HOẰNG PHÁP VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
* Đại đức Thích Thiện Minh Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN Ngày xưa, “hoằng pháp” là mối quan tâm lớn của Phật Thích Ca. Lúc thành đạo không bao lâu, cụ thể là 2 tháng sau, Ngài thành lập Giáo hội gồm có 60 vị A La Hán đầu tiên và Ngài khuyên chư vị vì lợi ích của Chư thiên và loài người hãy lên đường hoằng dương chánh pháp, mỗi người đi mỗi ngả để công cuộc hoằng pháp có nhiều đa dụng hơn. Ngày nay, tại các nước Phật giáo trên thế giới, Giáo hội Phật giáo nước nào cũng có Ban hoằng pháp nhằm mục đích truyền bá chánh pháp đến cộng đồng quần chúng, có lợi ích cho quốc nội và quốc ngoại. Nếu không có Ban hoằng pháp, ở một chừng mực nào đó, Phật giáo giống như vật quý trong viện bảo tàng để mọi người đến chiêm ngưỡng! Thấy được tầm quan trọng đó, một số nước đạo Phật là Quốc giáo như Thái Lan, Myanmar, Tích Lan v.v… đã kết hợp chặt chẽ với các Đại sứ của mình để truyền bá Phật Pháp ở xứ người. Điều đáng mừng là Phật giáo Việt Nam từ lúc thành lập năm 1981 đến nay, Ban Hoằng Pháp Trung ương đã và đang hoạt động khá tốt, gây tiếng vang khá lớn cho quốc ngoại và quốc nội. Cụ thể là việc xuất bản nhiều kinh sách có giá trị, kết hợp với các hoạt động từ thiện, mở nhiều đạo tràng để hoằng pháp, mở trường lớp đào tạo chuyên ngành giảng sư cho các cấp Trung ương và tỉnh thành. Không dừng lại ở đó, Ban Hoằng Pháp Trung ương còn thường xuyên mở các hội thảo cấp Tỉnh thành và Trung Ương để đoàn kết nội bộ, củng cố mặt tổ chức, hoàn thiện tư tưởng và giáo lý, đồng thời hoạch định rõ đường lối, phương hướng để hoằng pháp hiệu quả hơn, song song với quá trình đẩy mạnh phong trào Phật hóa gia đình Phật tử, và đào tạo đội ngũ hoằng pháp tập huấn viên Phật tử v.v… Trong hội thảo kỳ này, chúng tôi đóng góp tham luận với chủ đề: “Hoằng pháp và Đồng bào Dân tộc”. Trong chủ đề này, chúng tôi trình bày một số vấn đề như sau: I. Hoằng pháp: 1. Người Hoằng Pháp: a. Phải thật tu: Hiển nhiên người hoằng pháp phải là người xuất gia và am tường chánh pháp. Điều quan trọng là họ phải thật tu, nghĩa là phải có Bổn sư và bạn đồng tu chấp thuận có quá trình tu học, tránh trường hợp có người giảng pháp hay mà nguồn gốc xuất gia quá mờ nhạt, gây nên những lý do không hay trong cộng đồng Phật tử, làm mất đi vẻ tôn nghiêm của người Giảng sư. Người giảng sư trước nhất phải có giới luật, tu hành tin tấn và luôn ghi nhớ mình là tấm gương, biểu tượng cho Tứ chúng noi theo. Ở một khía cạnh nào đó, người giảng sư cũng không nhất thiết phải là người xuất gia, Phật tử nam và nữ cũng có thể đảm nhận vai trò đó. Khi đó, Phật tử sẽ hoằng pháp theo nhiệm vụ của Phật tử mà chư Tăng giao phó. Nếu Phật tử thuần thành, có đạo đức, tư cách và có tâm thì việc hoằng pháp sẽ khá tốt, góp phần hướng dẫn người thân, bạn bè, thân hữu đến với Phật pháp một cách dễ dàng; giới thiệu đến chư Tăng quy y và hướng dẫn họ tiến hóa trong giáo pháp. Tóm lại, người hoằng pháp có hiệu quả cao và hoàn hảo phải thật tu bằng giới định tuệ. Giới định tuệ nói gọn là Bát chánh đạo. Người xuất gia và cư sĩ nếu có hành bát chánh đạo được xem là biểu tượng tốt, đạo đức cao, phẩm chất tuyệt hảo, đó là chất liệu cần thiết cho vị giảng sư. b. Phải có học: Người xưa thường nói: Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là con két. Câu này là ngụ ý của người xưa khuyên chúng ta học phải đi đôi với hành. Người giảng sư cần phải có học trường lớp và phải có học vị, ngoại trừ một số vị giảng sư lão thành hay thiên tài. Còn giảng sư ngày nay tối thiểu phải tốt nghiệp lớp Trung cấp hay cao cấp giảng sư, Cao đẳng Phật học và Học viện Phật giáo Việt c. Phải có tướng mạo: Người giảng sư thật ra tướng mạo tốt hay không không cần thiết, chỉ cần giảng hay, đúng pháp là hoàn hảo. Tuy nhiên tướng mạo của người giảng sư cũng khá quan trọng cho việc hoằng pháp có hiệu quả hơn. Trong kinh Trường Bộ, có đề cập Phật Thích Ca có 32 tướng tốt, con của Phật không giống lông thì cũng phải giống cánh. Người đến xuất gia, quy y theo Phật Thích Ca cũng rất đa diện, trong đó có những người vì ái mộ dung sắc của Ngài mà phải đến với Phật pháp. Nếu người giảng sư tướng mạo và phong cách không đoan trang cũng mất đi tính oai nghi tế hạnh của người xuất gia, ít nhiều cũng giảm tín tâm nơi Phật tử. Chưa kể người Phật tử chưa thuần thành nhạo báng phong cách, dáng điệu, giọng nói v.v… của vị giảng sư với những người khác. Do đó, người quản lý ngành hoằng pháp cấp TW và Tỉnh thành nên lưu tâm vấn đề này. d. Phải có tâm: Tại sao chúng tôi phải nói người giảng sư phải có tâm? Vì người giảng sư có tâm, mới hết lòng với nghành hoằng pháp. Không vì danh, vì lợi, mà hoằng pháp vì Giáo hội, vì tiền đồ của Phật giáo Việt e. Phải viết lách khá tốt: Thông thường nói giỏi thì viết kém; viết hay thì nói dở. Tuy nhiên cũng có nhiều người nói hay, viết cũng tốt. Vấn đề này là do tập luyện. Viết hay nói hay cũng phải tập luyện và phải có thời gian chuẩn bị. Không có gì tự nhiên mà có cả, điều gì thành công không có gian nan thì vô nghĩa. Nếu vị giảng sư vừa viết hay vừa giảng giỏi thì quá tuyệt vời. Viết hay cũng là một nghệ thuật hoằng pháp. Có nhiều cao tăng không giảng pháp chỉ viết kinh, dịch sách cũng đóng góp cho ngành hoằng pháp tích cực. Một vị giảng sư giỏi, trước khi giảng phải chuẩn bị dàn bài hoặc soạn đề tài trước, do đó viết cũng là nhu cầu cần thiết để nói hay hơn và có hệ thống khoa học, có so sánh đối chiếu, dẫn chứng cụ thể, trích dẫn rõ ràng, giúp người nghe dễ lãnh hội. Một số vị Hòa thượng có khả năng viết tốt và giảng hay như Hòa thượng Thích Thiện Hoa, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Narada, Pháp sư Thông Kham v.v… Các Ngài tuy không còn trên dương thế này, nhưng những tác phẩm của quý Ngài hiện nay vẫn hiện thân hoằng pháp có hiệu quả. Tác phẩm của quý Ngài đã chuyển hóa biết bao nhiêu Phật tử quy ngưỡng chánh pháp, đồng thời giảng sư ngày nay sử dụng những tác phẩm đó để làm đề tài, giáo án cho việc hoằng pháp. f. Phải có sức khỏe: Sức khỏe cũng đóng vai trò khá quan trọng cho vị giảng sư. Có nhiều vị giảng sư nổi tiếng, nhưng sức khỏe yếu kém, nên rất hạn chế cho việc hoằng dương chánh pháp. Do đó vị giảng sư phải tập luyện cho mình có sức khỏe tốt. Trong kinh Trung Bộ, đức Phật dạy phải có sức khỏe tốt, phải chánh niệm trong tứ oai nghi. Điều quan trọng là oai nghi đi phải có trong đời sống hằng ngày. Vị giảng sư tối thiểu phải đi bộ 30 phút bằng chánh niệm trong một ngày, vì thời đức Phật chư tăng mỗi ngày đều phải đi khất thực, đó là hình thức đi bộ ngày nay. Nếu không có sức khỏe chúng ta sẽ yếu kém, béo phì, đầu óc không minh mẫn. Đồng thời đức Phật cũng dạy người xuất gia phải thọ trai, không ăn phi thời, đó là biện pháp giữ sức khỏe được quân bình và tốt đẹp. Tóm lại sức khỏe tốt sẽ giúp việc hoằng pháp và tu học của vị giảng sư có hiệu quả cao hơn II. Đồng bào và dân tộc: 1. Hoằng Pháp Cho Người Dân Tộc Có Hiệu Quả: a. Tâm không phân biệt: Đức Phật dạy người xuất gia không có phân biệt giai cấp, dân tộc. Hãy đến với nhau bằng tâm con người, có lòng từ và sự bao dung. Thông điệp đó là thông điệp bất hủ của đức Phật, xuyên suốt thời gian và không gian. Giai cấp nghèo của Ấn Độ nhờ thông điệp ấy cũng bớt đi phần nào hiu quạnh, tủi nhục, phân biệt. Người áp dụng thông điệp của đức Phật tiếp theo đó là Đại đế A Dục, Thánh Gandhi và Tiến sỹ Ambaska dành trọn vẹn cuộc đời của mình, giúp đỡ cho người dân nghèo thuộc giai cấp thấp. Chúng ta đến hoằng pháp với người dân tộc mà còn bị tâm phân biệt, không tôn trọng thì sẽ không thành công. Phải tôn trọng họ tuyệt đối, vui vẻ, hòa nhập, linh động là những điều cần thiết cho vị giảng sư đến với người dân tộc. Làm sao để cho người dân tộc cảm thấy họ với mình không khác biệt, gần gũi, thân thương, yêu mến, giúp đỡ, chia sẽ lẫn nhau khi cần thiết, đó là thân không phân biệt. Việc làm của mình đối với họ phải tuyệt đối tôn trọng, tuy bất đồng ngôn ngữ, nhưng việc làm chân thành của mình, họ sẽ đồng cảm và hoan hỷ. Vì tâm tốt thể hiện ở hành động, nhìn hành động biết người đối phương tốt hay không với mình, đó là ý không phân biệt. Nhìn hành động mà biết được ngôn ngữ. Một điều khá thú vị nữa là vị giảng sư phải thông thạo phong tục tập quán của từng dân tộc để việc giảng pháp của mình đối với họ có hiệu quả hơn. b. Biết ngôn ngữ của họ: Ngôn ngữ là nhịp cầu để hiểu và thông cảm lẫn nhau. Ngôn ngữ bất đồng sẽ dễ dẫn đến sự mẫu thuẩn cho nhau. Ở Việt Nam có hơn 50 dân tộc, cố nhiên là có hơn 50 ngôn ngữ, tuy nhiên ngôn ngữ Việt Nam là quốc ngữ, đây là một điều thuận lợi hơn ở một số quốc gia khác. Dù dân tộc nào ở Việt c. Lập chùa trong vùng dân tộc: Lập chùa, tạo tự là hình thức hoằng pháp vô ngôn. Có những người không thuyết pháp dạy đạo, chỉ lập chùa đẹp, nuôi tăng ni nhiều cũng là hình thức hoằng pháp có chất lượng cao. Do đó ngành hoằng pháp phải kiến nghị Giáo hội và Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện dễ dàng, được thiết lập mỗi xã ít nhất một ngôi chùa để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho đồng bào dân tộc. Làm sao ngôi chùa này phải đáp ứng được tính văn hóa, phong tục, tín ngưỡng của dân tộc địa phương, đồng thời ngoài tính tôn giáo, còn phải giúp bà con đồng bào dân tộc lĩnh vực từ thiện, giới thiệu bà con cập nhật thông tin thời sự của Việt Nam, nắm bắt tình hình chính sách của Đảng và Nhà nước, thông hiểu những chương trình khoa học và đời sống để người dân tộc làm vụ mùa có hiệu quả. Nói tóm lại, ngôi chùa có mặt ở từng xã, huyện trong vùng dân tộc là việc làm Giáo hội ta cần phải áp dụng, nhằm thuận lợi cho việc hoằng pháp. d. Tiếp độ người dân tộc xuất gia: Nếu tế độ người dân tộc xuất gia theo Phật giáo, đó là một giải pháp cần thiết để hoằng pháp có ích lợi đối với người dân tộc. Vì chính người của họ hoằng pháp thì tác dụng cao, cảm thấy không có khoảng cách, gần gũi, thân thiện, am hiểu phong tục, tập quán nhiều hơn, chắc chắn thành công sẽ cao. Điều quan trọng tiếp độ người dân tộc xuất gia là điều khó, phải đào tạo người xuất gia đó có thật tu, thật học lại càng khó hơn. Nếu không sẽ gây tác hại cũng không nhỏ. e. Gây quỹ để giúp người dân tộc: Người xưa từng nói: có thực mới vực được đạo. Nếu người dân tộc nghèo, chắc chắn họ lam lũ không có cơ hội học pháp. Có khả năng sẽ bị những tôn giáo khác sử dụng đồng tiền, khuyến khích họ vào đạo bằng con đường kinh tế. Do đó, Ban hoằng pháp phải có những sách lược ủng hộ người dân tộc kinh tài. Người xuất gia ủng hộ người dân tộc tiền của, nghe nói cũng phi lý, vì người xuất gia chỉ có tam y, nhất bát. Người xuất gia tuy vô sản, nhưng có nhiều của ngầm. Của ngầm đó chính là những phật tử giàu đạo tâm, doanh nghiệp, đại gia là đệ tử. Vị giảng sư uy tín sẽ làm việc với các vị Phật tử giàu đạo tâm đó để giúp cho người dân tộc. Cụ thể lập quỹ giúp người dân tộc, chỉ cần 10 tỷ đồng hoặc 20 tỷ trong ngân hàng thì mỗi tháng chúng ta sẽ có 100 triệu hoặc 200 triệu giúp đỡ người nghèo trong vùng sâu, vùng xa rồi. Trong tình hình thực tế, đất nước ta cũng có những đại gia cũng dám bỏ ra số tiền đó cho việc từ thiện, xây chùa v.v… Ban hoằng pháp TW đứng ra thành lập quỹ giúp người dân tộc hàng tháng thì sẽ có nhiều Phật tử giàu đạo tâm tham gia. f. Mở những khóa tu để dạy đạo cho người dân tộc: Ở Việt III. Một số kiến nghị: Trong hội thảo kỳ này, chúng tôi trình bày tham luận, nhằm kiến nghị hội thảo toàn quốc một số ý kiến cho việc Hoằng pháp đối với người dân tộc như sau: 1. Thành lập chùa ở trong vùng dân tộc. 2. Lập quỹ ủng hộ người dân tộc. 3. Lập trường dạy giáo lý cho người dân tộc. 4. Mở những khóa tu dành cho người dân tộc. 5. Người dân tộc quy y xong, phải giới thiệu một Phật tử thuần thành của Phật giáo để nhận làm quyến thuộc, giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất. Tránh trường hợp quy y Phật, còn quy y tôn giáo khác vì kinh tế. 6. Đào tạo những tu sĩ học thông thạo những tiếng dân tộc nào cần thiết để thuận lợi cho ngành hoằng pháp. 7. Dịch kinh Phật, tiểu sử Phật Thích Ca, kinh tụng hàng ngày qua tiếng dân tộc, phổ biến rộng rãi. IV. Kết luận: Tất cả là nhân duyên, đôi lúc muốn cũng không làm được. Tuy nhiên nhân duyên hội đủ, cụ thể hơn phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa, thì mọi việc sẽ hanh thông. Thời điểm tự do tôn giáo, Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều đến vùng dân tộc. Thời kỳ hội nhập, hy vọng Phật giáo của ta và ngành hoằng pháp sẽ tổ chức, quan tâm đem đạo Phật vào vùng dân tộc sẽ thuận lợi hơn. Điều quan trọng nữa, người hoằng pháp phải hy sinh, gian khổ tiếp cận với người dân tộc, sống và làm việc với họ, phải thiết lập chùa gần với cuộc sống của họ, đó là địa lợi. Giáo hội, ngành hoằng pháp và các tỉnh thành phải hiệp lực đẩy mạnh phong trào đem đạo Phật đến với người dân tộc, chứ ngành hoằng pháp muốn mà Giáo hội không, hay Tỉnh thành ít quan tâm thì cũng khó thành công, đó là yếu tố nhân hòa. Như vậy, hoằng pháp với người dân tộc thành công phải hỏi đến các yếu tố tính thiên thời, đại lợi và nhân hòa. |
Cập nhật ( 08/04/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com