần Nhân Tông, Ngài Pháp Loa và Ngài Huyền Quang là có công thực tu thực chứng chẳng kém chi Trung Quốc, mà thực hành được Phật pháp vào thế pháp, thì vua Trần Nhân Tông là một bật có một không hai trong giới Phật giáo, chẳng những ở Trung Quốc chẳng có ai bằng mà cả Ấn Độ nữa cũng không có một vị nào sánh tầy… Sau hai trận đánh tan giặc Nguyên làm cho nước Thái Bình cường thịnh vẻ vang hơn cả toàn cầu rồi, một bình một bát lên Yên Tử tu. Một ông vua trẻ mới tuổi ngoài 30 võ công văn trị, tiến tới cái cõi tột bực như thế, hạnh phúc thế gian còn có ai bằng, mà ai là người chẳng thích với cảnh đó, thế mà Ngài trúc hết tôn vinh vào một chỗ thâm sơn cùng cốc, thời nay là lúc giao thiệp tiện lợi đến thế má người ta cũng còn nói đến Yên Tử là ghê người, mà lúc đó Ngài lại yên nhiên ở đó, hưởng thú thanh cao, xa tuyệt hồng trần thực cũng lạ thay! Xa cách hồng trần nhưng có phải ở đó, hưởng thú thanh cao, xa tuyệt hồng trần nhưng có phải Ngài ẩn vào đó mà trốn đời đâu, bao nhiêu quốc kế dân sinh vẫn quan tâm tới, con nối làm sai quy tắc một tý là bị nghiêm trị ngay, thực mới là lạ lùng quá vậy. cái hạnh đầu đà một hạnh cao quý nhất trong nhà Phật không mấy người làm được, thế mà Ngài 1 bình bát, bà tấm cà sa với một chiếc gậy tầm xích, vết chân hầu khắp non sông, vừa để xem xét dân phong, vừa để phá trừ các sự mê tín, chỗ nào thờ các dâm thần, đồng bóng Ngài đến phá sạch. Về sự nghiệp trước thực có rất nhiều bộ có giá trị, nhưng vì giặc Minh cướp hết, chỉ còn lại mấy bộ như Tam tổ thực lục v.v… khiến cho người đọc đến những lời huyền diệu mà tự hào được rằng: “Ta cũng có người” thật là vẻ vang cho giới Phật giáo nước nhà vô cùng vậy. Có ngôi vua, coi như không có, xưa nay chỉ có vua Thuấn làm được, thế mà vua Trần Nhân Tông ta không những làm được cái đức như vua Thuấn mà lại còn hơn vua Thuấn bao công vĩ đại về võ công, về kiến quốc, về hoằng pháp lợi sanh nữa. Ôi! Sung sướng thay! Ngàn năm xa cách, đọc đến lịch sử Ngài mà ai nấy đều được thơm lây, chả cũng là một bật vĩ nhân đệ nhất của cái thế giới này ư? (11). Nhờ những tư tưởng tiến bộ của mình mà Thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập cách đây hơn 700 năm đến nay vẫn thích hợp với dân tộc Việt Nam đang mở cửa hội nhập với thế giới. Cả nước hiện có 27 thiền viện Trúc Lâm chứng tỏ dòng thiền Trúc Lâm đã đi vào lòng người, mang lại sự an lạc hạnh phúc cho con người nên mọi người đã trở về nguồn cội, trở về hạnh phúc nơi nội tâm. Nhưng thời đại mới cần có tư tưởng mới. Việc này đòi hỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Tăng ni Phật tử cả nước trong khi kế thừa và phát huy di sản tư tưởng của Thiền phái Trúc Lma6 cần có những điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam, hòa nhập mà không mất đi bản sắc dân tộc. Sao cho con người sống giữa thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bảo luôn cân bằng nơi tâm mình. Bởi người tu theo đạo Phật chính là người đem tâm mình trở về từng giờ từng phút, sống với cái tâm thanh tịnh để trở thành Phật. Khi tâm thanh tịnh thì trí tuệ sáng, khi tâm vọng động thì chúng ta sẽ si mê. Một nền tảng đạo đức tốt đẹp như vậy sẽ giúp đất nước ngày một phát triển và thịnh vượng. Phải chăng đó là chí nguyện của Trần Nhân Tông vị Vua – Phật mà chúng ta phải chung tay chung sức phấn đấu thực hiện trong thế kỷ XXI. Chúng tôi tin rằng điều đó sẽ trở thành hiện thực. Chú Thích: (1) Tuệ Trung Thượng Sĩ tức Trần Tung, sinh năm 1230, là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu. Ông tính thâm trầm nhã nhặn, mộ Phật từ thuở nhỏ. Lớn lên được cử đi trấn giữ đất Hồng Lộ (nay là Hải Dương), lập công trong hai cuộc chống quân Nguyên. Ông là đệ tử của thiền sư Tiêu Dao thuộc thế hệ 17 dòng Vô Ngôn Thông. Trần Tung mất2 năm 1291. Ông là nhà thiền học lỗi lạc thời Trần, có công hướng đạo cho Trần Nhân Tông. (2) Điều Ngự là một trong 10 danh hiệu của đức Phật: Như Lai,ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. (3) Dâm từ: đề thờ tín ngưỡng dân gian, thờ hình khỏa thân. (4) Thập Thiện là 10 điều thiện: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không nói lời ly gián, không nói lời độc ác, không nói lời tạp uế, không tham lam, không giận dữ, không tà kiến. (5) Xem Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX của Thiều Chủ, Đuốc Tuệ, 1952. Nxb Tôn Giáo, 2002; Nxb Văn hóa thông tin, 2008. (6) Xem: Thiều Chủ Nguyễn Hữu Kha, Phật pháp và dân tộc, Nguyễn Quốc Tuấn, tạp chí Nghiên cứu Tôn Giáo, số 1 năm 2003. (7) Xem Khóa Hư kinh dịch nghĩa, Hòa Ký xuất bản năm 1934, bản M8038 Thư viện Quốc gia. (8) Xem Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính, Đuốt Tuệ xuất bản năm 1943, Nxb Văn hóa Thọng tin, năm 2002. (9) Xem Giảng nghĩa kinh Kim Cương, Đuốc Tuệ xuất bản năm 1939; Nxb Tôn giáo tái bản năm 2001 và 2008. (10) Bài giảng của Thiều Chủ tại lớp Phật học Trần Nhân Tông ở Cao Phong Phật học tràng tại vùng tự do Nội Bài, Phúc Yên năm 1949. Xem Phật học vấn đáp trong sách Thiều Chủ Nguyễn Hữu Kha của Nguyễn Đại Đồng, Nxb Tôn Gáo, năm 2008. (11) Sách đã dẫn. |
Cập nhật ( 30/03/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com