HUYỀN THOẠI NGƯỜI VẼ TỜ GIẤY BẠC VIỆT * Hoài Anh Ngày 19-8-1945 ông tham gia biểu tình cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ. Tháng 10-1945, vẽ giấy bạc cho Bộ tài chính nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rồi hoạt động văn nghệ trong công nhân in bạc. Năm 1950 về hội văn nghệ công tác, tham gia chiến dịch biên giới, chiến dịch Điện Biên Phủ…Đó là lý lịch của một trong những người đã khởi xướng cuộc cách mạng Mỹ Thuật Việt Nam đương đại, người mà tên tuổi đã được ghi trong bách khoa toàn thư Larousse như một điểm sáng của hội họa nước ta… Năm 1988 có thể coi là một năm tổn thất lớn đối với giới mỹ thuật Việt Hòa sĩ Nguyễn Sáng sinh ngày 1-8-1923 tài làng Điều Hòa, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho (nay là Tiền Giang). Thi tốt nghiệp trường Mỹ thuật Gia Định, anh lại thi đậu loại ưu vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, tại Hà Nội, năm 1940. Trong thời gian học tại trường, anh đã tham gia phong trào sinh viên sôi sục với nhiều hình thức hoạt động để thức tỉnh nhân dân, như bày triển lãm tranh từ Bắc vào Nam, anh và một số sinh viên ngồi tại phòng vẽ tranh chân dung để lấy tiền góp vào quỹ cứu giúp đồng bào bị nạn bom hồi Nhật chiếm đóng Đông Dương và trong nạn đói 1945. Cách mạng tháng tám nổ ra, anh tham gia cướp chính quyền ở Bắc Bộ phủ, vẽ tranh tuyên truyền và tổ chức triễn lãm tranh cách mạng đầu tiên năm 1945. Tiếp đó anh tham gia vẽ những tờ giấy bạc đầu tiên cho Ngân hàng Nhà nước Việt Năm 1950, anh đã tham dự chiến dịch Biên giới giải phóng sáu tỉnh miền Bắc. Năm 1954, anh đi thực tế sâu sát với bộ đội Điện Biên Phủ và vẽ bức tranh sơn dầu Giặc đốt làng tôi. Trên đường hành quâ, anh gặp gỡ những em bé, cụ già thuộc dân tộc ít người, dáng đăm chiêu. Một chị người Thái điệu con, kể với anh bộ đội tội ác của quân giặc, tay chỉ về hướng làng mình còn đương bốc lửa. Anh bộ đội nét mặt đau khổ, căm thù, tay đặt lên báng súng. Đoàn quân sau anh vẫn bước đi. Ánh nắng chói chang của màu vàng trong xanh và nâu như nung nấu. Tình yêu chuyển thành lòng căm giận. Nguyễn Sáng diễn hình cũng như diễn màu có một số thủ pháp rất gần với nghệ thuật dân gian. Cụ thể là cách dùng đường viền theo lối cách điệu mảng bẹt. Màu thường xử lý màu nguyên, hay màu trung hòa làm nền, giàu chất trang trí. Mảng, hình, thường sử dụng theo lối vuông tròn đối chọi, tương phản mà rất mực hài hòa. Anh khai thác cả tính chất primitif (nguyên sơ), fauvisme (thơ dại), chẳng hạn như cách tạo hình đầu bẹt trên đỉnh, gò má cao, hoặc tạo hình, tạo dáng nhân vật toát lên vẻ ngây thơ, ngộ nghĩnh, cùng một lúc lại tạo được cả nội tâm, nội lực nhân vật…Bức sơn mài Giờ học tập cho thấy con người lao động “vai u thịt bắp” trở nên đẹp khác thường, khi họ học tập nỗ lực để chiếm lĩnh lấy văn hóa như làm chủ thửa ruộng hay cổ máy của mình. Không chỉ nhân vật nam, anh mới dùng lối đập bẹp hình thể cho thành góc cạnh, mà cả với nhân vật nữ cũng vậy. Những bức sơn mài Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ trong vườn chuối và cả bức sơn dầu Bé gái thổi sáo cho thấy hình ảnh người phụ nữ hiện đại, khỏe chắc nhưng không kém phần duyên dáng, bay bổng. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân đã nhận xát rất tinh về tranh Nguyễn Sáng: “Anh nhìn cuộc đời hình thành một cách trực diện, can đảm, không buôn và dựng chúng lên tranh ở cái thế đàng hoàng nhất, vững chải và sòng phẳng nhất. Cùng với cách nhìn, Nguyễn Sáng còn là một tài năng hình họa”. Mặc dầu anh đã được trong nước thừa nhận là người có công lớn trong việc bẻ một bước ngoặt ngôn ngữ trong nền hội họa mới Việt Ngay cả cuộc đời tình duyên của anh cũng vô cùng lận đận. Hồi đầu giải phóng Thủ đô, anh có yêu một cô gái Hà Nội, nhưng sau đó hai người chia tay nhau. Đêm ấy, Nguyễn Sáng uống rượu say, vẽ một bức tranh người tình cũ với khuôn mặt nửa xa, nửa gần, nửa tối, nửa sáng và sắc lam u uẩn, mái tóc đứng thẳng như đuôi gà dân gian, hòa dịu lại, ấm hơn, tạo âm dương cho màu hội họa, nhỏ thôi nhưng chứa chan hoài niệm. Khi tác phẩm làm xong, trong cơn say, Nguyễn Sáng cho anh em xem và kể về “huyền thoại” của nó, mọi người chúc mừng anh. Đến khi sáng ra, người ta thấy một người đàn ông say, gục đầu trên đường phố Cầu Gỗ, họ nghe người đàn ông than vãn: “Trả tôi bức tranh, trả tôi nỗi cô đơn”. Sau đêm đó, bức tranh đã biến mất. Có bức không biến mà kể như mất. Đó là bức sơn mài lớn chùa Cổ Lễ anh vẽ sau một chuyến đi tham quan, bị người ta, do thiếu hiểu biết, biến thành cái bàn đánh bóng bàn. Khoảng năm 1936-1964, anh lại có một mối tình với một người làm thơ nữ, nhưng vì chị mang tên một loài hoa, nên tình yêu cũng sớm nở tối tàn, dù vậy mùi hương cũng đeo đẳng anh suốt cuộc đời. Thương anh sống cô đơn, nên khi đến khi anh kết hôn với chị T., anh em ai cũng mừng cho anh. Nhưng đến năm1977-1978, anh chị vào miền Nam thăm mộ song thân anh, một bữa chi đi xe đạp ngoài phố, bỗng cái nón chị đội gió thổi lật ngược lại, quai nón thít chặt lấy cổ, mảnh nón che lấp mắt, chị không nhìn thấy gì nên bị đụng xe chết. Năm 1980, anh lại tục huyền với chị H., một nữ họa sĩ, vốn là một cô gái địa phương mà anh quen biết khi trường mỹ thuật sơ tán lên Thanh Sơn, Vĩnh Phú. Nhưng rồi hai người lại chia tay nhau. Đến năm 1987, khi anh vào Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ hai, em dâu anh là chị H. Bảo anh vẽ tranh sẽ bán được rất nhiều tiền. Anh nổi giận bảo chồng bao nhiêu cây vàng cũng mặc, anh không thích thì không vẽ. Thời gian này, anh không vẽ một bức tranh nào. Nhưng cuối cùng, có một người Nhật đặt anh vẽ, anh nổi máu nghề nghiệp, lại vẽ bức tranh Vũ trụ. Đến hạn, người Nhật thất hẹn, không sang lấy tranh, nhưng lại có anh B., một người sưu tập tranh, mua ngay. Một bữa, có người kể với tôi: “Hôm qua tao uống rượu với ông Sáng, còn sáu chai Con Cọp, tao say quá lăn ra ngủ, đến khi tỉnh dậy thì thấy ông Sáng đã chết, chung quanh có sáu cái vỏ chai lăn lóc”. Nhưng sau đó hỏi lại, có người nói đó là chuyện bịa! Tôi thấy thật hay bịa cũng chẳng cần xác minh làm gì, vì đời Nguyễn Sáng chẳng phải đã là một huyền thoại lớn rồi hay sao, có thêm một tý huyền thoại vào cũng chẳng thay đổi gì./. |
Cập nhật ( 19/07/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com