HỒI ỨC VỀ CHIẾC MÁY VI TÍNH ĐẦU TIÊN * Nguyễn Chí Công Người được điện mời từ Ban lãnh đạo Viện CNTT, ngày 27 – 12 – 2006, tôi về Nghĩa Đô, Hà Nội, dự lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Viện và tham gia một Hội khoa học kéo dài sang tận hôm nay. Thật xúc động khi được trở lại nơi gắn bó tuổi xanh của mình, gặp gỡ hàn huyên với bạn bè đồng nghiệp khi tóc đã điểm sương! Tiếc rằng các anh chị Trần Thành Trai, Nguyễn Văn Gắm, Phạm Thị Nguyệt… ở xa không về được, còn các anh Nguyễn Thúc Loan, Trần Lợi Chung thì đã khuất bóng. Còn lại hầu như có mặt đông đủ: từ lớp tiền bối như các anh Phan Đình Diệu, Nguyễn Ngoc Hoàng, Trịnh Quang Khuynh, Nguyễn Lãm, Nguyễn Liệu, Lê Thiện Phố, Hồ Thuần… Đến các kỹ sư, kỹ thuật viên trung cấp, sơ cấp, phụ việc mà tôi vẫn nhớ tên, rồi các thế hệ đến sau, tất cả đều tay bắt mặt mừng, từng nhóm trò chuyện không muốn dứt. Trong không khí đầy ấp kỹ niệm, anh Trần Tất Hợp – nay là nhà báo – có đề nghị tôi ghi lai một vài mẫu chuyện xưa. Từ chối chẳng đừng khi hội ngộ, tôi đành nhận lời nhớ đâu kể đấy về “cái thuở ban đầu lưu luyến đó”, nó lan man hoặc quên sót monh được bổ sung và lượng thứ. Câu chuyện tiếp theo khá ly kỳ, có cả một số nhân vật lịch sử của dân tộc. Riêng Viện cũng ghi những trang sử của mình, gắn cùng đất nước vừa thống nhất sau 30 năm đổ máu, rồi bị cấm vận và vướng vào hai cuộc chiến mới. Ai đã từng sống trong giai đoạn bi tráng ấy thì dễ hiểu vì sao chúng tôi vượt qua được những lúc tối, lúc sáng của số phận… KHỞI THỦY Cuối 1976, Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển ra đời như một thành viên của Viện Khoa học Việt Trụ sở ban đầu chung với Viện Cơ học, tọa lạc ở khu ao hồ Liễu Giai, Hà Nội. Nó gồm mấy dãy nhà cấp 4 lợp ngói, xeo61 thành hình chữ E và một căn hầm chứa máy tính Odra 1304 nằm trong lòng “Đồi Thông”, ngụy trang dưới bóng phi lao xanh tốt quanh năm. Xung quanh Viện là các vườn quả và ruộng hoa tươi đẹp. Hướng Nam có khách sạn La Thành ở phố Đội Cấn, hướng Bắc là rặng xà cừ trên đường Hoàng Hoa Thám, mỗi mùa mưa, cả sân lẫn hai ngõ thông ra những phố đó đều lầy lội, xe đạp rất khó đi. Phía Tây có 4 ụ pháo phòng thủ, xa xa phía Đông là làng Hoa Ngọc Hà, nơi một máy bay ném bom B52 của Mỹ bị bắn rơi vào tháng 12-1972. Cảnh thơ ấy nay đã phải nhường chỗ cho những ngôi nhà bê tông chen chúc, lởm chởm. LẦN GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH Mới hoạt động, chúng tôi đã gặp may. Tháng 11-1977, anh Phan Đình Diệu mời được Alain Teissonnìere và Hoàng Thành Đào hai chuyên gia Pháp, sang làm việc. Anh Alain dành nhiều buổi sáng để thuyết trình về Vi xử lý, một khái niệm ngày ấy còn mới lạ đối với cả thới giới, cho nên có tới 54 người từ 7 trường, viện khác nhau tham dự, mặc dù phần lớn còn chưa tin điều Alain tiên đoán rằng vi xử lý là những “viên gạch thông minh” xây nên một công nghệ mới sẽ có mặt khắp nơi, thay cho những máy tính kềnh càng. Các buổi chiều, hơn 10 kỹ sư chúng tôi thực hành với anh Alain, còn anh Đào, kỹ sư điều khiển học, thì đến với nhóm anh Nguyễn Quang A ở Học viện Kỹ thuật Quân sự. Anh Đào còn gặp tôi nhiều lần trong mấy năm sau, trước khi bị mất vì viêm ruột. Nhanh chóng thân nhau, tôi học được ở anh tinh thần cần cù và yêu nước của một người con dân tộc Thái. Mong anh dưới suối vàng vui lên vì nền tin học nước ta ngày nay đã tiến xa, một phần cững do được anh khai phá. Anh Alain đặc biệt thẳng thắng và cởi mở nhưng cũng rất khiêm tốn và giản dị, sau này trở thành Tổng Thư ký ủy ban Hợp tác Khoa học và Kỹ thuật với Việt Nam (CCSTV- Comité de COOpe1ration Scientifique et Technique avec le Vietnam). Anh Diệu cho biết anh Alain mỗi tuần chỉ lao động 3 ngày cho mình, còn lại 4 ngày dành cho Việt Thời bao cấp ở Hà Nội, nhân dân sống cực kỳ khó khăn, ăn mặc giới hạn bởi tem phiếu, điện mất thường xuyên, có xe đạp đã là khá giả…; may sao con người nói chung rất tốt và đi đường khó bị tay nạn giao thông…Từ phương Tây đến, Alain lại gặp những nỗi khổ khác. Chỉ nhìn ánh mắt anh đau xót khi mở xem cặp lòng cơm lèo tèo rau, lạc của chúng tôi là đủ hiểu. Khi rời Hà Nội Alain đã sụt mất 4 cân vì thao thức. Đáng sợ hơn hàng rào ngôn ngữ hoặc điều kiện vệ sinh, lại còn sự thật là rất ít ai dám tiếp chuyện “Tây” ở ngoài cơ quan và khách sạn, như thế khác gì giam lỏng. Thậm chí thấy anh quá tốt, có kẻ còn nghi ngờ là CIA, làm chúng tôi càng khốn khổ, dở khóc dở cười. Chính anh đã gởi thư đến ủy ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước tìm cơ quan hợp tác tin học và nhận chuyển giao công nghệ vi xử lý vào Việt Nam, sau hàng chục năm dài biểu tình chống Mỹ để cùng CCSTV có cuộc gặp lịch sử với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bàn về hợp tác khoa học kỹ thuật. Đáp lại thư này là quyết định đồng ý hợp tác và lời mời Alain củ anh Diệu, người đã được sang Pháp tiếp xúc giới tinh học trong khi trúng cử vắng mặt vào Quốc hội CHXHCN-VN… “CHỨNG NHÂN” Chiếc máy vi tính đầu tiên sử dụng chip Intel 8080A, vì vậy có tên là VT80. Nó được xây dựng theo thiết kế với kỹ thuật quấn dây điện nối các chân cắm do anh Alain mang sang, vì chưa thể làm được mạch in ở Việt Nam lúc ấy và cũng không được phép hàn trực tiếp các vi mạch. Vt80 bao gồm bìa CPU, nhiều bìa RAM/ROM và I/O cùng các thứ lỉnh kỉnh từ bảng điều khiển đến vỏ máy, nguồn điện. Những người xây dựng là Nguyễn Gia Hiểu, Nguyễn Chí Công, Huỳnh Thúc Cước, Nguyễn Trung Đồng, Đặng Văn Đức, Phí Mạnh Lợi, Nghiêm Mỹ, Phạm Quang Oai, Nguyễn Văn Tam, Phan Minh Tân, Đỗ Đình Phú, Trần Bá Thái, Lê Võ Bạch Thông, Nguyễn Chí Thức, Bùi Xuân Vinh. Giá như phòng không chật chội thì còn nhiều anh em bên ngoài nữa cũng tham gia. Thời gian nghiên cứu, lắp ráp, thử nghiệm, căn chỉnh điều rất ngắn; điện thì không ổn định, có thể bị cắt bất kỳ lúc nào, chúng tôi lại chưa từng được sờ đến những chiip hiện đại như thế, chỉ sợ hỏng do tỉnh điện hoặc sốc điện. Mặt khác, phải thực hiện mấy bìa RAM mới được vỏn vẹn bài Kilobytes (!), ngày đó chưa có RAM động mà mỗi chíp RAM tĩnh chỉ chứa mấy trăm bit. Do không có bàn phím và màn hình nên phải nhập liệu từng bit bằng các công tắc của Liên Xô và hoen63 thị bằng các đèn LED. Hệ phát triển cũng chưa có, phải dịch thủ công chương trình điều khiển rồi nạp trực tiếp từng bit trên mấy nghìn diode mắt muỗi và điện trở. Lập trình và sữa lỗi còn tiêu mất nhiều thời gian nữa vì phải dùng ngôn ngữ Asembly và mã máy, lại chẳng có máy in nào thay cho mắt đọc, tay viết. Tuy nhiên tất cả vẫn thường xuyên tươi cười, quên đi mọi nhọc nhằn… Thời gian vùn vụt trôi và cuối cùng thì mừng ơi là mừng, mày ta chạy được thật. Nghe nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tường phụ trách KHKT cũng rất quan tâm. Một kế hoạch hợp tác lâu dài lập tức được thỏa thuận giữa lãnh đạo Viện và CCSTV. Rồi chúng tôi bồi hồi lưu luyến tiễn đưa những người thầy đầu tiên về nước với lòng biết ơn vô hạn. Trong hoàn cảnh khó khăn như thế, các anh đã thổi bùng ngọn lửa nhiệt tình và lòng tự tin của tuổi trẻ chúng tôi, những con người dám vươn tới tương lai. Các bạn trẻ đừng lạ khi VT80 chỉ chạy ở xung nhịp…2 MHz (!). Một tháng sau, tôi thi đỗ tiếng Pháp, được chọn đi thực tập và nhờ vậy mời biết Vt80 không hề kém chiếc máy vi tính Mỹ đầu tiên đã đi vào lịch sử thới giới năm 1975 (Altair 8800), nhưng tất nhiên dùng để nghiên cứu thì tiện hơn là đem đi ứng dụng. Và muốn ứng dụng thật sự thì còn phải mất nhiều công sức nữa cùng các anh em Phòng Lập Trình. |
Cập nhật ( 07/06/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com