HOẰNG PHÁP VỚI NGƯỜI PHẬT TỬ TẠI GIA * Thích Chúc Phước Phát biểu tại buổi lễ khai mạc đại lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc – 2008 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói: “Đại lễ Phật Đản được tổ chức với sự cỗ suý của Liên Hiệp Quốc, nhằm tôn vinh những giá trị tư tưởng sâu sắc của đức Phật Thích Ca Mâu Ni về “Hòa bình, Hòa hợp, Hòa giải, Vị tha, Nhân ái” vốn đã có từ 2.500 năm trước và vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay. Việt Nam là đất nước đa tôn giáo, mà đạo Phật là tôn giáo có mặt rất sớm gần 2.000 năm trước. Ngay từ buổi đầu tiên với tư tưởng “Từ-Bi, Hỷ-Xả”của Phật giáo, đã được nhân dân Việt Với niềm vinh hạnh lớn lao bề dày lịch sử của Phật giáo đã đem đến cho nhân loại trên khắp thế giới một niềm tin về một nguồn giáo lý đầy đủ Đức – Trí – Lực luôn luôn phù hợp với sự phát triển của nhân loại đó là một bằng chứng sát thực nhất mà không ai có thể chối cải được. Song song vào đó, Phật giáo Việt Nam cũng luôn gắn bó và phát triển cùng dân tộc, luôn đồng hành cùng dân tộc, qua biết bao thời đại để khẳng định một vài trò quan trọng hưng thịnh của đất nước. Trên tinh thần gắng bó giữa Đạo và Đời, Ban Hoằng Pháp TW đã thống nhất mỗi năm, mỗi Tỉnh Thành thay phiên đăng cai tổ chức Hội Thảo một lần. Để có dịp Tăng Đoàn cùng ngồi lại với nhau bàn bạc những phương pháp ứng hợp nhất, để củng cố và chấn hưng Phật giáo trong thời hiện tại. Đại hội Hội thảo lần này với chủ đề chính: “PHẬT GIÁO VỚI DÂN TỘC”. Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi cũng xin nêu một vài phương pháp Hoằng Pháp Thời Hội Nhập với Phật tử tại gia, góp phần củng cố và xây dựng con đường Hoằng Pháp ngày một kiên cố. Sau khi chứng thành đạo quả và nhận lời thỉnh cầu của chư thiên: “Tùy căn cơ giáo hóa…”, điều mà đức Phật làm trước tiên là thành lập giáo đoàn. Thứ đến là dùng ngôn từ, phương tiện như thế nào để chuyển tải chánh pháp đạt được hiểu quả và lợi lạc nhất. Đó là những điều tất yếu trong việc Hoằng Pháp của đức Phật. Hoằng Pháp ngày nay là mang những lời giáo huấn của Chư Phật đến với loài người, làm cho loài quy hướng và thực hành theo để được hạnh phúc và an lạc. Hoằng pháp không gói gọn trong những buổi thuyết pháp tại các đạo tràng, giảng dạy tại các trường Phật học mà còn được thể hiện qua nhiều nội dung, sinh hoạt trong những phương diện khác nhau, khiến con người ý thức sự sai trái mà chuyển hóa thành chân thiện mỹ, để con người thực sự được hạnh phúc. Chính vì thấy được tầm quan trong của: “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bổn hoài” mà người tu học Phật, nhất là hàng xuất gia cần nên chú trọng và trăn trở làm sao phát huy, nổ lực tu học và đem những phương pháp ứng hợp áp dụng để chuyển hóa tâm thức, nghiệp chướng sâu dày của chúng sanh. Thế nhưng với thời đại ngày nay, muốn đem những điều mình nói ra thực hiện thì gặp phải một khối vấn đề… khó khăn? Đó là là một vấn nạn, một ưu tư mà những người đang làm công việc Hoằng Pháp ít nhiều trăn trở. Cũng những vấn đề đó mà năm nào chúng ta cũng nêu ra mà vẫn chưa thực hiện được, có lẽ chúng ta chưa áp dụng được bốn yếu tố để thành tựa: – Thứ nhất là Pháp. Pháp là phương pháp (khế lý, khế cơ, khế thời, khế hợp) hợp với chánh pháp, hợp với luật pháp. – Thứ hai là Tài. Tài là tài năng và tài đức; tài chánh và tài trợ. – Thứ ba là Lữ. Lữ là bạn lữ, người đồng hành cùng chí hướng. – Thứ tư là Địa. Địa là địa vị, địa lý, vị trí đặc nền móng. Nắm chắc những phương pháp và khế hợp trọn vẹn thì việc gì cũng dễ thành, chỉ ngại về nhân sự và thời gian mà thôi. Trước đây vài thập niên, nhu cầu học Phật và nghe giảng rộ lên như một hiện tượng, thế nhưng hiện nay nhu cầu này có vẽ trầm lắng. Thay vào đó là các đạo tràng niệm Phật. Vì pháp môn niệm Phật rất thiết thực, dễ tu dễ đạt (có chánh niệm thì được an lạc), ai tu cũng được, nên tập trung đông đảo và vui tươi, nhưng thích hợp nhất và đông đảo nhất vẫn là hàng lớn tuổi. Vì không cần bận tâm nhiều về vấn đề đọc kinh nhiều (mắt kém), hay phải biên soạn về bài vở giáo lý. Còn những người ròng chuyên về giáo lý thì lại bị trở ngại bởi thời gian và những nơi dạy không còn phù hợp, ít ỏi và nhất là không có mức đánh giá bằng thi cử. Có nơi thi cử, nhưng thi xong xếp bằng để đó, không có giá trị cho những bằng cấp. Nhiều người, ham học hỏi nên tham gia nhiều nơi đạt được nhiều bằng cấp, nhưng chẳng được sử dụng vào mục đích gì. Sự học hỏi là vấn đề tự giác, thế nhưng thiếu đi sự động viên, phương hướng xác thực thì thử hỏi nhiệt tình thi cử để làm gì? Chẳng lẽ ham nhưng món quà khích lệ! Cũng vì lẽ đó, là người Hoằng pháp trong thời hiện tại chúng ta nên đóng góp và quan tâm vấn đề nầy như thế nào cho hợp lẽ. Chúng tôi thiết nghĩ: – Thứ nhất, tại sao chúng ta không khẩn cấp thống nhất đồng bộ có chương trình tu học riêng cho người Phật tử, để họ có cơ hội pháp huy vấn đề “Tu Tuệ”, mà đạo Phật thường lấy phương châm là: “Duy Tuệ Thị Nghiệp”. Chẳng lẽ câu nói đó chỉ quan trọng cho hàng xuất gia hay sao? – Thứ hai, nói về hàng đệ tử của đức Phật thì có tại gia và xuất gia, tại sao, hàng xuất gia có giới tướng và giới tánh thể hiện qua Pháp phục rõ ràng còn người Phật tử thì không. Người mới vào đạo cũng như người thâm niên, người giỏi cũng như người dở và người thọ Bồt tát giới tại gia cũng như người thọ ngũ giới… Trên giới tướng mà nói thì chứng đắc như nhau, như trước khi chứng đắc cũng phải có lớn nhỏ trước sau chứ. Viết tới đây chúng tôi lại suy nghĩ: Tại sao chúng ta không lấy điều thứ nhất hỗ tương cho điều thứ hai. Nghĩa là, tại sao chúng ta không dùng “Trình Độ Chương Trình Học Phật” để đánh giá theo cấp bậc thứ đệ rõ ràng, bằng những “Pháp Y” hay “Biểu Tượng – Huy Hiệu” để hàng Phật tử thấy được định mức chứ không thể lôi thôi sao cũng được như trước đây mà không coi trọng việc học Phật. Nói điều này ra thực sự không mới mẽ gì, vì trước đây Hòa thượng Thích Trí Quảng – nguyên Trưởng Ban Hoằng Pháp đã làm với Pháp y và biểu tượng gọn nhẹ, nhưng chỉ trong phạm vi giới hạn. Nếu áp dụng vấn đề này có phương pháp, chúng tôi nghĩ sẽ khơi động vấn đề học Phật không nhỏ. Nhưng ai là người đứng mũi chịu sào, ai vạch và soạn ra nhưng phương pháp cụ thể? Thật là khó! Chúng tôi thấy có nơi tổ chức thi bằng cách giới hạn trong “10 bài” giáo lý nào đó. Như vậy làm sao đánh giá chính xác được với một người tu học “Thâm niên” với một người “Học tủ”? Có nơi, vừa cho thi viết vừa thi vấn đáp, cũng tốt hơn nhưng xét ra cũng còn nhỏ lẽ không có giáo án đồng bộ. Nếu thực hiện điều này chúng ta phải soạn ra một đề cương mà trong đó gồm nhiều lĩnh vực về Tam tạng kinh điển và nhưng vấn đề tu tập. Nói chung phải nhiều chương tối thiểu cả 1.000 câu hỏi vừa trắc nhiệm vừa luận văn. Đặc biệt “Đề thi” nầy ai cũng có thể thi được, nhưng mức đạt có khác nhau. Bằng A (tạm gọi) trong đó có A1, A2, A3; đạt từ 400 điểm đến 599 điểm là A1, 600 đến 799 là A2, 800 trở lên là A3. Như vậy, đề thi nầy mỗi năm đều cho lại, nếu năm nay đạt A1 thì thi lấy A2, đạt A2 thì thi lấy A3. Khi đạt A3 rồi thì tiếp tục thi bằng B và cuối cùng là bằng C, tương đương ý nghĩa “Cữu phẩm”. Như vậy, người Phật tử dù mới hay củ điều có cơ hội thi và học Phật. Từ đó nhu cầu học Phật có thể dâng cao mà không cần phải khó khăn mất thời gian khuyến kích như hiện nay. Giống như muốn lên được Tỳ kheo thì phải cố gắng tu học thi cử, nếu không cố gắng thì không được, đơn giản vậy thôi. Thế nhưng khi thực hiện điều này cho thật khả thi thì là vấn đề khó khăn, nhưng khó khăn đó không có nghĩa gì với những người có tâm huyết với “Đạo pháp và Dân tộc”. Cổ đức đã nói: “Nhất niên chi kế mạc như thọ cốc; thập niên chi kế mạc như thọ mộc; chung thân chi kế mạc như thọ thân” (Kế hoạch một năm không gì bằng trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì bằng trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người). Hay nói ngắn gọn hơn là vì lợi ích mười măm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng người. Biết và thực hiện điều này thì không phải ít những quốc gia đã làm, nhưng thành công nhất phải kể tên đó là người Nhật Bản. Trở về quá khứ, người Nhật trước đây là pha trộn của các dân tộc bản địa với Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên, Mãn Châu, Eskimo… thuộc giống da vàng, tuổi thọ bình thường, dáng người lùn mập. Nhưng theo thống kê năm 2000 cho thấy, chiều cao trung bình của phái nam là 171,3 cm và phái nữ là 158,4 cm. Theo thống kê năm 2003, tuổi trung bình của phái nam là 78,4 tuổi và phái nữ là 85,3 tuổi, là dân tộc gia tăng tuổi thọ nhanh nhất và nay đứng đầu thế giới. Theo các nghiên cứu cho thấy về khuôn mặt người Nhật hiện nay cũng được thay đổi, mắt to hơn, lông mày rậm hơn và mũi cũng cao hơn, thay vì trước kia mắt hí một mí, long mày mỏng, mũi tẹt. Trước thế chiến thứ 2 họ rất tàn bạo, sẵn sàng chết vì mọi giá thì nay họ lại bảo vệ mạng sống của họ bằng mọi giá và sống rất ôn hòa. Cổ nhân đã nói: “Giang sang dễ chuyễn, bản tánh khó dời” điều này quá rõ thế nhưng đối với người Nhật thì khác, họ thây đổi cả một ý thức hệ bên trong lẫn những tác phong bên ngoài, quả là việc làm đáng nể. Nhìn lại quá khứ của họ rất tồi tàn và khó khăn về mọi mặt, nhưng người lãnh đạo đã khéo thức tỉnh, khuyến khích mọi người và đưa ra một lối thoát, nói khác hơn là một hướng đổi mới mà kết quả người Nhật có như hiện nay. Thật đáng tự hào Còn người Việt Người ta thường ví von so sánh với người Việt với người Nhật thế nầy: “Một người Việt hơn một người Nhật; hai người Việt bằng hai người Nhật; ba người Việt bằng một người Nhật”. Qua đó, chúng ta thấy vốn dĩ người Việt không thua người Nhật, nhưng thua sự ý thức và đoàn kết của họ. Mặc dù người dân Việt đang sống, chiến đấu và làm việc theo gương bác Hồ vĩ đại: “Sống Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư…, đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công…”. Sống là phải có mục đích và lý tưởng, thế nhưng đem lý tưởng đó mà phổ cập thì cả một đại vấn đề. Nhưng chúng ta không thể không làm được, nếu chúng ta thiếu sức khỏe, trí tuệ và phương pháp thực hiện. |
Cập nhật ( 17/07/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com