HOẰNG PHÁP VỚI HỘI NHẬP
* TT. Thích Giác Liêm Từ buổi bình minh cho đến hôm nay, nhân loại luôn dành nhiều công sức và thời gian để cuộc sống được cải thiện, thăng hoa từ vật chất đến tinh thần. Trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại, có những giai đoạn đời sống tinh thần được quan tâm, cũng có lúc đời sống vật chất được đặc biệt chú trọng. Nhìn chung từ cuối thế kỷ 19, thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21, với sự phát triển vượt bậc của nền khoa học công nghệ, nhiều người chỉ chú trọng đến đời sống vật chất mà ít chú trọng đến đời sống tinh thần. Vì lẽ ấy đã tạo nên sự mất cân bằng trong cuộc sống. Một câu hỏi được đặt ra chúng ta sẽ làm gì trong xu thế hội nhập hiện nay. Theo thiển ý của chúng tôi, để có lời giải cho câu hỏi này, đó là không phải chúng ta làm giống thế giới bao nhiêu phần trăm mới gọi là hội nhập, điều quan trọng là chúng ta có đủ nghị lực để bảo vệ được đạo đức, văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Nam hay không ? . Trong xu thế hội nhập, công tác hoằng pháp phải hướng mọi người vào mục tiêu đạo đức để mọi người có cùng suy nghĩ: “Đạo đức Phật giáo có khả năng tạo được sự cân bằng trong cuộc sống trước sự đan xen của nhiều loại hình văn hóa, hội nhập hay không ?”. Câu hỏi này được nêu ra tại nhiều Hội thảo trong và ngoài nước, và câu trả lời “Đạo đức Phật giáo có khả năng”. Trong phạm vi tham luận, chúng tôi xin được chia sẻ và góp một phần ý kiến đối với việc bảo tồn, phát huy đạo đức, văn hóa dân tộc và Phật giáo trong xu thế hội nhập hiện nay. Đất nước Việt Nam, từ thời đại các Vua Hùng cho đến hôm nay, nhân dân Việt Nam luôn ý thức muốn đất nước phồn vinh, thịnh vượng, tất nhiên trong cuộc sống phải có sự cân bằng hài hòa giữa hai yếu tố vật chất và tinh thần. Cho nên, khi Đạo Phật được truyền bá tại Việt Nam, trên cơ sở những tín ngưỡng bản địa, Phật giáo đã dung hợp và tạo nên một đời sống tâm linh cho người dân Việt ở mọi vùng miền mang đậm nét văn hóa dân tộc bằng con đường hoằng pháp và nghi lễ của các nhà sư. Nếu nghiên cứu Phật giáo ở gốc độ tôn giáo, xã hội thì đạo đức, văn hóa Phật giáo vẫn là một trong những nhân tố cấu thành đạo đức, văn hóa dân tộc. Nhìn chung, đạo đức Phật giáo bao hàm những giá trị tích cực đưa cuộc sống đến chân thiện mỹ, tạo sự dung hòa và cân bằng giữa yếu tố vật chất và tinh thần. Việt Nam đang trên đà hội nhập sâu rộng với thế giới, khoa học công nghệ đang phát triển mạnh, đời sống vật chất được nâng cao, nhiều loại hình văn hóa tích cực lẫn tiêu cực tràn vào Việt Nam, không ít người có dấu hiệu xa rời đạo đức và văn hóa truyền thống dân tộc, tạo nên những hiện tượng tiêu cực và nhức nhối trong xã hội. Một sự mất cân bằng giữa vật chất và tinh thần đã, đang được các ngành chức năng và nhân dân quan tâm ra sức giải quyết, chấn chỉnh, củng cố nếp sống có sự lành mạnh hơn, nâng cao giá trị đạo đức xã hội và đạo đức con người. Đối với Giáo hội Phật giáo Việt – Thực hiện sự hợp tác, đoàn kết hòa hợp giữa các hệ phái thành viên Giáo hội, giữa Tăng Ni và Phật tử; – Công tác hoằng pháp được triển khai sâu rộng để truyền bá Chánh pháp, tuyên truyền tính nhập thế tích cực của Phật giáo; – Thiết lập một hệ thống giáo dục hoàn thiện cho Tăng Ni và tạo một môi trường tốt cho Phật tử sinh hoạt trong lối sống hiền thiện và đạo đức; – Phát huy truyền thống yêu nước của Phật giáo Việt Nam, tạo mối liên hệ hữu cơ giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhân dân, nhất là sự đóng góp tích cực của Giáo hội vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, cùng nhân dân cả nước hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh và đóng góp hiệu quả vào các chương trình từ thiện xã hội nhân đạo; – Tăng cường hợp tác hữu nghị với các nước Phật giáo trong khu vực và trên thế giới; – Thiết lập một hệ thống tổ chức Giáo hội hoàn thiện từ Trung ương đến hạ tầng cơ sở. Qua đó, thật khó có thể miêu tả hết sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong 30 năm qua bằng những số liệu, chúng ta có thể khẳng định rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã, đang và sẽ viết nên những trang sử vàng của lịch sử Phật giáo Việt Nam, trong đó có việc giữ gìn, phát huy văn hóa, đạo đức dân tộc và Phật giáo trước xu thế hội nhập hiện nay. Vấn đề này được thông qua Hội thảo hoằng pháp, chúng ta sẽ tìm ra mẫu số chung để công tác hoằng pháp được triển khai một cách nhịp nhàng, sâu rộng hơn nữa mới có thể ngăn chặn sự du nhập văn hóa nước ngoài vào Việt Nam một cách ồ ạt, thiếu chọn lọc, ngăn chặn những âm mưu từ phía sau để làm ảnh hưởng mất dần đạo đức, văn hóa dân tộc đối với người dân. Về mặt đạo đức học Phật giáo, Đạo Phật chỉ ra rằng gốc rễ gây ra đau khổ cho cuộc đời là tham, sân, si. Bạo lực, chiến tranh, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng và mọi xấu ác đều là biểu hiện của ba độc (Tham, Sân, Si) này. Đối với đạo đức dân tộc, cha ông chúng ta chỉ ra rằng những biểu hiện làm suy giảm đạo đức và lối sống lành mạnh, căn nguyên chính là đánh mất truyền thống tốt đẹp bản sắc của dân tộc, lãng quên việc thờ cúng tổ tiên, mà thích nghi quá mức với văn hóa bên ngoài. Giáo lý về Nghiệp, Nhân quả khẳng định rằng con người phải chịu trách nhiệm về những hành động của chính mình; giáo lý Vô ngã khích lệ con người có một lối sống, lẽ sống và cách sống quên mình và hành động vì lợi ích của số đông, vì lợi ích của con người và đất nước. Ở đây lắm khi con người vì lợi ích cục bộ cá nhân mà không chú trọng đến lợi ích người khác, của Giáo hội và tông môn, hệ phái trong ngôi nhà chung Giáo hội Phật giáo Việt Khi Phật tử đến chùa lễ Phật, tham dự khóa tu, thói quen này làm phong phú đời sống tâm linh của họ và tạo sự tĩnh lặng trong tâm họ. Nguyên tắc căn bản của đạo đức học Phật giáo là mọi người cần phát triển trí huệ. Đạo đức, trí huệ mới chính là sự hiểu biết thực tiễn để thể hiện qua tư duy, thái độ và hành vi hợp đạo đức trong đời sống xã hội. Như vậy, công tác hoằng pháp và nghi lễ sẽ làm gì để Phật tử thể hiện được thái độ và hành vi trong đời sống xã hội? Muốn có đáp án câu hỏi này, đòi hỏi sự đồng thuận cao giữa một số ban ngành trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong đó ngành hoằng pháp có vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, bảo tồn và phát huy đạo đức, văn hóa dân tộc. Kinh “Giáo Thọ Thi Ca La Việt” (1) , Đức Phật đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về công tác hoằng pháp. Đức Phật dạy, đời sống của người đệ tử Phật phải diệt trừ các nghiệp phiền não: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo; phải từ bỏ sáu nguyên nhân làm phung phí tài sản. Từ sáu nguyên nhân này, Đức Phật đã chỉ ra 36 trường hợp dẫn đến nguy hại do con người thiếu cân nhắc, thiếu suy nghĩ trong lối sống, cách sống và lẽ sống thiếu đạo đức và văn hóa. Kinh “Giáo thọ Thi Ca La Việt”, Đức Phật dạy Singàlovàda về trách nhiệm, bổn phận giữa quan hệ cha mẹ và con cái; trách nhiệm, bổn phận giữa quan hệ thầy và trò; trách nhiệm, bổn phận giữa quan hệ chồng và vợ; trách nhiệm, bổn phận giữa quan hệ bạn bè; trách nhiệm, bổn phận giữa quan hệ chủ và người làm công; trách nhiệm, bổn phận giữa quan hệ các hiền nhân và đệ tử. Cũng trong Kinh này, Đức Phật dạy Singàlovàda có bốn hạng người không nên kết bạn và nên kết bạn: a. Bốn hạng người không nên kết bạn: 1. Người vật gì cũng lấy: Hạng người này không nên kết bạn, vì đó là kẻ cho ít xin nhiều, vì sợ mà làm, vì mưu lợi cho mình. 2. Người chỉ biết nói giỏi: Hạng người này không nên kết bạn, vì đó là kẻ chỉ biết tỏ lộ thân tình việc đã qua, tỏ lộ thân tình việc chưa đến, mua chuộc tình cảm bằng sáo ngữ và khi có công việc thì tỏ sự bất lực của mình. 3. Người nịnh hót: Hạng người này không nên kết bạn, vì đó là kẻ tán thành việc ác, không tán thành việc thiện, trước mặt tán thành sau lưng chỉ trích. 4. Người tiêu xài xa xỉ: Hạng người này không nên kết bạn, vì đó là kẻ kết bạn khi có tiệc tùng, liên hoan, du hý … b. Bốn hạng người nên kết bạn: 1. Người có lòng giúp đỡ: Hạng người này nên kết bạn, vì đó là mẫu người biết che chở cho bạn bè khi vô ý phóng dật, làm chỗ dựa cho bạn bè khi gặp sự sợ hãi và khi có công việc sẵn lòng giúp đỡ từ vật chất đến tinh thần cho bạn bè. 2. Người chung thủy: Hạng người này nên kết bạn, vì đó là mẫu người biết giữ kín điều bí mật của bạn bè, không bỏ rơi bạn bè khi gặp khó khăn và dám hy sinh thân mạng vì bạn bè. 3. Người khuyên điều lợi ích: Hạng người này nên kết bạn, vì đó là mẫu người giúp bạn bè ngăn chặn điều ác, khuyến khích làm điều thiện, nói cho bạn bè những điều chưa nghe và giải thích đầy đủ con đường hướng đến hạnh phúc, an lạc. 4. Người có lòng thương tưởng: Hạng người này nên kết bạn, vì đó là mẫu người biết chia sẻ với bạn khi bạn bè gặp hoạn nạn, hoan hỷ khi bạn bè gặp may mắn, ngăn cản việc nói xấu bạn bè và khuyến khích việc khen ngợi bạn bè. Như vậy, qua Kinh “Giáo Thọ Thi Ca La Việt”, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta một bài học về hoằng pháp trong thời hội nhập. Đời sống hằng ngày của mỗi con người, nếu được giáo dục tốt về đạo đức thì sẽ thực hiện đầy đủ trách nhiệm, bổn phận, các mối liên hệ mật thiết giữa cá nhân với nhau, gia đình và xã hội. Đức Phật đã dạy cho chúng ta về đạo đức của người đệ tử Phật, cách thức thực hiện đạo đức ấy như thế nào. Tuy nhiên, những chỉ dấu về đạo đức được thể hiện trong Kinh “Giáo Thọ Thi Ca La Việt” là rất quan trọng, nhưng điều cốt tủy chính là những biểu hiện đạo đức được thể hiện qua đời sống hằng ngày của mỗi người. Mỗi người giữ gìn, phát huy và bảo tồn đạo đức, văn hóa dân tộc sẽ là nhân tố tích cực trong xu thế hội nhập hiện nay; ngược lại, chính mỗi cá nhân sẽ tạo nên một bức tranh màu xám đối với việc đạo đức xuống cấp, văn hóa dân tộc bị đánh mất. Khi đạo đức và văn hóa dân tộc không còn, chúng ta sẽ mất tất cả. Chúng tôi xin nêu một thí dụ, nếu một cấp dưới không tuân thủ ý kiến chỉ đạo của cấp trên, thì hành vi đó mọi người cho là thiếu văn hóa ứng xử, thiếu đạo đức; một người đệ tử, một đứa cháu trong đạo không tôn trọng ý kiến của người thầy, người ông, hành vi đó mọi người cho là không văn hóa ứng xử, không đạo đức, không tôn sư trọng đạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những người này không bận tâm đến hành vi vô văn hóa, vô đạo đức, không tôn sư trọng đạo, miễn sao họ đạt được mục đích trái với quy cũ của tổ chức, luân thường đạo lý, đạo đức Phật giáo và đạo đức xã hội. Trong cuộc sống, với cách bảo vệ đồng ruộng của nhà nông cho chúng ta bài học kinh nghiệm quý báu. Khi thấy trong đám ruộng xanh tốt có cỏ dại mọc lên, người nông dân sẽ nhổ bỏ ngay những cỏ dại đó, nếu không thì sẽ để lại hậu quả tai hại cho những vụ mùa sau, khi cỏ dại phát triển, trổ bông và hạt của nó rơi xuống đồng ruộng. Một thí dụ khác, chúng tôi xin nêu ra ở đây để cùng suy gẫm. Khi chúng ta tham dự những hội nghị, hội thảo quốc tế, sắc phục là văn hóa của mỗi dân tộc và khi nhìn vào thì biết đó là đoàn Phật giáo của nước nào. Ở đây, Nội quy Ban Tăng sự TW của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quy định về pháp phục: chư Tăng mặc áo tràng màu nâu, chư Ni mặc áo tràng màu lam, đó là thể hiện cách pháp phục của Tăng Ni trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Nếu tất cả chúng ta biết tôn trọng và thể hiện đúng cách, chỉ riêng việc trang phục chúng ta cũng rất hãnh diện với dân tộc tính Việt Nam và người tu sĩ Phật giáo Việt Nam; nhưng một thực tế đáng buồn ở trong nước, khi nhìn pháp phục của một số Tăng Ni thì có cảm nhận ăn mặc tùy tiện theo cá tính và vọng ngoại. Việc xây dựng của một số chùa hiện nay cũng rất tùy tiện, theo cảm tính và vọng ngoại, cho nên không còn phân biệt được đó là Tự viện của Phật giáo Việt Một vấn đề khác nữa được xem là khá nổi cọm và nhạy cảm hiện nay, đó là nơi này nơi kia, tôn giáo nọ tìm mọi cách để tín đồ tôn khác thay đổi niềm tin tôn giáo mà họ đang tôn thờ. Phật giáo là một tôn giáo của từ bi và trí huệ. Đạo đức và trí huệ của Phật giáo chính là sự hiểu biết thực tiễn được thể hiện qua hành vi và thái độ trong đời sống. Phật giáo luôn có thái độ cởi mở đối với các tôn giáo khác. Phật giáo tôn trọng các hệ thống đạo đức, triết học khác miễn nó đem lại sự thịnh vượng cho đất nước, giúp mọi người an lạc hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần. Niềm tin tôn giáo theo cách nhìn của Phật giáo là sự tự nguyện, tôn trọng truyền thống đạo đức, văn hóa dân tộc, và Phật giáo không dùng hình thức kinh tế, hoặc dùng hình thức kết hôn để làm người khác từ bỏ niềm tin tôn giáo của họ, từ bỏ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà v.v… Nên biết rằng việc thờ cúng tổ tiên, ông bà đây là nét đẹp văn hóa, đạo đức lâu đời của dân tộc Việt Nam, nếu ai đó lãng quên hoặc đi ngược lại là phản dân tộc, là vong bản. Nói đến đạo đức, mỗi người chúng ta phải y cứ lời Phật dạy, chấp hành những quy định của Giáo hội, biết tôn trọng những lời chính lý, biết tôn ti thượng hạ, đó là nói lên sự tôn kính Đức Phật, tôn kính Giáo hội Trung ương, đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với vấn đề đạo đức, nếp sống văn hóa trong đời sống thường nhựt. Nếu mọi việc làm theo cách của bốn hạng người không nên kết bạn trong Kinh “Giáo Thọ Thi Ca La Việt”, dù chúng ta cố thể hiện tư cách đạo đức thì cũng chỉ là hạng người không đạo đức, không văn hóa trong ứng xử. Tục ngữ Việt Trước thực trạng đó, chúng ta cần hoạch định chiến lược hoằng pháp ở từng cấp độ khác nhau để bảo tồn và phát huy đạo đức, văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay. Nếu công tác hoằng pháp được triển khai sâu rộng thì mọi người sẽ ý thức được rằng chỉ có mình mới thương chính mình, dân tộc Việt Với tinh thần trách nhiệm, bổn phận đối với dân tộc, đạo pháp và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chúng tôi xin kính trình lên chư Tôn đức và quý đại biểu tường lãm một vài đề xuất như sau: – Thứ nhất, để những giá trị về đạo đức, văn hóa dân tộc và Phật giáo được triển khai sâu rộng, chúng tôi đề nghị Ban Hoằng pháp Trung ương sớm biên soạn một bộ cẩm nang về đạo đức Phật giáo và phổ biến rộng rãi cho Phật tử thực hành. Ban Nghi lễ Trung ương biên soạn một nghi thức phổ thông mang yếu tố cẩm nang đối với một số lễ nghi quan trọng của Phật giáo để các chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường, Tăng Ni, Phật tử của các truyền thống Bắc tông, Khất sĩ cùng thực hiện, nếu được vậy thì Tăng Ni, Phật tử đi đến đâu, trong nước hay ngoài nước cũng đều thọ trì và đọc tụng được. – Thứ hai, về lâu dài, Ban Hoằng pháp Trung ương cần tổ chức khóa đào tạo Hoằng pháp viên. Bởi những Hoằng pháp viên này là Phật tử, do đó họ dễ dàng tiếp cận mọi tầng lớp từ những người làm nghề bằng trí óc đến những người làm nghề bằng cơ bắp .v.v… – Thứ ba, công tác hoằng pháp vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo cần được triển khai sâu rộng hơn nữa. Đối với những vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nếu chưa đào tạo được đội ngủ Giảng sư biết tiếng dân tộc, bước đầu có thể áp dụng mô hình dùng người dân tộc để trợ giảng. Đối với trường hợp này, bài giảng phải cô đọng, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ thì người dân tộc mới tiếp thu được. – Thứ tư, Ban Hoằng pháp Trung ương mỗi năm cần có một chủ đề chung, nhưng trọng tâm vẫn là tuyên truyền về đạo đức, văn hóa dân tộc và Phật giáo. Giảng sư khi giảng phải theo chủ đề Ban Hoằng pháp Trung ương đưa ra, nếu được vậy công tác hoằng pháp sẽ đem lại nhiều kết quả, hơn là mỗi người tự ý thuyết giảng không theo một chủ đề nào cả. – Thứ năm, hội nhập là để giao lưu, học tập những cái hay, cái đẹp của nước bạn, không có nghĩa là vọng ngoại. Do đó, thời gian tới nên hạn chế những pháp thoại, pháp đàm do Tôn túc nước ngoài chủ giảng, bởi lẽ trình độ của họ không hơn trình độ các bậc Tôn đức trong nước. Chúng ta thấy, kiều bào Việt Nam họ có điều kiện để mời các vị Tôn túc các nước đến để thuyết giảng, nhưng thường thì kiều bào Việt Nam chỉ muốn thỉnh các bậc Tôn túc trong nước sang để thuyết giảng Phật pháp cho họ nghe, trong khi đó trong nước lại mời Tôn túc nước ngoài về giảng. – Thứ sáu, muốn làm cho Phật tử giữ vững niềm tin với Tam Bảo, chúng ta phải hướng dẫn Phật tử những hạng người nào nên kết bạn và không nên kết bạn theo Kinh “Giáo Thọ Thi Ca La Việt”, nơi nào nên đến và nơi nào không nên đến theo Kinh “Khu rừng” v.v… Được thế thì Phật tử dễ dàng phân định được trong việc giao tiếp, giao lưu và học hỏi. Đối với vấn đề “Hoằng pháp với hội nhập” là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài và cẩn trọng sâu sắc, mang sắc thái đặc thù bảo tồn và phát huy đạo đức, văn hóa dân tộc và Phật giáo, những việc mà chúng tôi trình bày không thể một sớm một chiều thực hiện được, nhưng Giáo hội và Ban Hoằng pháp Trung ương cần có kế hoạch, định hướng lâu dài để từng bước triển khai thực hiện. Nếu được vậy, chúng ta có thể hy vọng bảo tồn và phát huy đạo đức, văn hóa dân tộc và Phật giáo Việt Chú thích: (1) HT. Thích Minh Châu, Trường bộ Kinh II, Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singàlovàda – Suttanta), Viện Nghiên cứu Phật học Việt |
Cập nhật ( 03/05/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com