HƯỚNG TỚI SỰ LIÊN THÔNG TÍN CHỈ * Đại đức Thích Minh Thọ Theo báo cáo hằng năm, hiện nay ở việt Như vậy mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương thức đào tao, và cách thức đánh giá kết quả đào tạo của các trường là chỉ gói gọn trong việc “Đào tạo nhân sự xuất gia vừa có khả năng đảm vai trò quan trọng mà Giáo hội giao phó vừa có khả năng tự tu tập để hoàn thiện đạo hạnh.” Do sự giới hạn kích cở đào tạo và phạm vi đào tạo, chúng tôi nghĩ rằng cần có sự liên thông của các trường trong các hoạt động giáo dục. Nhất là hiện nay học viện Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng phương thức đào tạo cấp đại học theo hệ thống tín chỉ. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ hướng này, vì hướng này vừa thể hiện tính chủ động đào tạo của học viện vừa thể hiện tính chủ động của Tăng Ni sinh trong việc học tập. Trên tinh thần “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, mong muốn làm thế nào hoàn thiện công tác giáo dục, nhất là Giáo dục Phật giáo, chúng tôi xin lượt ghi mấy ý kiến về sự liên thông giáo dục theo hệ thống tín chỉ giữa các trường Cao đẳng Phật giáo với nhau và trường Cao đẳng Phật giáo với các Học viện Phật giáo như sau: I. Thống nhất qui chế và tiêu chuẩn tuyển sinh Cần có qui chế và tiêu chuẩn tuyển sinh chung để hướng tới sự chấp nhận tín chỉ giữa các Học viện và các trường Cao đẳng Phật giáo. Nếu không như thế việc hoạt động riêng lẻ của các trường sẽ tạo nên mất quân bình và không đồng bộ trong công tác đào tạo. II. Nhân rộng hệ cao đẳng Một thực tế cho chúng ta thấy rằng không phải tất cả Tăng Ni dự thi vào Học viên Phật giáo đều được xét tuyển vào các học viện. Do đó cần có thêm hệ Cao đẳng hoạt động song song với các Học viện nhưng vẫn áp dụng qui chế tuyển sinh như các Học viện và tiêu chuẩn xét tuyển thấp hơn. Dĩ nhiên nội dung đào tạo cũng cần thống nhất một số tín chỉ để các trường dễ dàng chấp nhận tín chỉ của nhau. Theo thiển ý của chúng tôi, thống nhất đào tạo một số tín chỉ sẽ tạo thuận lợi 2 phương diên: Thứ nhất sẽ tiết kiệm được ngân sách và thời gian. Thứ hai là Tăng Ni sinh, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng, nộp đơn thi tuyển và được xét tuyển vào học viện có thể không cần phải học lại một số tín chỉ vốn đã học trước đó ở trường Cao đẳng. Mặc khác hướng tới mô hình đào tạo chuyên môn hoá hay đa dạng hoá của các trường để đáp ứng nhu cầu nhân sự cho các Ban ngành liên quan của Giáo hội cũng là đều cần quan tâm. Hiện tại hoạt động thường trực của Giáo hội gồm khoảng 11 Ban ngành. Mỗi Ban ngành đều cần bổ sung nhân sự hằng năm hay định kỳ thì tại sao chúng ta không quan tâm đến chương trình đào tạo nhân sự một cách cụ thể cho các Ban ngành thông qua môi trường giáo dục để bổ sung vào chỗ thiếu này? Ngược lại chúng ta luôn kêu ca thiếu nhân sự hoặc nhân sự không đủ “chất” cho những hoạt động của các Ban ngành và sau đó phải mất thêm thời gian, tiền bạc để tạo đạo bổ sung, dù trong chừng mực nào đó thì rất cần thiết. Thật là khiếm khuyết nếu như chúng ta dốc hết thời gian và ngân sách cho công tác đào tạo nhân sự mà chúng ta không có dự báo trước bao nhiêu nhân sự cho các Ban ngành của Giáo hội thật sự cần để đáp ứng những mục tiêu khác nhau của Giáo hội trong thời gian ngắn hạn và dài hạn. III. Tái bố trí quản lý Từ ngày giáo hội được thành lập, hoạt động của các lớp (trường) Cao đẳng Phật học được đặt trong sự quản lý của hệ Trung cấp và văn bằng của Tăng Ni được hiệu trưởng và Ban Giáo dục Tăng Ni ký. Điều này có thể thích hợp với giai đoạn trước đây. Nhưng trong xu thế phát triển giáo dục Phật giáo ở hiện tại thì gần như không còn thích hợp nữa. Có thể ghi ra một số điểm: – Cánh cửa đi vào các học viện của Tăng Ni sinh bị thu hẹp – Làm chậm quá trình đào tạo nhân lực chuyên môn ngắn hạn và dài hạn – Tính pháp lý của văn bằng bị hạn chế. – Gây ra quá tải cho các học viện khi tuyển sinh Vì thế chúng tôi thiết nghĩ việc chuyển đổi các lớp Cao đẳng thành trường Cao đẳng và hoạt động song song với hệ Đại học thì cần thiết và thích hợp hơn, thay vì sắp chung với hệ Trung cấp. Cách sắp xếp này có nhiều điểm thuận lợi như sau: – Hội đồng Trị Sự hay Ban Giáo dục Trung Ương có thể phân công các trường Cao đẳng thực hiện nhiệm vụ đào tạo mục tiêu cụ thể cho các Ban ngành. – Dễ dàng đa dạng hoá các loại hình đào tạo và mục tiêu đào tạo cho các trường không bị trùng lấp. – Nguồn nhân lực được đào tạo ngắn hạn và dài hạn này sẽ lắp vào các khoảng trống ở “vùng sâu, vùng xa” một cách liên tục, nếu Ban Giáo dục TW có qui định và ràng buộc thêm. Có thể xem đây là thời gian thực tập cần thiết và bắt buộc trước khi Tăng Ni sinh muốn học tiếp tục một chương trình hay một cấp học khác. – Cánh cửa vào các Học viện Phật giáo của Tăng Ni sinh luôn mở ở dạng chờ (standby). – Có thể định hướng hoạt động cho Tăng Ni đối với các Ban ngành trước khi quyết định nộp đơn vào một trường nào đó. Với hướng đào tạo liên thông tín chỉ như đã đề cập ở trên, Tăng Ni sẽ dễ dàng được tiếp nhận vào học ở bất cứ khoá học nào của bất cứ trường nào vào bất cứ thời gian nào nếu như họ thoả mãn các yêu cầu tuyển sinh của trường đó. Như vậy, Tăng Ni sinh có thể hoàn toàn chủ động trong việc học tập của mình và những gì Tăng Ni thích thì họ sẽ dễ dàng tiếp nhận một cách sáng tạo và ứng dụng một cách thoả mản cho những gì họ đã “phát tâm trước đó”. Tuy nhiên hướng đào tạo liên thông tín chỉ như đề cập trên, nếu so với hiện tại, chắc chắn phải phải đối diện với không ít khó khăn trước mắt: – Các vị giáo thọ chưa được chuẩn bị sẵn sàng cho phương thức đào tạo này. – Tăng Ni chưa quen tiếp cập cận lối học này. – Cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ. – Hệ thống quản lý chưa được định hình rõ. – Nhận sự quản lý chưa được chuẩn bị. Mặc dù đây là nhiệm vụ khó khăn trước mắt, nhưng chúng ta không vì thế không cố gắng thực hiện nhằm tạo ra tính chủ động trong việc dạy và học cũng như cập nhật với xu thế chung của xã hội. Hôm nay, Với những ý kiến nêu trên, Chúng tôi mong Ban Giáo dục TW nhìn nhận phân tích, đánh giá, kỹ, sâu, toàn diện và hiệu quả trong việc đào tạo thế hệ kế thừa cho Giáo hội. Thiết nghĩ, đây là phương án cần được nghiên cứu nhằm áp dụng thống nhất chương trình đào tạo liên thông các cấp học để các trường có thể phối hợp, liên kết một cách nhịp nhàng trong quá trình đào tạo thế hệ Tăng Ni kế thừa. ———————————– [1] Theo nguồn báo điện tử Cần thơ http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=71&p=0&id=25840 “Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, đến cuối năm 2008, cả nước có 42 trường đào tạo chức sắc tôn giáo ( trong đó Phật giáo có 35 trường, Công giáo có 6 đại chủng viện, Tin lành có một Viện Thánh kinh Thần học của Hội thánh Tin lành Việt Nam ( miền Nam)). Đạo Cao đài và Phật giáo Hòa hảo tổ chức các lớp học giáo lý hạnh đường tại các cơ sở thờ tự. (Tham luận Hội thảo tại Thành phố Huế ngày 22 tháng 12 năm 2008) |
Cập nhật ( 29/12/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com