HOẰNG PHÁP VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
* Thích Thiện Trí Hoằng pháp với đồng bào dân tộc là một điều hết sức cần thiết trong vai trò truyền bá chánh pháp của vị giảng sư. Là vị giảng sư phải có trọng trách tìm hiểu những gì có liên quan mật thiết với dân tộc và đất nước thân yêu của chính mình, sự tìm hiểu gần gũi ấy giúp cho vị giảng sư có được nhận thức chính xác về tư tưởng, phong tục, tập quán, tánh tình đồng bào dân tộc ta. Nếu là vị giảng sư ở Việt Nam mà không hiểu về truyền thống dân tộc thì rất khó đem đạo vào đời, khi thuyết giảng không thu phục được nhân tâm, sẽ thiếu sự tin cậy của Giáo hội, của Đảng và nhà nước. Chính vì thế, vị giảng sư cần phải nghiên cứu thuyết giảng những mối liên quan giữa đạo và đời, đất nước dân tộc phải đi song hành với nhau. Thuyết giảng giáo lý phải phù hợp với khế cơ và khế lý, nêu cao tinh thần chủ nghĩa yêu nước, làm khơi dậy, sống lại những chiến công hào hùng của dân tộc, nói lên công lao các vị tiền bối Phật giáo hữu công, các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc, nhắc lại sự dựng nước của các vua Hùng và sự giữ nứơc, yêu dân tộc, thương giống nòi của Bác Hồ kính yêu. Đất nước dân tộc ta từng bước chuyển mình tiến lên theo cộng đồng văn minh, văn hoá tâm linh thiết thực hữu hiệu, lợi ích an lạc hiện tại. Tất cả đều nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt tài ba của Đảng và nhà nước ta, cộng thêm ý chí vươn lên hoà nhập của cộng đồng dân tộc. Người đi làm công tác tâm linh cũng phải hài hoà, dấn thân vào vùng sâu, vùng xa, nơi dân tộc thiểu số, để tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống, cách thức tôn thờ lễ bái hành đạo từng dân tộc, từng địa phương, để vị giảng sư nói được, làm được theo tinh thần giải thoát của đạo Phật, phù hợp với pháp luật nhà nước trong thời đại mới. Đạo Phật đã chung sống với dân tộc gần 20 thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly. Tư tưởng đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc. Bởi sự liên hệ mật thiết này, nên người dân Việt coi đạo Phật là đạo tổ tiên truyền lại. Đạo Phật bị phá hoại thì tinh thần dân tộc cũng bị lung lay. Ngược lại, tinh thần dân tộc bị phá hoại thì tinh thần đạo Phật cũng bị lung lay theo. Vì thế, để bảo vệ tinh thần dân tộc, gìn giữ tín ngưỡng truyền thống của tổ tiên, vị giảng sư phải có bổn phận, góp phần nêu cao chủ nghĩa yêu nước, để bảo vệ đạo Phật, dân tộc, ủng hộ Đảng nhà nước một cách hồn nhiên trong lúc thuyết giảng. Hoằng pháp với dân tộc theo tinh thần chủ nghĩa xã hội Đạo Phật có mặt trên lãnh thổ Việt Sau thời đại Phật giáo vàng son đó, cũng có lúc thăng trầm biến đổi theo sự biến chuyển của đất nước, thực dân Pháp, để Quốc Mỹ xâm chiếm đô hộ nước ta. Đồng bào, dân tộc lúc bấy giờ nằm trong xiềng xích nô lệ, cuộc sống khổ cực. Bác Hồ kính yêu, vị cha lành của dân tộc, các vị danh tăng cùng với dân tộc quật khởi như sóng trào cuồn cuộn, không có sức mạnh nào có thể ngăn chặn được Phật giáo bùng dậy, như ngọn cuồng phong cuốn sạch tất cả. Bởi Phật giáo đã nằm sẵn trong lòng dân tộc, nên khi kích động mạnh tự dưng trỗi dậy một cách hùng hồn, vì Phật giáo đã gắn liền với dân tộc, nên nhịp tiến của Phật giáo và dân tộc đi đều nhau. Cuối cùng vựơt qua bao nhiêu khó khăn gian khổ, giải phóng đất nước một lần nữa đem lại sự ấm no, hạnh phúc bình an cho dân tộc. Hôm nay, đất nước trên đà phát triển, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Các nơi thờ tự cúng bái của Phật giáo được khang trang tốt đẹp, Tăng Ni, tín đồ Phật tử có nơi tu học bình an trong chánh pháp. Các trường Phật học cũng được tổ chức theo tinh thần Phật giáo và pháp luật nhà nước một cách hoàn thiện. Vị giảng sư phải hòa mình với Đảng, Nhà nước, để thuyết giảng về tư tưởng yêu nước bảo vệ dân tộc, góp phần trong lãnh vực xóa đói giảm nghèo, công tác từ thiện xã hội đem lại thanh bình, an ninh cho đất nước bằng cách đơn giản dễ hiểu. Đem 5 giới cấm và Thập thiện nghiệp đạo, nhân quả, tội phước của đạo Phật thuyết giảng tường tận, để Phật tử đồng bào dân tộc lấy đó làm phương châm tu tập xây dựng đất nước phồn vinh, phát triển trên tinh thần từ bi cao thượng của đạo Phật “Không vô cớ giết hại, không gian tham lừa đảo, trộm cắp, không gian dâm tà hạnh, không điêu ngoa dối trá, không say sưa nghiện ngập”. Năm điều này là căn bản đạo đức, là nền tảng xưa nay của dân tộc, cũng chính là sự văn minh tối cao của mọi tầng lớp trong xã hội. Hoằng pháp với dân tộc trên tinh thần giải thoát Đạo Phật là đạo từ bi, đạo giải thoát đưa con người đến con đường chân, thiện, mỹ. Nói đến Phật pháp là nói đến phương pháp hợp lý, hợp cơ. Đem chánh lý áp dụng thích hợp nơi căn cơ con người hiện thời là Phật pháp. Hoặc nói “Phật pháp bất định pháp”, tức là giáo pháp của đức Phật không cố định, không câu nệ một cách cứng ngắc mà luôn luôn linh động, tuỳ thời, tùy cơ. Nhưng không phải tuỳ cơ mà biến mất bản chất Phật giáo, chủ trương của Phật giáo là “Tùy duyên nhi bất biến”, hoặc ngược lại “Bất biến nhi tuỳ duyên”. Bản chất từ bi, trí tuệ, giải thoát của đạo Phật không bao giờ thay đổi, nhưng phương tiện thực hiện từ bi cần phải tuỳ thời, tuỳ cảnh và tuỳ căn cơ của chúng sanh. Vì thế, Phật giáo đến nước nào liền có hình thái thích nghi với dân tộc nước ấy, cho nên Phật giáo ở nước nào là của dân tộc nước đó và cũng mang tên nước đó. Như “Phật giáo Việt Chủ trương giải thoát của đạo Phật là vượt ra ngoài vòng nô lệ, bất cứ loại nô lệ nào, từ ở ngoài đem đến hay từ ở trong phát sinh ra. Bởi quyết thoát nô lệ nên Phật giáo luôn luôn phá trừ tính ỷ lại, dạy Phật tử phải nổ lực tự cường, như câu: “Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi”. Vì thế, tinh thần hùng lực và giải thoát của đạo Phật rất thích hợp với tinh thần bất khuất và độc lập của dân tộc Việt Đức Phật có dạy, tất cả chúng sinh đều có Phật tánh như nhau, đã có Phật tánh thì dù cho chúng sinh có hành nghiệp bất đồng, bị quả báo sai biệt, nhưng Phật tánh vẫn đầy đủ như nhau. Bởi hành nghiệp bất đồng nên chúng sinh chiêu cảm thân thể, ngôn ngữ, tư tưởng, hành động khác nhau. Chính vì thế nên vị giảng sư phải thông hiểu lối sống hiện đại của dân tộc, đem đạo vào đời phổ độ chúng sanh, làm cho mọi người tin Phật, tin đường lối của Đảng và nhà nước, tin mình có khả năng thành Phật. Hoằng pháp với đồng bào dân tộc là nói cho đồng bào hiểu, làm cho dân tộc tin một cách thiết thực, tuỳ thời tuỳ cơ mà thuyết giảng một cách trung thực và hữu hiệu. Giáo pháp của Đức Phật được chia thành hai phương tiện tu hành “Thiền tông và tịnh độ tông”. Đối với dân tộc ở các tỉnh miền Tây, giảng về Tịnh độ tông là hữu hiệu, phù hợp, dễ tu, dễ chấp nhận. Vì dân miền tây quen câu niệm Phật như đã thuộc lòng từ quá khứ, ăn sâu trong tâm thức. Như khi cùng nhau một chuyến đò qua sông, nếu gặp sóng gió, đò sẽ bị nguy hại, mọi người đều cùng nhau niệm Phật cầu thoát nạn. Những chuyện gì có tính linh thiêng đều phải có tiếng niệm Phật. Như vậy, tiếng niệm Phật đã biến thành một thói quen, một tín ngưỡng hồn nhiên của dân tộc. Như vậy nếu chúng ta đem pháp môn tịnh độ niệm Phật giảng cho dân tộc miền Tây nghe, mọi người dễ chấp nhận, dễ tu, dễ thực hành. Dễ tu, dễ thực hành, chịu thực hành liền được an lạc ngay hiện tại. Dân tộc ta có truyền thống nói được làm được. Vị giảng sư phải có đầy đủ hai sứ mạng, thân hoằng và khẩu hoằng. Thân hoằng là nền tảng kiên cố cho mọi người tin theo mình, tu theo mình. Khẩu hoằng là nói giáo lý của Phật một cách lưu loát, trung thực, đúng với nhân quả tội phước. Làm được hai điều này chính là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hoá chúng sinh”. |
Cập nhật ( 08/04/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com