HOẰNG PHÁP VỚI PHƯƠNG CHÂM “ĐẠO PHÁP DÂN TỘC – CHỦ NGHĨA XÃ HỘI” * ĐĐTS. Thích Minh Nhẫn Phó Thư ký ban Hoằng pháp TW I. Dẫn nhập: Đức Bổn sư chúng ta có dạy “Phật pháp là bất định pháp”. Lời dạy này đã được chư vị tiền bối Phật giáo Việt Tiếp nối truyền thống ấy. Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay chọn phương châm hoạt động là “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” Người hoằng pháp chúng ta cần quán triệt thực tướng và ứng dụng vào công tác hoằng pháp, trước hết nhằm khơi thông trở ngại nếu có, sau nữa là đem lại thành tựu viên mãn cho công tác hoằng pháp. II- Tìm hiểu tướng và dụng của câu phương châm: 1. Đại pháp: Trong từ “Đạo pháp” ẩn chứa hai phần: Đạo và Pháp. a. Đạo: là những chân lý bất di bất dịch trong cuộc sống mà đức Bổn Sư đã giác ngộ và chỉ dạy cho chúng ta: Thí dụ: lý Nhân Quả, lý Duyên Khởi, Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã… Như vậy, Đạo là phần bất biến. Hoằng pháp viên chúng ta không thể nói ngược lại với những chân lý này. Đạo là cốt tủy của Phật giáo, là nét đặc trưng của Phật giáo để phân biệt với các tôn giáo khác. Đạo chỉ có một không hai Hoằng pháp viên chúng ta trung thành với Đạo như người đi đêm cần có đuốc, như tàu thuyền dạ hành cần có ngọn hải đăng… Trong câu phương châm đang đề cập, Đạo chính là phần bất biến. Đạo không thể “tùy duyên” lúc nói thế này, lúc nói thế khác được. b. Pháp: có thể hiểu là lời nói, là hành động, là phương pháp, là tất cả phương tiện mà người hoằng pháp viên chúng ta tùy duyên sử dụng nhằm mục đích đưa Đạo (chân lý) đến với người nghe. Từ ý nghĩa này suy ra tất cả 10 ban ngành hoạt động trong khuôn khổ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là đưa đạo đến với mọi người mà thôi. Nói rộng ra, tất cả Phật sự mà chúng ta làm hằng ngày cũng đều không ngoài chữ Pháp này. Pháp là bất định pháp, là tùy duyên, là khế cơ, khế lý khế thời mà đề ra. Ngày xưa, đức Bổn Sư Thích Ca cùng chư đệ tử di chuyển bằng đôi chân trần, ngày nay hoằng pháp viên chúng ta đi lại bằng các phương tiện giao thông. Ngày xưa, thời đức Phật có rất ít phương tiện truyền thông, còn ngày nay chúng ta thủ đắc biết bao phương tiện thù thắng làm công cụ cho việc hoằng dương đạo pháp. Chúng ta phải học hỏi và vận dụng ưu thế của các phương tiện máy móc truyền thông hôm nay để đẩy mạnh công tác hoằng pháp nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Để sử dụng Pháp một cách linh hoạt và hiệu hữu, hoằng pháp viên cần thông thạo Ngũ Minh và ứng dụng Tứ Nhiếp Pháp một cách nhuần nhuyễn vào công việc. Người hoằng pháp viên Phật giáo sử dụng các phương tiện để đưa Đạo đến với quần chúng một cách linh hoạt nhưng không bao giờ lạm dụng hai chữ “tùy duyên” để dùng những thủ đoạn bất chính như: dụ dỗ, mua chuộc, gài bẫy hay ép buộc quần chúng theo đạo. Chúng ta cũng cần cảnh giác với những hoạt động mê tín, sai chánh pháp đội lốt “tùy duyên”. Tóm lại Đạo là chân lý bất di bất dịch, chỉ có một không hai. Tuy nhiên Đạo cần có Pháp để được lưu chuyển, được hoằng hóa trong cuộc đời. Vì cuộc sống là muôn mặt nên Pháp cũng phải uyển chuyển tùy duyên thì Đạo mới đến với chúng sanh được. 2. Dân tôc: Dân tộc ở đây cần xác định là dân tộc Việt Dân tộc Việt Phật giáo đã du nhập một cách hòa bình và hòa nhập với dân tộc để trở thành một nền Phật giáo Việt Phật giáo việt Trên con đường Hoằng pháp, chúng ta cần nhớ rằng: dân tộc Việt Nam gồm có 54 dân tộc anh em, trong đó người Kinh, Khmer, Hoa, Chăm đã tiếp thu nền giáo lý Phật Đà từ những ngày xa xưa, tuy nhiên những dân tộc anh em khác còn ít hoặc chưa biết đến Đạo Phật. Nhiệm vụ của hoằng pháp viên chúng cần truyền bá Phật pháp đến với những người anh em này mặc dù chúng ta biết rằng con đường đến với những dân tộc thiểu số còn nhiều gian nan thử thách. Một yếu tố này trong hai chữa Dân tộc là tính cách đa văn hóa và đa tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Trên bán đảo hình chữa S này. Chúng ta hiểu điều này để vận dụng hòa hợp cùng chung sống hòa bình với những anh em không cùng văn hóa, không cùng tín ngưỡng với ta trên con đừng hoằng dương chánh pháp. Đó là đặc tính của đạo Phật nói chung, Phật giáo Việt Đối với người hoằng pháp viên, từ Dân Tộc còn gợi cho chúng ta chú trọng đến mọi giai tầng trong xã hội ngày nay. Mới đây, trong một bài báo trên tuần báo Giác Ngộ, chúng tôi rất tâm đắc khi tác giả bài báo đưa ra bảng thống kê về thành phần giai cấp trong Tăng đoàn thời đức Phật tại thế. Qua đó cho thấy hai giai cấp Bà la Môn và Sát Đế Lỵ là hai giai cấp cao nhất trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờ chiếm tỷ lệ tối ưu trong Tăng đoàn. Nhìn lại thành phần Phật tử (xuất gia cũng như tại gia) ngày nay dường như có điều gì đó chưa thật hài lòng khi mà thành phần trí thức và thành phần cầm quyền chưa đến nhiều với Phật giáo. Chính vì thấy được điều này mà chúng ta cần phác thảo chiến lược và chiến thuật trong công tác hoằng pháp nhắm vào các giai tầng khác nhau trong xã hội hiện nay. Từ Dân tộc trong câu phương châm mang ý nghĩa Đạo Phật luôn gắn bó với quê hương đất nước Việt Trong khi có tôn giáo đã từng tuyên bố: “Thà rằng mất nước chớ không để mất đạo” thì chúng ta, những người Phật tử Việt Từ Dân Tộc còn gợi lên cho chúng ta niềm tự hào về một đạo Phật đã dung hòa với dân tộc đến mức độ hình thành một nền Phật Giáo Việt Nam với truyền thống Trúc Lâm Yên Tử. Một nền Phật giáo của dân tộc Việt Nam mà hiếm có một quốc gia theo đạo Phật nào trên thế giới có được. Hoằng pháp viên chúng ta cần trân trọng điều này để khẳng định thế đứng Phật Giáo Việt nam trong cộng đồng Phật giáo trên toàn cầu. Tóm lại, chọn Dân Tộc làm thành tố thứ hai của câu phương châm, các nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày nay đã đúc kết được truyền thống ngàn đời của Phật giáo Việt Nam đồng thời ra hướng đi không thể khác hơn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong tương lai. 3. Chủ nghĩa xã hội : đây là danh hiệu của chế độ chính trị hiện tại trên quốc độ Việt nam. Danh từ này còn nói lên mục tiêu và hướng đi của dân tộc ta trong tương lai do đảng Cộng Sản Việt Nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội, ta có thể nói đây chính là nhân gian Cực lạc của Đạo Phật. Trong thập niên 1935 -1945, phong trào chấn hưng Phật giáo lan đến đất Kiên Giang. Tại chùa Tam Bảo – Rạch Giá, Hòa thượng Thích Trí Thiền cùng với các thiền sư Thiện an, Thiện Chiếu … lập ra hội Kiêm Tế Phật Học, xuất bản tạp chí Tiến Hóa truyền bá Phật pháp, vận động canh tân xã hội và thực hiện một số hoạt động từ thiện xã hội như: nuôi trẻ mồ côi, chăm sóc người già không nơi nương tựa, cứu tế nạn nhân bảo lụt, mở phòng thuốc nam miễn phú cho người nghèo… một số nhà nghiên cứu đạo Phật thời đó cũng như ngày nay đều nhận định rằng phong trào Kiêm Tế Phật hội tại Rạch Giá mang hơi hớm của chủ nghĩa xã hội. Đối cới chúng ta, đó có thể là mô hình thử nghiệm của một nhân gian Cực lạc. Chỉ tiếc là lúc đó nước ta còn đang bị gông cùm đô hộ của thực dân Pháp nên lý tưởng của Hội Kiêm tế Phật học đã không thành. Ngày nay, nước nhà đã độc lập, dân tộc được tự do. Đây chính là lúc Phật giáo Việt Nam nắm lấy thời cơ để phát triển mọi mặt, làm cho Nhân gian Cực lạc dần dần thành tựu trên đất nước này, trong thế kỷ XXI này. Đặc điểm của Phật giáo nói chung là không thiết lập hệ thống Giáo hội toàn cầu và không sử dụng giáo quyền để thống trị các tổ chức Giáo hội. Vì vậy, Phật giáo thường gắn liền với luật pháp tại quốc gia sở tại trên cơ sở đồng thuận, tương tác và đặc quyền lợi đất nước lên trên hết. Hoằng pháp viên chúng ta nắm rõ điều này để trong hoạt động hoằng pháp chúng ta tránh gặp phải những trở ngại không đáng có từ phía chính quyền, một khi chúng ta không tuân thủ luật pháp tại địa phương nơi chúng ta đến hành đạo. Ngay khi đức Phật còn tại thế, ngài đã khéo léo háo độ hàng vua chúa để tạo điều kiện cho Tăng đoàn ngày càng tăng trưởng, Đạo pháp ngày càng được lan xa. Chính vì được giai cấp Sát Đế Lỵ ủng hộ mà công cuộc truyền bá Phật giáo thời bấy giờ mới được dễ dàng phát triển. Trong lịch sử Phật giáo tại Việt Tóm lại, mệnh đề: Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội là một thực tế không thể chối cãi trong bối cảnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Ngày nay. Chọn mệnh đề trên đây làm câu phương châm cho Giáo hội Phật giáo Việt Người hoằng pháp viên chúng ta tìm hiểu một cách sâu sắc câu phương châm này để xác định quan điểm, thái độ và niềm tin |
Cập nhật ( 18/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com