HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ PHẬT GIÁO * Tĩnh Toàn Sau cuộc họp trù bị ngày 05-10, sáng ngày 06-10 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bạc Liêu, Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông ( PGNT) Khmer lần thứ III được long trọng khai mạc dưới sự chứng minh của Hòa Thượng Danh Nhưỡng, Hòa Thượng Dương Nhơn; tham dự hội nghị có HT Thích Thiện Nhơn, HT Thích Giác Toàn, HT Thích Thiện Pháp, HT Thích Thiện Tánh, HT Đào Như, HT Thích Huệ Hà, HT Lý SaMouth, HT Thích Giác Định; chư tôn giáo phẩm Văn phòng 2 HĐTS GHPGVN, các đoàn đại biểu Phật giáo 9 tỉnh đồng bằng Cửu Long, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai. Về phía nhà nước có các ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ; ông Lưu Phước Lượng, Phó Ban Chỉ đạo Khu tây Nam bộ; ông Hồ Minh Tâm, Vụ Trưởng Vụ Tôn giáo Ban Dân vận trung ương; ông Sơn Phước Hoan, Vụ trưởng Vụ 3 thuộc Ủy Ban Dân tộc đồng bằng sông Cửu long cùng đại diện các bộ ngành trung ương; ông Ngutyễn Văn Út, Phó Bí Thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu; ông Cao Anh Lộc, Phó Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu; ông Tạ Hoàng Nhiệm, Phó Giám đốc Sở Nội Vụ cùng các vị lãnh đạo đại diện đảng chính quyền các sở ban ngành, UBMTTQVN trong tỉnh Bạc Liêu , đại diện Sở Nội vụ, Ban Dân tộc các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu long và các tỉnh miền đông nam bộ; các cơ quan thông tấn, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bạc Liêu, Báo Giác Ngộ, Báo Bạc Liêu…với tổng số trên 300 đại biểu. Trong phần phát biểu khai mạc hội nghị, HT Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký HĐTS GHPGVN, Trưởng Ban Tổ chức hội nghị đã nêu lên mục đích ý nghĩa yêu cầu của hội nghị PGNT Khmer lần nầy, HT cũng nêu bật lên một số nét lớn mà hệ phái PGNT Khmer thực hiện được góp phần cùng với GHPGVN khẳng định vị trí của mình trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng thế giới. Ông Cao Anh Lộc, Chủ Tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu chào mừng hội nghị với niềm vinh dự được đón tiếp các vị chức sắc Trung ương Giáo hội, các tỉnh thành cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước các cấp; ông bày tỏ sự hoan hỉ với những gì nhà nước đã hỗ trợ cho Phật giáo tỉnh nhà cùng với những kỳ tích mà Phật giáo địa phương đạt được trong đó có sự đóng góp của hệ phái PGNT Khmer. Hòa Thượng Lý SaMouth, Phó Ban trị sự THPG Bạc Liêu kiêm Hội trưởng Hội ĐKSSYN tỉnh, Phó Ban tổ chức hội nghị cũng có lời tán thán công đức của chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, BTS các tỉnh thành cùng lãnh đạo Đảng, nhà nước, Ban TGCP đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi tổ chức hội nghị PGNT lần thứ 3 tại Bạc Liêu, qua diễn văn chúc mừng hội nghị ngài cũng gửi lời tri ân đến tất cả quí vị đã trợ lực giúp PG Bạc Liêu vươn lên cùng PG cả nước tăng tốc trên bước hội nhập và phát triển. Ông Tạ Hoàng Nhiệm, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu điểm qua một số tình hình hoạt động của PGNT Khmer, trong tỉnh có 22 ngôi chùa PGNT Khmer, có 8 tự viện là cơ sở cách mạng; với 65 ngàn đồng bào dân tộc Khmer; thời gian qua đời sống có được nâng lên qua các chương trình 134, xây dựng được 4540 căn nhà tình thương, cung cấp nhiều giếng nước sạch cho đồng bào, thực hiện 234 công trình giao thông nông thôn, có 6 xã được Chính phủ công nhận hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ vay vốn cho 700 hộ hơn 10 tỉ đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 24,57%; có một trường Phổ thông trung học dân tộc nội trú; trong tỉnh có 13 ngàn học sinh theo học các cấp và 374 giáo viên người dân tộc, hiện có hơn 200 em đang học hệ cao đẳng và đại học. Ở lĩnh vực giáo dục chư tăng thì lại có những tiến bộ đáng kể vì có phân hiệu Thay mặt cho nhà nước cấp trung ương, Ông Nguyễn Thế Doanh, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ có bài phát biểu quan trọng, ngài nhìn nhận GHPGVN trong gần 30 năm qua đã thực hiện một cách nhuần nhuyển phương châm “ Đạo pháp-Dân tộc-CNXH ”, GHPGVN đã xây dựng được ngôi nhà chung vững chãi và ấm cúng cho tăng ni đồng bào Phật tử trong và ngòai nước qui tụ, đoàn kết hòa họp ngày một đông đảo hơn, và mọi người con Phật đã thực hiện đúng theo lời Phật dạy là “ Phật pháp bất ly thế gian pháp ”. PGNT Khmer là thành viên tin cậy của GHPGVN đã có nhiều họat động tích cực góp phần ổn định sinh hoạt Phật giáo, giúp cho việc kế thừa và phát huy truyền thống của GHPGVN thể hiện ở chỗ là một tôn giáo yêu chuộng hòa bình, gắn bó đồng hành cùng dân tộc với những cống hiến thiết thực góp phần hoàn thành mục tiêu chung, tô thắm thêm truyền thống “ hộ quốc an dân ” của PGVN. Ông cũng đã nói lên sự quan tâm của Ban TGCP, các cấp các ngành trong việc nỗ lực thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ làm tốt chủ chương của nhà nước trong vùng tây Nam bộ nói chung và trong khu vực có dồng bào dân tộc Khmer sinh sống nói riêng, phải nỗ lực góp phần làm giàu về kinh tế, mạnh về an ninh quốc phòng, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, bền chặt đoàn kết đạo đời cùng phấn đấu cho sự nghiệp ổn định và phát triển chung của đất nước. Ông có ý kiến về một số nội dung công tác đối với PGNT Khmer cần phải điều chỉnh để việc triển khai tiếp tục có hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của quí sư sãi và tín dồ PGNT Khmer. Hòa Thượng Thích Thiện Pháp, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng 2 Trung ương Giáo hội trình bày báo cáo công tác triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị chuyên đề PGNT Khmer tại Cần Thơ với những thành quả đạt được; về cơ cấu nhân sự Hội Đồng Chứng Minh GHPGVN có 16 thành viên là chư tôn giáo phẩm hệ phái PGNT Khmer, HĐTS có 34 thành viên, ban ngành viện trung ương có 19 thành viên là chư tăng nam tông Khmer. Các vị giữ những nhiệm vụ quan trọng như Phó Pháp chủ HĐCM, Phó Chủ ttịch HĐTS và đãm nhận các chuyên trách tại các ban ngành; ở các tỉnh thành hội có PGNT Khmer thì các vị giáo phẩm giữ trọng trách là Trưởng, Phó BTS và đặc trách chuyên ngành.Cả nước có 452 tự viện PGNT Khmer với 7760 chư tăng, đã hoàn tất công tác bổ nhiệm trụ trì và các vấn đề có liên quan đến việc thi hành kế hoạch 7 điểm được đúc kết ở hội nghị PGNT Khmer tổ chức tại Cần Thơ. Ở lĩnh vực giáo dục có bước phát triển lớn, học viện PGNT Khmer đang giảng dạy năm thứ hai với 69 sinh viên, phân hiệu Trung cấp Phật học tại các trường Phật học Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang có 658 tăng sinh; tại các tỉnh có 3890 tăng sinh theo học sơ trung cấp Pali-vini.Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đã hỗ trợ 250 triệu đồng cho 50 lớp sơ cấp Pali-vini tại các điểm chùa. Được hỗ trợ và cho phép của Ban TGCP, Trung ương Giáo hội đã thực hiện 3 đợt in ấn 52 đầu kinh sách trên 250 ngàn quyển với tổng kinh phí hơn 3,3 tỉ đồng; Thường trực HĐTS có tổ chức lễ trao tặng kinh sách cho các tỉnh thành hội PG ; ngoài ra chư tăng và đồng bào PT có thỉnh Đại tạng kinh ở Campuchia; đoàn hệ phái PGNT Khmer do HT Đào Như dẫn đầu sang vương quốc Campuchia thỉnh 96 đầu kinh sách phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu học tập tại học viện PGNT.Ở lĩnh vực văn hóa, các ngôi chùa được trùng tu sửa sang trong đó có chùa Dơi Sóc Trăng; các lễ hội văn hóa được chú trọng như tết Cholchnam Thơmây, Dolta, Ok-om-bok, lễ kiết giới Sâyma, dâng bông…nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tôn vinh các giá trị đạo đứcc, văn hóa lối sống trong cộng đồng. Hệ phái PGNT Khmer cũng tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật Đản LHQ và thực hiện một cộ hoa mang dấu ấn đặc sắc của đồng bào Khmer Nam bộ; tham gia thăm viếng hữu nghị chính thức Phật giáo Lào và Campuchia, tiếp nhiều phái đoàn Phật giáo quốc tế, tham dự Hội nghị Đối thoại về hợp tác giữa các tôn giáo vì hòa bình và hòa hợp lần thứ IV tại Campuchia, tham dự Hội thảo Giáo dục Đạo đức Phật giáo do Ủy ban Hiệp hội các trường đại học PG quốc tế tổ chức tại trường đại học MahaChulalongkorn Thái Lan. Qua báo cáo, Trung ương Giáo hội có nhận xét đánh giá ưu khuyết điểm, những việc đã thực hiện và những gì chưa thực hiện và có đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi. Theo bài phát biểu của Hòa Thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ Tịch HĐTS kiêm Phó Ban thường trực Ban GDTN trung ương có nhận định rất phấn khởi, bởi chưa bao giờ PGVN có hệ thống trường lớp và tăng ni sinh đông đảo như hiện nay; riêng ngành giáo dục PGNT Khmer đã đạt nhiều thành tựu rất đáng khích lệ, chư tăng Nam tông còn được khuyến khích theo học bổ túc văn hóa, phổ thông, trau giồi Việt ngữ, ngoại ngữ, tin học, có một số đạt trình độ cấp 3 và đại học. Hòa Thượng cũng đưa ra mô hình sinh hoạt và phát triển Học viện PGNT tại Cần Thơ theo tầm nhìn mang tính chiến lược của các nhà chuyên môn và Hòa Thượng hứa sẽ cố gắng hết sức mình để đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục PGNT Khmer. Tại hội nghị, quí vị đại biểu đã trình bày tất cả 10 bảng tham luận có giá trị về mặt thực tiển và phân tích rõ nét những vấn đề có liên quan đến hoạt động và phát triển ổn định lâu dài bền vững phù hợp với tiến trình hội nhập của Phật giáo trong giai đoạn toàn cầu hóa. Hội nghị được đánh giá là thành công tốt bởi có nhiều vấn đề được khai thông và đúc kết để thực hiện trong những ngày sắp tới đều rất phù hợp với đường lối chủ trương pháp luật của nhà nước và Hiến chương GHPGVN, tất cả đều nhằm mục tiêu đem đạo vào đời, phục vụ quốc kế dân sinh, góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam phồn vinh hạnh phúc, người người ấm no an lạc. Hòa Thượng Dương Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh kiêm Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN ban đạo từ cho hội nghị; cũng tại hội nghị nầy quí vị đại biểu có dịp thưởng thức các chương trình văn nghệ đặc biệt qua các điệu múa nhân gian của các nghệ sĩ Khmer, tiếng hát nồng thắm tình quê hương đậm tình dân tộc; quí vị đại biểu cũng được thưỡng lãm các bức ảnh nghệ thuật độc đáo do Ban văn hóa THPG Bạc Liêu tổ chức trưng bày, nội dung phản ánh sinh hoạt đời thường, tâm tư tình cảm của các nhà sư Khmer cùng nét đẹp truyền thống của nguời dân Khmer Nam bộ sẽ mãi đi vào lòng người. |
Cập nhật ( 15/10/2008 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com