Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Hoằng pháp với thanh thiếu niên (Thích Như Giải)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

HOẰNG PHÁP VỚI THANH THIẾU NIÊN

* Thích Như Giải

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 2.000 năm. Cũng như đối với tất cả các tổ chức khác, Phật giáo rất quan tâm đến thế hệ truyền thừa. Tre tàn măng mọc”, “Lớp cha trước, lớp con sau”, “Truyền đăng tục diệm” đã trở thành nỗi ưu tư, mối quan tâm lớn đố với các bậc có tâm với đạo pháp.

          Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình vươn lên, hoà nhập cùng với cộng đồng Quốc tế. Nông thôn chuyển hướng ra thành thị  thì đời sống khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như: điện thoại di động, internet, ti vi… ảnh hưởng rất lớn, chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, phần lớn thời gian được dành vào việc học hành, thi cử (học cua, học thêm, học kèm, ôn thi, luyện thi…), khi rảnh thì các em hỉ hiết giải trí trên mạng, vui với chat, với mail…

HOẰNG PHÁP VỚI THANH THIẾU NIÊN

* Thích Như Giải

Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đến nay đã gần 2.000 năm. Cũng như đối với tất cả các tổ chức khác, Phật giáo rất quan tâm đến thế hệ truyền thừa. Tre tàn măng mọc”, “Lớp cha trước, lớp con sau”, “Truyền đăng tục diệm” đã trở thành nỗi ưu tư, mối quan tâm lớn đố với các bậc có tâm với đạo pháp.

          Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình vươn lên, hoà nhập cùng với cộng đồng Quốc tế. Nông thôn chuyển hướng ra thành thị  thì đời sống khoa học kỹ thuật, công nghệ cao như: điện thoại di động, internet, ti vi… ảnh hưởng rất lớn, chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống của cộng đồng, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên, phần lớn thời gian được dành vào việc học hành, thi cử (học cua, học thêm, học kèm, ôn thi, luyện thi…), khi rảnh thì các em hỉ hiết giải trí trên mạng, vui với chat, với mail…

          Tuy nhiên, sự thiếu chín chắn và non nớt trong nhận thức khiến lứa tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh giá quá cao bản thân mình, tỏ ra tự cao, coi thường người khác. Do đó, nhân phẩm, tính cách, nhận thức có sự thiên lệch theo hướng tiêu cực với những biểu hiện:

          – Thứ nhất, lớp trẻ tiếp nhận giá trị văn hoá một cách lệch lạc, thiếu cân nhắc, lựa chọn, chạy theo những giá trị tầm thường, không lành mạnh.

          – Thứ hai, sự yếu kém về năng lực và trình độ để cảm nhận chủ yếu xuất phát từ yếu tố trực qua của bản thân các em.

          – Thứ ba, năng lực sáng tạo của thanh thiếu niên còn hạn chế ở nhiều mặt. Các em không tìm ra được hướng đi đúng cho mình  trên con đường khám phá, giải mã các giá trị chân – thiện – mỹ.

          – Thứ tư, Những nếp sinh hoạt, cư xử trong lối sống, giao tiếp học đường, giao tiếp xã hội có xu hướng cực đoan hoá so với chuẩn mực giá trị chung của xã hội.

          Hệ quả của những vấn đề trên là hàng loạt những tệ nạn xã hội, những vấn đề thời sự nóng bỏng, nó gióng lên hồi chuông cảnh báo về giáo dục thanh thiếu niên trong thời đại ngày nay mà toàn xã hội cần phải quan tâm.

          Hơn ai hết Phật giáo chúng ta có truyền thống hộ Quốc an dân, luôn đồng hành cùng sự thịnh suy với dân tộc, chúng ta phải có trách nhiệm đối với thế hệ tương lai của đất nước.

          Mọi người đều công nhận rằng: Thanh thiếu niên là tương lai của dân tộc, là nguyên khí của quốc gia, là rường cột của nước nhà, là thế hệ kế thừa của Đạo pháp, trách nhiệm của chúng ta phải chăm bón, nuôi dưỡng, phải có nhiệm vụ quan tâm đúng mức với thế hệ trẻ.

          Tình trạng chung hiện nay ở các chùa, các đạo tràng phần đông là đạo hữu Phật tử lớn tuổi, ưu bà di lại chiếm đại đa số. Tổ chức gia đình Phật tử hầu như chỉ còn cái tên, chỉ còn “vang bóng một thời”, huynh trưởng ít tham gia sinh hoạt hay mất phương hướng, đoàn sinh Phật tử rời rạc, thanh thiếu niên thì không biết nhiều đế tổ chức gia đình Phật tử. Tre tàn măng mọc, rừng già mà chẳng thấy cây non, nếu có mà là cây non èo ụt, cụt ngọn, vàng vọt… đó là biểu hiện của sự suy tàn trong mai sau.

          Ngay nay, vì những nhu cầu vật chất, vì sự phát triển kháa nhanh của khoa học  kỹ thuật  mà sự hàm dưỡng tâm linh, phát triển về mặt tinh thần quá yếu nên thanh thiếu niên trở thành nạn nhân ngũ dục, hay vô tình trở thành nạn nhân của mặt trái xã hội khoa học công nghệ cao. Ở trường học, các em chỉ thường chú trọng đến các môn tự nhiên, ngoại ngữ mà bỏ quên các môn xã hội, nên sự thiếu biết về lịch sử , địa lý của dân tộc mình quá kém. Nếu kém hiểu biết về lịch sử  thì làm gì có động cơ để có niềm tự hào dân tộc, mà không có niềm tự hào dân tộc thì làm gì có tâm bảo vệ dân tộc và xây dựng đất nước, đây là một kém khuyết lớn đáng lo ngại.

          Cho nên muốn thanh thiếu niên có niềm  tự hào hay có tâm huyết bảo vệ và xây dựng văn hoá – Tôn giáo của dân tộc mình thì trước tiên phải giáo dục, hướng dẫn thanh thiếu niên hiểu một cách chính xác về lịch sử hơn 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

          Hai là phải hướng dẫn thanh thiếu niên và học sinh biết về nghi lễ, thuần phong mỹ tục của dân tộc, phải biết đâu làvăn hoá bản địa, đâu là văn hoá ngoại lai,  từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ và xây dựng nền văn hoá cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc.

          Thứ ba là có người đến với Phật giáo bằng con đường tín ngưỡng, cầu xin cúng kính, có người đến với Phật giáo khi thất cơ lỡ vận, hay gặp cảnh sinh ly, tử biệt khổ đau cùng cực… nên họ muốn dùng lời kinh tiếng kệ, mõ sớm chuông chiều hầu vơi bớt nỗi khổ tinh thần, có người đến với Phật giáo bằng sự mầu nhiệm cảm ứng, có người quy tâm với Phật giáo bằng triết lý cao siêu… Cho nên người hoằng pháp phải nhận rõ đối tượng mình muốn hoằng pháp là ai, phải dùng cách nào để giúp họ tiếp cận giáo lý Phật đà.

          Nghìn năm trước, bây giờ và nghìn năm sau, pháp Tứ nhiếp luôn có giá trị, là một pháp sống động nhất trong việc nhiếp phục lòng người. Vậy đối với thanh thiếu niên  chúng ta cói những biện pháp cụ thể như:

          – Tổ chức hướng dẫn cho thanh thiếu niên tiếp cận giáo lý – có thời khoá nhưng không quá nhiều.

          – Phổ biến kinh sách, nhất là sách giáo lý – có thời khóa nhưng không quá nhiều.

          – Nên đem giáo lý vào thi, ca, nhạc, hoạ. Dùng thi, ca, nhạc, hoạ để chuyển tải đạo lý vì thanh thiếu niên là những người rất thích âm nhạc thi ca.

          – Giảng giải Phật pháp phải kết hợp với khoa học, không nên giảng giải gíáo lý một cách mơ hồ, mặc khải vì tuổi trẻ có nhiệt huyết, có trình độ và rất thực tế.

          – Nên tổ chức những lễ phóng sinh, phóng đăng, vì đây ngoài là thú vui dã ngoại đồng thời gợi cho các em hình ảnh đẹp về văn hoá tâm linh.

          – Hướng dẫn cho thanh thiếu niên hiểu ý nghĩa của việc từ thiện, tổ chức cho các em tham gia làm từ thiện như thăm trại tâm thần, trại mồ côi, đồng bào bị thiên tai lũ lụt… Có như vậy , các em mới có chất xúc tác để phát khởi từ tâm, có điều kiện nhìn lại chính mình nhiều hơn.

          – Luôn luôn nêu những tấm gương đạo đức ở đời thường, hay nhắc lại những gương anh hùng dân tộc. Nhất là những mẩu chuyện kể về những bậc Thánh tăng giúp các em dễ nhứ dễ thâm nhập đạo lý.

          – Tổ chức những đội văn nghệ nghiệp dư, những buổi cắm trại dã ngoại để các em tham gia, tạo cơ hội cho các em thể hiện và khám phá chính mình.

          – Mở các lớp dạy miễn phí giúp cho những thanh thiếu niên thiếu điều kiện đến lớp và kêu gọi sinh viên Phật tử  tham gia đứng lớp.

          – Ba hoằng pháp kết hợp với ban giảng huấn của BHDGDPT soạn thảo chương trình giảng dạy giáo lý cho gia đình Phật tử, cho thanh thiếu niên hợp với thời đại,  hợp với trình độ căn cơ của tuổi trẻ hiện nay.

          – Mở những khoá tu dành riêng cho lớp trẻ như khoá tu mùa hè mà ban Hoằng pháp TW đã thựg hiện.

          – Tổ chức những buổi toạ đàm về những đề tài Phật pháp liên quan đến tuổi trẻ, có tính chất cập nhật, thời sự.

          – Tổ chức nhiều cuộc trại như trại hè, trại họp ban, trại huấn luyện… để cho các em có sân chơi của riêng mình và đây cũng là một hoạt động thu hút tầng lớp thanh thiếu niên nhiều nhất.

          – Không nên bắt các em phải tham dự quá nhiều cuộc lễ nghi cúng hay tụng quá nhiều giờ, hay tụng những bộ kinh quá dài điều này có thể gây cho các em cảm giác mệt mỏi nhàm chán, từ đó đưa đến cảm giác sợ tụng kinh, sợ đến chùa.

          Một việc không kém phần quan trọng đó là yếu tố gia đình, với chức năng là cái nôi nuôi dưỡng, gia đình giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục thanh thiếu niên. Gia đình phải tạo nên tâm lý và làm nền tảng vững chắc cho các em, phải chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của bản thân các em để chúng có điều kiện quan tâm, tìm đến các giá trị văn hoá tốt đẹp. Cha mẹ phải gương mẫu, phải biết hy sinh nhất là trong việc hướng tâm quy Phật, phải Phật hóa gia đình giáo dục về truyền thống tôn giáo, truyền thống dân tộc. Tránh trường hợp con cái mất phương hướng tâm linh tôn giáo, dễ bị cải đạo, đổi đạo khi đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân và vật chất. Và người tu sĩ hay người hoằng pháp phải có thân giáo, có tâm giáo, có trình độ, kỹ năng nhất định về tiếp xúc với tuổi trẻ.

          Tất cả những việc này, muốn thực hiện được thì các ban ngành phải nhất quán từ cấp lãnh đạo Giáo hội cho đến các vị trú trì sở tại. Bởi lẽ những vị trú trì thường cho thanh thiếu niên đến chùa chỉ lo ca hát, gây ồn náo không ưa thích, từ đó không có sự bảo bọc đúng mức mà chỉ qua tâm đến các đạo tràng dành riêng cho những người lớn tuổi mà thôi.

          Hơn nữa Ban hoằng pháp không thể đơn phương thực hiện, mà cần phải có sự kết hợp với Ban hoằng pháp hướng dẫn gia đình Phật tử  hay Ban Đại Diện các huyện thị – nhất là vấn đề tài chánh, nếu không thì mọi kế hoạch đều không khả thi.

          Thấy một ngôi nhà toàn là người già, một tổ chức lớn tuổi toàn là người lớn tuổi cao niên, một bụi tre không có măng… thì chúng ta liên tưởng đến một ngôi chùa không có tuổi trẻ, không có mầm non, đạo pháp không có thế hệ thừa kế. Vì vậy các cuộc hội thảo không thể nói suông, nói trên giấy tờ mà phải bằng hiện thực.

Trên đây là một vài ý kiến cạn cợt đóng góp trong diễn đàn, kính mong Ban hoằng pháp sớm đúc kết tất cả ý kiến tham luận, sớm đưa vào nghị qưyết để lợi đạo ích đời, vun bồi thêm vào truyền thống thịnh quốc an dân của Phật giáo từ ngàn xưa.

Cập nhật ( 08/04/2011 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Hoằng pháp với đồng bào dân tộc (ĐĐ Thích Thiện Minh)

Hướng dẫn tuổi trẻ đối với Phật pháp (Thích Giác Nhân)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 72
  • 724
  • 204.007

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học