HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CỦA HỘI ĐOÀN KẾT SƯ SÃI YÊU NƯỚC TỈNH BẠC LIÊU * Thượng tọa Dương Quân Phó Hội trưởng Hội ĐKSSYN tỉnh Bạc Liêu Hôm nay trong bầu không khí trang nghiêm đoàn kết hòa hợp, tại hội trường với cờ hoa rực rỡ của ngày Đại hội, chúng ta vô cùng phấn khởi gặp lại đông đảo đại biểu – Sư sãi Phật tử cùng với quý vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh nhà để cùng nhau điểm lại những thành tích của Hội đã đạt được trong nhiệm kỳ IV và thông qua mục tiêu nhiệm vụ của Đại hội này, tôi xin thay mặt BCH Hội và Ban tổ chức Đại hội, xin gởi lời chào đến toàn thể Đại hội và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thay mặt Ban Thường trực Hội, Tôi xin trình bày bản dự thảo báo cáo của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ (2003 – 2007) và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ V (2008 – 2013), gồm các nội dung sau: Phần thứ nhất I. Đặt điểm tình hình và kết quả hoạt động của Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu, nhiệm kỳ 2003 – 2007. 1. Đặc điểm tình hình: Bạc Liêu là một tỉnh nằm ven biển gần cuối trời Nam của Tổ quốc với diện tích 2.582,46 km2 có bờ biển chiều dài 56 km, có 03 cửa biển: Gành Hào, Cái Cùng, Nhà Mát, dân số trong tỉnh 851.299 người, gồm 03 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer cùng nhau chung sống hòa hợp, mặc dù mỗi dân tộc có sắc thái về văn hóa ngôn ngữ, chữ viết và phong tục tập quán khác nhau, nhưng rất hài hòa đoàn kết gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong kháng chiến cũng như trong thời bình. Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh, đã chính thức hoạt động từ khi tỉnh Nhiệm kỳ IV của Hội (2003 – 2007) có nhiều thuận lợi, với tinh thần đoàn kết hòa hợp, sự nổ lực quyết tâm của BCH Hội, cùng sự quan tâm giúp đỡ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh, Sở Nội vụ và sự đóng góp nhiệt tình của Chư Tăng – Phật tử tỉnh nhà, BCH Hội đã tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần dân chủ đoàn kết, nhất trí với phương châm “Đạo pháp, Dân tộc và CHXH” làm động lực thúc đẩy mọi thành viên đoàn kết thống nhất hành động. BCH Hội đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn thử thách và hoàn thành tốt nhiệm vụ Đại hội IV đã giao phó, hướng dẫn Chư Tăng thi đua, học tập, giữ nghiêm giới luật, tinh tấn tu học và vận động bà con Phật tử tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, tham gia xây dựng khu dân cư, ấp văn hóa, bảo vệ An ninh – Tổ quốc theo nội dung hướng dẫn của Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc phát động. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của Hội vẫn còn một số ít khó khăn tồn tại. Do vậy, trong sinh hoạt của Hội và Chư Tăng, Phật tử còn chậm, nhưng với tinh thần quyết tâm vượt khó, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp, các ngành giúp cho Hội đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Trong Đại hội IV nhiệm kỳ (2003 – 2007), toàn thể Đại hội đã bầu vào BCH với số lượng 21 thành viên là những vị sư có trình độ, năng lực và đầy nhiệt huyết để hoạt động công tác Hội, thực hiện theo Nghị quyết và chương trình hành động của Đại hội. Được sự hổ trợ giúp đỡ của Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Nội vụ và sự phối hợp của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, BCH Hội đã phân công giao việc cho các thành viên hoạt động theo Quy chế và Điều lệ Hội, thể hiện tinh thần đoàn kết hòa hợp và thống nhất, từ đó phát huy được nội lực cùng sự hổ trợ của Chư Tăng và Phật tử trong tỉnh, nên các mặt công tác nhiệm kỳ IV đã được kết quả tốt cho Hội. 1. Bổ nhiệm các Ban Trực thuộc: Thực hiện theo chương trình hành động, Nghị quyết của Đại biểu Đại hội và điều lệ của Hội, Thường trực, BCH Hội ngay từ đầu nhiệm kỳ đã bổ nhiệm xong các Ban Trực thuộc như: Ban Tăng sự, Ban giáo dục Chư Tăng, ban hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng Pháp, Ban Văn hóa và từ thiện xã hội, mỗi ban đều có hoạt động tốt. 2. Bồi dưỡng khóa hành chánh: Năm 2007 Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức khóa bồi dưỡng hành chính nghiệp vụ cho Chánh văn phòng và Thư ký các tỉnh thành: Thường trực, BCH Hội đã kết hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu giới thiệu 2 vị thành viên (1 Phó thư kí và 1 Phó Ban giáo dục Chư Tăng đến tham dự khóa bồi dưỡng nói trên thời gian 07 ngày). Sau thời gian học tập bồi dưỡng đã giúp cho các vị quán triệt và am hiểu thêm về công tác quản lý hành chính của Hội. Cũng trong năm 2007 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã mở lớp bồi dưỡng cho Trụ trì và Phó trụ trì trong tỉnh, Ban Thường trực Hội đã giới thiệu 3 vị đến tham dự lớp đạt kết quả tốt. 1. Tăng sự: Trong tỉnh có 22 Chùa 06 SaLaTel – Thị xã – Huyện Vĩnh Lợi: 03 chùa – – Huyện phước Long: 02 chùa – Huyện Hồng Dân: 05 chùa – * Tổ chức giới đàn: Nhằm đáp ứng nhu cầu tu học cho Chư tăng đủ điều kiện thọ giới Tỳ kheo, trong nhiệm kỳ qua Ban Tăng sự đã tổ chức 04 Đại giới đàn năm 2004 tại chùa Hòa Bình Cũ, năm 2005, 2006, 2007 tại chùa Buppharam Cái Giá (Cũ), chùa Xiêm Cán, chùa Cái Giữa trao truyền giới đàn cho 150 Tỳ kheo. Về An cư Kiết hạ thì 2. Giáo dục BCH Hội luôn đặt công tác giáo dục cho Chư Tăng lên hàng đầu, khuyến khích Chư Tăng có đủ điều kiện đều được theo học các lớp PaLy – Vini của hệ phái Nam Tông kể cả Tăng sinh ở ngoài tỉnh cũng được thu vào lớp học. Năm năm qua Hội duy trì liên tục tổ chức chương trình lớp học cho 260 Tăng sinh từ năm thứ nhất đến năm thứ tư của giáo lý. Ngoài lớp giáo lý, Hội kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo mở các lớp bổ túc Văn hóa cấp II – Ngoài việc bố trí mở các lớp nói trên, hội còn có kế hoạch cho các chùa, xóm ấp mở lớp xóa mù chữ (Khmer) để nâng cao trình độ dân trí đúng với yêu cầu chủ trương, chính sách Tôn giáo – Dân tộc của Đảng và Nhà nước. * Hiện các Tăng sinh đang – Học viện PGVN tại Thành phố Hồ Chí Minh 02 vị. – Học viện Phật Nam Tông Khmer tại Cần Thơ 03 vị. – Các trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh 06 vị. – – Trung cấp Phật học Bạc Liêu phân hiệu Nam Tông Khmer năm thứ I:69 vị. – Trung cấp Phật học Bạc Liêu Nam Tông Khmer năm thứ II: 71 vị. – Lớp Paly – Vini năm thứ * Đã tốt nghiệp: – Cao cấp Phật học 02 vị. – Đại học khác 11 vị. – Trung cấp BaLy Nam Bộ 15 vị. – Sơ cấp BaLy – Vini tại địa phương 140 vị. 3. Công tác hoằng pháp thuyết giảng: Nhiệm kỳ qua, bằng nhiều hình thức và nội dung đã tổ chức thuyết giảng 4. Về văn hóa: Ban Văn hóa của Hội đã và đang sưu tầm, lập hồ sơ các chùa về lịch sử xây dựng và trùng tu, tôn tạo cũng như một số chùa có thành tích trong công cuộc giải phóng dân tộc thống nhất Tổ quốc. Hiện nay, về lịch sử văn hóa được Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch ra quyết định công nhận chùa Cropum menchey KosThum di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và chùa KomPi SaKor (Xiêm Cán) được Ủy Ban nhân dân tỉnh ra quyết định công nhận là khu văn hóa du lịch cấp tỉnh cần được bảo vệ. * Trùng tu và Xây dựng mới: Thời gian qua các công trình kiến trúc của nhiều chùa bị xuống cấp Năm năm qua các chùa được phép xây dựng lại mới Chánh điện hiện đang xây dựng như: chùa Kos Don, chùa Đìa Muồn, chùa Cù Lao, chùa Hộ Phòng Mới, chùa Điền Vĩnh Hậu, chùa Khmer Phường 7, chùa Đầu Sấu. * Sữa chửa xây mới Sala: Các chùa đã và đang xây mới như: chùa Xiêm Cán, chùa Kim Cấu, chùa Cái Giá Giữa, chùa Hòa Bình Cũ, Hòa Bình Mới, chùa Hộ Phòng Mới, chùa Na Rộn, chùa Dì Quán, chùa Đầu Sấu và chùa KosThum, chùa Mới Giá Rai, chùa Cũ Giá Rai. Tăng xá có 07 chùa xây mới và một số chùa trùng tu sữa chữa, các chùa hầu hết được cấp giấy phép xây dựng và hoàn thành được một số chùa, còn lại đang tiếp tục thi công. 5. Công tác từ thiện xã hội: Theo Giáo lý Phật giáo nói chung và hệ phái Nam Tông nói riêng, chùa là nơi tiếp đón các Phật tử thập phương, không phân biệt giai cấp, màu da, chủng tộc giàu nghèo, nếu họ thật sự khó khăn đều được đón nhận và giúp đỡ, thể hiện hạnh nguyện từ bi của người con Phật, mở rộng lòng nhân ái, nên nhiệm kỳ qua Chư Tăng và Phật tử đã tích cực hưởng ứng các phong trào như: xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, nuôi dưỡng các cụ già neo đơn và trẻ mồ côi không nơi nương tựa, những gia đình đặc biệt khó khăn để họ giảm bớt được một phần trong đời sống, một số chùa còn tặng áo quần cho gia đình nghèo có người thân qua đời … Kết quả đạt được trong công tác từ thiện nhiệm kỳ qua như sau: – Gạo: 77.520 kg x 6.000đ = 465.120.000đ – Tập học sinh 100 trang: 46.000 cuốn x 2.000đ =92.000.000đ – Ủng hộ quỹ nuôi trẻ mồ côi: = 50.000.000 đồng – Trực tiếp nuôi trẻ em nghèo, không nơi nương tựa: 106 em – Nuôi cụ già neo đơn. 27 cụ – Xây dựng nhà tình thương: 29 căn x 7.000.000 = 203.00.000đ – Cứu trợ đồng bào lũ lụt: = 75.000.000 đồng – Tặng áo quần cho người nghèo: 87 chiếc x 1.000.000 đ = 87.000.000 đ Tổng cộng: = 970.120.000 đ (Chín trăm bảy chục triệu một trăm hai mươi ngàn đồng) Ngoài ra một số chùa còn đắp đường, xây phòng học, riêng nhà hỏa táng trong tỉnh Nhà nước hổ trợ kinh phí từ 75.000.000 đ – 200.000.000 đ mỗi lò hỏa táng; Tổng trị giá trên 1 tỷ đồng hiện đưa vào sử dụng 08 lò hỏa táng. Trong đó gồm: chùa Cái Giá Cũ, chùa Xiêm Cán, chùa Điền, chùa Cù Lao, chùa Mới Giá Rai, chùa Mới Hộ Phòng, chùa Đầu Sấu, chùa Cũ Hòa Bình góp phần làm tốt công tác từ thện xã hội. 6. Ban nghi lễ và phong tục tập quán: Nghi lễ là một phương thức hoạt động của Tôn giáo không thể thiếu được, đối với Phật giáo thuộc hệ phái Nam Tông Khmer thì nghi lễ của Phật giáo gắn liền với phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Thực hiện Nghị định 22 của Thủ tướng Chính phủ về việc hoạt động của các Tôn giáo, hàng năm BCH Hội hướng dẫn các chùa tổ chức các ngày lễ lớn của Phật giáo và dân tộc như: Lễ Phật Đản, lễ An cư Kiết hạ, lễ Dâng Y KaThina, lễ Đôn ta ,lễ truyền thống Ok – Om – Bok và tết Chôl Chnăm Thmây… Với tinh thần gìn giữ bản sắc, phong tục tập quán, ngôn ngữ chữ viết của dân tộc, Đảng và Nhà nước đã quan tâm giúp đỡ cho một số chùa và trang bị những nhạc cụ Ngũ âm làm nhạc nghi lễ, cấp kinh phí để đóng sữa Ghe Ngo và tổ chức đua ghe theo truyền thống của đồng bào dân tộc. Ngoài ra các cấp ủy Đảng, Chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đều tổ chức đoàn đến thăm viếng các chùa và gia đình Phật tử nhân các ngày lễ hội nói trên tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Chư Tăng và Phật tử phát huy được tập quán tốt đẹp của mọi dân tộc. Đi đôi với việc phát huy tập quán truyền thống của dân tộc, BCH Hội cũng thường xuyên tổ chức học tập cho Chư Tăng và Phật tử am hiểu những gì là phong tục tập quán cần giữ gìn, những gì là tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan cần được xóa bỏ, kể cả tập quán làm ăn kém hiệu quả, kinh tế thấp của bà con dân tộc. 7. Tổ chức thực hiện Luật và các Chính sách của nhà nước: Nhằm tăng cường lòng yêu nước với phương châm “Đạo Pháp, dân tộc và Chủ nghĩa xã hội” Hội đã tổ chức học tập cho Chư Tăng Phật tử phấn đấu gìn giữ phẩm hạnh đạo đức của người con Phật, biết tôn trọng và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Luật pháp của Nhà nước, chấp hành quy định tạm vắng, tạm trú theo Nghị định 26 của Thủ tướng Chính phủ, (Nay là thực hiện theo Luật Cư trú). Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp luôn quan tâm đến công tác dân tộc và Tôn giáo (trong đó có hệ phái Nam Tông Khmer) những năm qua đã tạo điều kiện cho Nhà sư ra thăm Thủ đô Hà Nội, viếng Lăng Bác và lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội cũng như một số tỉnh phía Bắc, được các vị lãnh đạo đón tiếp rất nhiệt tình. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh quan tâm tổ chức Hội nghị biểu dương đồng bào dân tộc Khmer lao động sản xuất giỏi, công tác xã hội tốt. 8. Góp phần xây dựng chính quyền: Với tinh thần hòa nhập, gắn bó giữa đạo và đời, phát huy truyền thống phụng đạo yêu nước, thực hiện tốt quyền dân chủ, tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã quy định, BCH Hội thường xuyên tham gia góp ý cùng chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước tham gia bầu cử chọn những vị có trình độ năng lực của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và bầu vào chính quyền cơ sở phù hợp với cử tri tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân dân các cấp như: – Hội đồng nhân dân tỉnh : 01 vị – Hội đồng nhân dân huyện, thị xã: 05 vị – Hội đồng nhân dân xã, phường: 08 vị – Ủy Ban MTTQ tỉnh: 03 vị – Ủy Ban MTTQ huyện, thị xã: 06 vị Là một tổ chức thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, Hội luôn gắn liền với dân tộc trong mọi hoạt động, thường xuyên động viên Chư Tăng, Phật tử thực hiện tốt công tác ích nước lợi dân góp phần thực hiện tốt phương châm “Tốt đời – đẹp đạo”. Luôn luôn đề cao cảnh giác trước âm mưu phá hoại của kẻ xấu, nhằm chia rẻ nội bộ tôn giáo, dân tộc. Với các hoạt động trên, trong nhiệm kỳ qua đã có nhiều gương mặt tiêu biểu, đạo đức, phẩm chất tốt, quyết tâm làm tốt đạo đẹp đời, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đang trên đà đổi mới. Trong nhiệm kỳ Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, các chùa và các vị sư, đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong hoạt động. 9. Về tổ chức bộ máy của Hội: Nhiệm kỳ qua Hội coi trọng về công tác tổ chức được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ chính quyền và Mặt trận Tổ quốc, Ban Thường trực Hội tìm nhiều phương pháp sắp xếp, bổ sung nhân sự: Xây dựng bộ máy tổ chức ngày càng lớn mạnh, hoạt động đi vào nề nếp theo chương trình, nội quy của Hội, nên bộ máy hoạt động của Hội tương đối ổn định, hoàn thành cơ bản Nghị quyết của Đại hội đề ra. Nhiệm kỳ IV (2003 – 2007) Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu đã phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội, mỗi vị đều thấy được trách nhiệm cá nhân. Do đó đã tạo được sự chuyển biến mới về nhận thức và hành động, đưa các mặt hoạt động trong các vị sư và đồng bào Phật tử. Nhất là trên lĩnh vực kinh tế đời sống giáo dục đào tạo, văn hóa xã hội, gìn giữ quê hương xóm ấp. Tham gia góp phần thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 68 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác dân tộc, Nghị định 22 của chính phủ về công tác Tôn giáo. Song, trong nhiệm kỳ qua BCH Hội cũng có nhiều yếu kém trong việc tổ chức thực hiện chương trình hành động của Hội, việc duy trì sinh hoạt lễ hàng tháng, việc tổng kết đánh giá từng quý, tháng, năm… nên các mặt công tác của Hội phát triển chậm, chưa thật sự vững chắc, một số chùa và một số vị sư chưa tuân thủ với lãnh đạo của Hội, một số cơ quan chức năng chưa thật sự nhiệt tình ủng hộ, chưa đánh giá đúng mức sự đóng góp của các vị sư và đồng bào Phật tử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phần thứ II PHƯƠNG HƯỚNG, I. Về nhiệm vụ – Tiếp tục tuyên truyền cho các vị Sư Sãi và đồng bào Phật tử thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước, phát huy dân chủ đoàn kết sáng tạo. – Đẩy mạnh phong trào yêu nước, tích cực tham gia sản xuất, kinh doanh góp phần từng bước đưa đồng bào dân tộc Khmer có mức sống trung bình ở khu dân cư. – Gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Khmer. II. Những nhiệm vụ cụ thể: 1. Công tác tuyên truyền: Nhiệm kỳ V (2008 – 2013) Hội tích cực tuyên truyền cho các vị sư, đồng bào Phật tử Khmer tích cực hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phát huy tốt quyền làm chủ ở cơ sở và tích cực đóng góp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, xây dựng quê hương tỉnh nhà ngày càng giàu đẹp và phát triển. BCH Hội tích cực đẩy mạnh các hoạt động công việc Phật sự cũng như công việc xã hội, giúp các vị trụ trì chùa và Ban quản trị thực hiện đúng hướng, nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật để mang lại lợi ích cho Sư sãi, tham gia phối hợp với các tổ chức thành viên của Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp trong tỉnh, các ngành đoàn thể có liên quan tổ chức thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất ở vùng dân tộc. Phấn đấu đến năm 2013 đồng bào dân tộc Khmer có cuộc sống ổn định. 2. Về kinh tế và cuộc sống: Tuy kinh tế và cuộc sống hằng ngày của các vị sư do Phật tử bốn phương tham gia đóng góp theo truyền thống, song Hội phối hợp với các ngành chức năng trao đổi với các vị sư, đồng bào Phật tử nắm bắt về khoa học kỷ thuật trong lao động sản xuất, để các vị Sư và Phật tử áp dụng đúng trong việc thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế chùa, kinh tế của từng gia đình Phật tử: bằng nhiều hình thức đảm bảo cuộc sống cho các vị sư trong tu học. 3. Về Văn hóa – Xã hội: a. Công tác Giáo dục và đào tạo: – Tiếp tục tổ chức mở các lớp PaLy, Vini cho các Tăng sinh – Hội phối hợp với – Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, loại bỏ văn hóa lạc hậu, tiếp thu văn hóa, văn minh, hiện đại. Vận động đồng bào dân tộc Khmer tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân, đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” – Tôn tạo, trùng tu các chùa đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, làm hồ sơ các chùa có thành tích trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ đề nghị Nhà nước khen thưởng và công nhận di tích. Đồng thời, đề nghị Nhà nước hỗ trợ kinh phí sữa chữa, trùng tu lại các chùa bị chiến tranh tàn phá… – Phối hợp cùng Sở văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức thành lập các đội văn nghệ, đội thể thao ở các điểm chùa, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, có nội dung luyện tập, thi tuyển chọn cụ thể. Đồng thời đề nghị Nhà nước xem xét đưa đội SAMAKY nâng lên thành đoàn SAMAKY để có đủ điều kiện phục vụ trong và ngoài tỉnh. 4. Công tác Phật sự: Hội tiếp tục phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh tiến hành cũng cố hệ thống tổ chức bổ nhiệm trụ trì của Phật giáo Nam Tông Khmer, xây dựng cụ thể quy chế hoạt động của Hội, mở đợt tập huấn chức năng nhiệm vụ của Trụ trì, Ban quản trị chùa nhằm đưa công tác Phật sự và phương diện quản lý đi vào nề nếp, thống nhất và có hiệu quả. Hội hướng dẫn cho các chùa Nam Tông Khmer thực hiện tốt lễ hội, nghi thức và các nội dung tổ chức lễ hội, phong tục tập quán của Phật giáo, các lễ hội khác có liên quan đến Phật giáo, nhằm loại bỏ những nội dung lễ hội tốn kém, lạc hậu, những mê tín dị đoan phản giáo lý, không khoa học tốn kém nhiều, đảm bảo thống nhất thuần khiết đúng theo quan điểm và đạo đức của Phật Thích Ca, đưa nội dung cuộc lễ của Phật giáo Nam Tông Khmer trở thành nhu cầu sinh hoạt cần thiết mang lại lợi ích thiết thực, có tác dụng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của dân tộc Khmer, phù hợp với nền đạo đức của dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 5. Về chấp hành Luật và Luật pháp của Nhà nước: Tổ chức tuyên truyền học tập làm các vị sư, đồng bào Phật tử Khmer hiểu được về đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước. Đồng thời làm cho các vị sư và đồng bào Phật tử luôn cảnh giác mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo của phần tử xấu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Thường xuyên làm tốt công tác xây dựng tổ chức Hội, có kế hoạch thành lập BCH Hội ở huyện, thị xã, thành lập tổ chức ở từng chùa, sinh hoạt Hội đúng nội dung và định kỳ hàng tháng, hàng quý theo quy định của điều lệ. Ban Thường trực Hội phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh có kế hoạch sắp xếp thay đổi các vị Trụ trì của các chùa trong tỉnh khi thấy có yêu cầu cần thiết và tiến hành tổ chức Hội nghị bầu lại ban Quản trị ở từng chùa theo nhiệm kỳ của Hội. Xây dựng một số quy định về việc thực hiện các phong tục, lễ hội, trên tinh thần giữ gìn văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tôn giáo, xóa những tập tục lạc hậu không phù hợp với tình hình phát triển của xã hội, của Phật giáo Nam Tông Khmer. Trên đây là báo cáo kết quả công tác của Hội nhiệm kỳ và phương hướng, nhiệm vụ công tác của nhiệm kỳ tới. Mong đại biểu Đại hội nghiên cứu đóng góp cho báo cáo của Hội thêm phong phú và đầy đủ hơn. Xin chân thành cảm ơn quý đại biểu, xin chúc Đại hội thành công tốt đẹp. BCH Hội đoàn kết Sư Sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu. |
Cập nhật ( 29/07/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com