HỒI ỨC VỀ CHIẾC MÁY VI TÍNH ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT * Nguyễn Chí Công. Mở đầu năm 1979, đột nhiên chiến tranh biên giới Tây Tôi nhớ màn hình đầu tiên là một chiếc TV Beryl (sau đổi tên là Mùa hè ấy, Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước đã mời ban lãnh đạo CCSTV với Henri và Alain sang khảo sát và thảo luận biện pháp đẩy mạnh chuyển giao công nghệ phương Tây, đặc biệt là vi tin học (ngành tin học ứng dụng kỷ thuật vi xử lý). Hợp tác kỷ thuật nhiều năm với các nước XHCN đã lộ dần nhiều mảng trống, cho nên đây là một chuyển hướng sách lược rất quan trọng và đúng đắn, nhưng thật vô cùng tiếc rằng chỉ được thi hành nửa vời với quá ít kinh phí và tắc dần khi thay người phụ trách. Tôi đã từng được anh Diệu bảo đến nhà riêng báo cáo trước Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp, sau khi thần tượng của tôi kỹ sư Trần Đại Nghĩa, anh hùng lao động thời chống Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô – lại tỏ ý không tin lắm vào tương lai của tin học (informatique). Vị cựu Tổng tư lệnh huyền thoại đã đồng ý đầu tư, chỉ nói rằng lẽ ra phải dịch là “tín học” theo ông hoặc “thông tin học” theo Chủ tịch QH Trường Chinh (quả là gần với từ “information technology” mà mãi sau mới được dùng). Những lãnh đạo chính trị tầm cỡ như thế đã dự cảm đúng và sớm hơn hầu hết thủ lĩnh các nước khác. Thủ tướng Phạm Văn Đồng còn đến thăm Phòng Kỹ thuật Vi xử lý rồi giao phó thủ tướng Đồng Sĩ Nguyên để dành nữa tầng dưới tòa nhà bê tông sẽ gây của Viện Toán học nhường cho chúng tôi, mặc dù Chủ nhiệm Trần Quỳnh nói: “Chỗ làm của các anh còn tốt chán so với phòng thí nghiệm của Marie Cunri đến thăm học giả Nguyễn Khắc Viện, tôi mới biết Alain còn tham gia Liên đoàn Thực chứng (www.union-rationnaliste.org), nơi tập trung hàng ngàn nhân sĩ nổi tiếng thế giới đã từng tổ chức tòa án Bertrand Russel xét xử tội ác chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. Trong tủ sách của bác Viện quả là có hàng trăm cuốn tạp chí của Liên đoàn này, bìa ghi “Alain Teissonnière. Tiểu ban Triết học”. Có lẽ tư duy triết học thực chứng và tác phong công nghiệp đã mách bảo ông chọn đúng con đường vi tin học ngay từ buổi kỹ thuật vi xử lý mới ra đời. Gần 30 năm sau, Liên đoàn Thực chứng đã trao giải Union Rationliste 2005 cho Alain Teissonnière vì những hoạt động nhân văn không mệt mỏi. Hiện nay tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn đang hợp tác với Hội nạn nhân chất độc da cam/điôxin Việt Trước khi về Pháp, Alain cùng tôi đã liên tiếp thuyết trình nhiều buổi chuyên đề, tổng cộng số người dự lần này lên đến hàng trăm, kể cả một số anh em từ Viện Vật lý và các sinh viên đang thực tập tại viện KH Tính toán và Điều khiển, thậm chí có những giảng viên đại học từ miền Nam xa xôi lặn lội ra dự. Thấy thế, chúng tôi bèn vào làm một đợt tương tự ở ngay thành phố Hồ Chí Minh, tuy số cử tọa ít hơn nhưng nhiệt tình thì không hề kém và tôi lại có thêm nhiều đồng nghiệp tài năng, rất tiếc sau này một số đã phải rời quê hương tìm đường sống. Đến mùa thu năm 1979, biên giới phía Bắc mới coi như tạm yên. Đợt thực tập sinh thứ hai cũng quay về nước và những ứng viên khác lại sang Pháp. Phòng chúng tôi đổi tên thành phòng Kỹ thuật vi xử lý và do TS Nguyễn Gia Hiểu phụ trách. Chúng tôi tiếp tục chế tạo chiếc máy tính thứ ba với ổ đĩa mềm và chạy hệ điều hành CP/M80 để phục vụ anh em Phòng lập trình bắt đầu viết phần mềm thông dịch “Baisic Đồi Thông”, một ngôn ngữ tựa Baisic do anh em tự xây dựng. VH học tính toán và Điều khiển đã trở thành nơi phổ biến kỹ thật vi xử lý và nhận nhiều thực tập sinh đến từ những nơi khác. Hình như chiếc máy tính thứ tư là một hệ phát triển lắp ráp cho trường Đại học KTQS. Năm 1980, chúng tôi đã gửi thông báo những kết quả này đến một hội thảo quốc tế ở Sophia. Lúc đó, cố chủ tịch U.S Committee for Scentific Cooperation with Vietnam (USCV) Edwrd Coopermn đến làm việc với lãnh đạo Viện KH Việt Nam có mời anh Diệu và tôi sang thăm Mỹ. Không thông báo lý do, tổ chức đã không cho tôi đi, lần thứ hai vào năm 1982 cũng thế, mặc dù Phó thủ tướng Võ Nguyên Giáp đã đồng ý. Năm 1984, GS vật lý Edward Cooperman mới ở tuổi 49 nhưng đã bị một sinh viên gốc Việt giết chết ngay tại phòng làm việc của mình tại California State University. Chính vị giáo sư dũng cảm này đã lần lượt mang mấy máy vi tính Apple lle sang cho Viện Vật lý và góp phần tạo nên một nhóm ứng dụng vi tin học ở đó. Cuối năm 1981, hãng máy tính số 1, hãng máy tính số 1 thế giới IBM đưa ra chiếc PC (Personal Computer – máy tính cá nhân) dựa trên chip Intel 8088 và do không mua được CP/M nên đành chạy hệ điều hành DOS của Microsoft mua lại từ công ty Seal Computer. Nhưng trước đó. Anh Diệu và Alain đã nhất trí phải ứng dụng vi tin học vào quản lý xí nghiệp chứ không chỉ dừng ở mức độ tính toán cá nhân (Personal Computing). Anh Phạm Ngọc Khôi và tôi, Mẫn cùng hai người mới “nhập ngũ” là Giang Công Thế và Trần Xuân Thuận đem một trong các máy VT8X đi rất xa, đến tận nơi năng động nhất nước. Ròng rã vài tháng, nhóm này đã trực tiếp phân tích bài toán và sử dụng ngôn ngữ “Basic Đồi thông” để viết phần mềm ĐT82 quản lý vật tư cho xí nghiêp TP Hồ Chí Minh. Trụ sở và cả triều căn hộ tập thể của Sinco ở trong một cao ốc trên đường Nguyễn Khắc Nhu, Quận I, vốn là khách sạn đang xây bỏ dở từ 1975, phòng tắm các tầng trên cùng đã biến thành chuồng lợn, nhưng bể bơi và hội trường ở tầng trệt lại được gìn giữ tử tế. Tôi tham gia làm việc với các anh em tin học từ Sinco, nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội và các trường, viện khác, nhưng công việc chủ yếu lại là liên lạc và tìm cách sản xuất hàng loạt các máy VT81 cùng anh Nguyễn Ngọc Ngoạn, Phó Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp điện tử Việt Nam. Triển vọng thị trường ngày ấy còn mờ mịt nên cuối cùng Liên hiệp không dám đầu tư lớn và tôi phải trở ra Bắc trước khi nhìn thấy thành công bước đầu của nhóm ứng dụng, mặc dù anh Vương Hữu Trường, giám đốc Sinco, còn chưa truyền xong kinh nghiệm nuôi chim cút. Sau anh Thuận kể lại: ba nhà lãnh đạo nổi tiếng Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh và Mai Chí Thọ đã mời anh em đến trình diễn những kết quả ứng dụng trong một cuộc họp quan trọng của Thành ủy rồi cùng dự tiệc chiêu đãi và nhà báo Phước Sanh có đăng bài trên báo Quân đội Nhân dân. Sau Tết 1982, tôi được viện cho đi 6 tháng sang Pháp để thực tập về thiết kế VLSI (vi mạnh cực lớn) và mạng máy tính. Thời gian này, anh Diệu tiếp tục chỉ đạo hai phòng KT Vi xử lý và Lập trình cử một nhóm gồm Mẫn, Khôi, Liên, Tam, Thái, Mỹ và chị Đỗ Việt Nga vào lại TP Hồ Chí Minh với nhiệm vụ vừa hoàn thiện trình thông dịch “Basic Đồi Thông”, vừa thí điểm dùng ĐT82 để quản lý vật tư cho xí nghiệp Điện tử Tân Bình. Cứ như vậy, với sự giúp đỡ của Alain trong 10 năm đến khi ông mắc bệnh hiểm nghèo, không kể thực tập sinh tin học của các trường, viện khác, chỉ riêng Viện KH Tính toán và Điều khiển đã gởi được sang Pháp khoảng 30 anh chị. Chủ trương này lúc ấy rất hiệu quả, hầu hết những tri thức do thực tập sinh đem về nước đã giúp cho các máy vi tính từ VT8X đến những đời tiếp theo được đưa vào các ứng dụng khác nhau, dù chỉ sản xuất được loạt nhỏ vì bị cấm vận và tài chính hạn chế. Thậm chí, tôi và nhóm anh Mẫn đã đưa được máy PC/XT vào những ứng dụng lần đầu tiên trong văn phòng Chính phủ, rồi được thưởng mỗi người mấy mét vải, của hiếm ở thời tem phiếu. Ngoài ra, tôi và một vài anh em khác còn trực tiếp tham gia thực hiện những ứng dụng đặc biệt mà có lẽ sẽ được kể trong dịp khác… Trong sự khốn khổ của chế độ bao cấp, chủ nghĩa cá nhân càng ngày càng lấn át, dẫn tới việc nhiều người trong chúng tôi đã bị vô hiệu hóa hoặc phải ra đi, để lại các “đứa con tinh thần” của mình bị người ta đem bán cho… đồng nát. Bên Mỹ, hãng Apple đã phải mua lại chiếc máy vi tính đầu tiên của họ với giá đắt hơn hàng trăm lần để đưa vào bảo tàng. Còn ở Hà Nội, một số quan chức có học vị nhưng không cập nhật kiến thức đã hiểu sai, gây chậm trễ hoặc thậm chí lái lách lược vi tin học sang hướng có lợi cho cá nhân, vô tình góp phần làm mất cơ hội phát triển công nghiệp thông tin mà chỉ vài năm sau những con hổ châu Á đều biết chọn như vũ khí kinh tế hàng đầu. Thời đổi mới cuối cùng cũng đến và năm 1988 tôi đã cùng tham gia thành lập công ty FPT với chiếc máy vi tính của riêng mình còn sót lại… nhưng phải mất hàng chục năm sau để có thể làm thuê gia công phần mềm cho nước ngoài. Những bài học lịch sử nói trên đến bây giờ vẫn có ích chăng? Báo chí và dư luận gần đây tiếp tục nói về sự lãng phí sức người và tiền của nhân dân ở mức độ rộng lớn trong khu vực nhà nước với tàn dư của sự níu với độc quyền quản lý, trong khi lẽ ra phải tạo mọi điều kiện để các doanh nhân (entrepreneurs) phát triển phù hợp với chủ trương “công nghiệp hóa” của đổi mới. Đặc biệt, tôi muốn nói đến công nghiệp thông tin và lĩnh vực kinh tế mũi nhọn mà Việt Nam đang phải nhập siêu, chứ không phải công nghệ thông tin là những sản phẩm trí tuệ đã có thể chuyển giao khá dễ dàng và trực tiếp từ nguồn sáng chế với thời gian và chi phí rút gọn hơn tự làm rất nhiều. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com