HOẰNG PHÁP VỚI CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI * Quách Thành Sattha UV.HĐTSTW.GHPGVN Chúng ta đang sống trong một thời đại, mà sự phát triển dân số đã trở thành mối quan tâm chung của tất cả mọi người, với đà phát triển của đất nước trong thời buổi hội nhập, vật chất làm thay đổi tình thế, nhưng bên cạnh đó cũng có những bước dấn thân của hàng tu sĩ vào xã hội với mục đích chung là: “mang niềm an vui, xóa tan hận thù” hay nói là “có thực mới vực được đạo, nghĩa là: khi cho người ta cơm no, áo mặc, thì mới dắt họ đi vào đạo, cũng vậy khi nghe nói làm công tác từ thiện chúng ta cứ nghĩ nó đơn giản nhưng thật chất nó không đơn giản tí nào, mà nó đóng một vai trò rất ư quan trọng. Công tác xã hội ở đây nói rộng hơn là cho người ta cả tài thí, pháp thí và vô úy thí. Đây là pháp môn bố thí, một pháp môn căn bản, một con đường rộng mở cho những ai đã và đang hành bồ tát đạo, vì bố thí là nghĩa cử cao cả, mà nó đứng đầu trong “Ba la mật”, đồng thời nó cũng là pháp tu đứng đầu trong “Tứ nhiếp pháp” gồm có: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Chính điều này nó đã tạo nên chất keo để gắn kết lại giữa với người hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội, để tô bồi thêm vườn hoa xinh đẹp cho nhân thế. Bởi thế, việc từ thiện đóng một vai trò rất quan trọng, nó đã tạo nên sự phồn vinh cho quê hương, đất nước và mang lại sắc thái hạnh phúc cho dân tộc, cho tình đồng bào với đồng bào, cho người gần người hơn. “Một nắm khi đó bằng một gói khi no”, góp phần xoa dịu đi nhưng biến cố tan thương, giúp người nhận có một cái nhìn thánh thiện và nghĩa cử cao đẹp hơn, đối với giữa tình người với người hay nói đúng hơn họ sẽ nhìn tôn giáo với một tấm lòng chân tình và đầy thánh thiện, mà đạo Phật chúng được mệnh danh là đạo từ bi, và đó cũng là một điều kiện thiết yếu với những tấm lòng vàng để tạo chung xây dựng cho đất nước một phần nào yên tâm hơn, mặc dầu việc làm của ta nó còn hạn hẹp, còn tùy thuộc vào vật chất, việc làm ấy nó nhỏ bé như hạt nước trong địa dương, như hạt cát trong sa mạc, nhưng mang ccả tấm chân tình đến cho đời, và đây cũng chính là đề tài của người viết muốn nói lên trong buổi hội thảo toàn quốc hôm nay. Kính thưa liệt quí vị! Công tác hoằng pháp với từ thiện xã hội không phải đơn giản, không phải chỉ mang đến cho họ thật nhiều gạo, mì là được, mà công tác từ thiện ở đây đòi hỏi phải hoàn hảo hơn là làm sao khi nhận được món quà đầy tình nghĩa đó, chúng ta còn phải hướng dẫn chỉ cho họ biết đâu là cái nghèo và nguyên nhân nào dẫn đến cái nghèo. Cũng như muốn chỉ họ bắt được cá trước tiên chúng ta phải cho họ cái cần câu. Cũng vậy, không phải chỉ cho họ món quà vật chất mà phải luôn cho họ món quà tinh thần, vì quà vật chất có thể hết, nhưng món quà tinh thần mãi mãi tồn tại không thể phai đi, có nghĩa là giúp cho họ cái nghề nghiệp, và tạo cho họ công việc làm ổn định thiết thực. Đây là việc làm thiết nghĩ sẽ tồn tại và toàn bích hơn mang đến cho những cõi đời bất hạnh mà ai trong chúng ta. Nói thế nhưng tất cả đừng tưởng đơn thuần, mà nó có rất nhiều mối trăn trở, chúng con xin mạn phép đưa ra những điều hết sức tế nhị, nhưng đầy tính năng trăn trở ở những vấn đề mà chúng con nhận thấy trong việc hoằng pháp và công tác từ thiện như sau: 1. Hãy mang đến cái thực tế, đừng nên đưa đến những điều cao siêu. 2. Đừng cho họ chỉ vật chất mà hãy cho họ biết nguyên nhân khổ và hãy mang đến cho họ hướng đi an lành nhất. 3. Một vài thành tựu mà hệ phái 4. Nhìn chung hoằng pháp với công tác xã hội về măt ưu điểm và khuyết điểm. 5. Đôi lời kiến nghị 6. Đúc kết vấn đề 1. Hãy mang đến cái thực tế đừng nên đưa đến những điều cao siêu: Theo khách quan, cái cảm tính của chúng ta biết được cái chân lý mầu nhiệm của Phật pháp, muốn họ trở về với con Người thật của họ, muốn cho họ biết đâu là nhân quả và nghiệp báo, nhưng thật sự lúc này họ có biết gì đến nghiệp duyên và nhân quả đâu, cái mà họ thật sự muốn ở đây là làm sao cho qua cơn đói, cơn nghèo, thì lúc đang đòi hỏi chúng ta phải biết cách cho và cho những cái gì là: gạo, mì, nước tương… những lời pháp thoại nho nhỏ để họ biết mình là ai và mình giúp ích cho họ như thế nào. Đối với họ, ở lúc này chưa thể cho họ những băng đĩa và kinh sách với nội dung giáo lý cao siêu, vì rằng “cái ăn chưa đủ no, cái mặc chưa đủ ấm” thì làm gì mà có thời gian đâu để tư duy những giáo lý cao siêu, và rồi những thứ quí giá đó trở nên cái nhìn xa xỉ, không thực tế trong cặp mắt họ. Họ mang về bỏ lung tung, phải tạo tội cho họ không? Thông qua món quà này, ta cứ ngỡ đâu họ quí trọng, nhưng nó quí trọng với những người dư giã thời gian, cũng như dư giã về vật chất, không lo về cái ăn cái mặc, mới có thời gian nghiên cứu. Còn đối với họ những thứ quí giá không phải băng, đĩa, kinh, sách, mà quí giá nhất ở nơi đây chính là cơm gạo, bạc tiền. Chúng ta phải biết thời, biết khắc, đưa kinh, sách, băng, đĩa, lúc này có phải tự ta đánh mất đi cái giá trị cao đẹp, lời dạy cao siêu giáo lý đức Phật khi nào ta không hay biết. 2. Đừng cho họ chỉ vật chất mà hãy cho họ biết nguyên nhân khổ và hãy mang đến cho họ hướng đi an lành nhất. Kính thưa quí liệt vị! hạnh phúc nhất của người con Phật chúng ta là làm sao mang đến cho người niềm an vui, chính ở đó ta thấy sự dâng trào hạnh phúc của ta mà trong đạo Phật gọi là “hỷ lạc”. Với việc làm không vụ lợi, không cầu danh của người tu sĩ, đem những món quà đơn sơ giản dị đến với mọi cuộc đời bất hạnh, mà không phân biệt thân sơ, đó chính là sự lợi thế và việc làm rất thiết thực của đạo Phật, mà chắc hẳn rằng đạo Phật không có ai làm được. Bởi thế dù người ở trong đạo hay ngoại đạo, đều để lại trong lòng họ một thứ tình cảm sâu lắng, một cái nhìn thánh thiện của hình ảnh Tăng Ni, với màu áo lam thùy mị, màu nâu mạnh mẽ và màu vàng giải thoát kia, với một mục đích chung cho họ thoát phần nào của cảnh cơ cực mà không hề đòi hỏi họ phải làm tín đồ của đạo Phật, đó là nghĩa cử cao đẹp trên cả những cử chỉr mà đạo Phật của chúng ta đã làm được. “Mái chùa che chở hồn dan tộc Nếp sống muon đời của tổ tông”. Thật vậy, thưa quí liệt vị! Với cái thân thiện đó, đến với tình thương yêu vô bờ bến mà không phân biệt thô sơ, đã gieo rắc tư tưởng họ những mầm mống thiện khắc sâu không phai nhạt, và chính lúc này ta nên thực hiện những hoài bảo của ta, là cho họ con đường cao thượng hơn đó là dẫn họ từ từ về với chánh pháp, lúc này những phần quà vật chất trở nên món quà phương tiện nhất thời, mà cái quan trọng ở đây là hé mở cửa tâm linh, bằng công tác từ thiện cao hơn, có nghĩa là: chúng ta không chỉ mang tặng họ con cá mà làm thế nào tặng họ cần câu và chỉ họ cách sử dụng cần câu đó, để những đời sống cơ nhỡ kia, có cơ hội vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời, chúng ta khi làm việc từ thiện cũng nên nương nhờ các cấp chính quyền xem xét những hoàn cảnh gia đình thật sự cơ cực mà có con em hiếu học, để tạo điều kiện cho các em tiếp tục đến lớp vì đó là tương lai của đất nước, hay tạo những ngôi nhà tình thương, đường giao thông hay những cây cầu bị hư mục mà có nguy cơ đến tính mạng… đó là những việc làm, cũng như bản thân của chúng tôi, vừa rồi cũng tạo được một cây cầu ở vùng sâu vùng xa dưới tỉnh Cà Mau cho các em yên tâm đi trên cây cầu đó mà đến trường. Người xưa có câu thường ví von: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Chúng ta là tu sĩ, chắc hẳn về kinh tế không có nhiều, chúng ta có thể kêu gọi những nhà hảo tâm, những mạnh thường quân, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa và chúng ta có thể mở những lớp anh văn, mở lớp xóa mù chữ và đặt biệt là lớp học vi tính, để cho con em kịp thời phát triển những thách thức ở giai đoạn đất nước đang phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa. Song song với công tác từ thiện, chúng ta có thể về vùng sâu, vùng xa nương vào chư tôn đức giáo phẩm Ban trị sự, cùng kết hợp với chính quyền địa phương, để tổ chức khóa tu an lạc một ngày, bằng hình thức niệm Phật hay tu bát quan trai. Để chia sẽ với họ những pháp thoại đơn giản dễ hiểu, với những buổi sinh hoạt nhẹ nhàng, đầy tính nhân văn. Những buổi văn nghệ thông qua giáo lý cội nguồn Phật pháp, hay những buổi thiền hành dã ngoại trên núi hoặc dưới bờ biển… làm cho chương trình học Phật trở nên sinh động, thú vị, tạo tính năng cuốn hút từ cụ già đến trẻ thơ. Với câu nói của đức Phật gần 30 thế kỷ đã trôi qua vẫn còn lưu truyền đó là: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” hay liên tưởng tới Việt “Lá lành đùm lá rách Một miếng khi đói bằng một gói khi no” Với câu nói bất hũ đó đã gói trọn tình đạo vị như thấm sâu vào xương máu của Người con Việt, đất nước Việt, được mệnh danh là con rồng cháu tiên. Thông qua câu nói đó ta càng thấy trở nên giữa việc hoằng pháp và công tác từ thiện không thể tách rời nhau, mà nó như nước với sữa, như trầu không thể tách rời cau, như cá sống không thể tách rời nước. Việc hoằng pháp và công tác từ thiện cũng như thế, nếu biết kết hợp một cách hài hòa thì mang lại nhiều kết quả hơn. Với thời buổi hiện nay việc làm từ thiện đòi hỏi phải có sự suy tư, định hướng cũng như có chủ đích rõ ràng, để tránh việc ngộ nhận đừng để xảy ra những việc đáng tiếc. 3. Một vài thành tựu mà hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer của chúng con được thu mình nhỏ trong vòng tay bảo che của Giáo hội, nhưng được quí Ngài lưu tâm, cũng như Ban Tôn giáo Mặt trận tạo điều kiện để được vươn mình trong sớm mai. Với sự thuận lợi ấy Phật giáo Nam tông Khmer cũng hết sức khiêm tốn và cố gắng thành tựu một số vấn đề ích nước lợi nhà như: Phật giáo Nam tông Khmer thường về vùng sâu vùng xa với dân tộc thiểu số đem quà tặng cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời chư tôn đức, cũng tổ chức tạo điều kiện mở được các buổi pháp thoại vào ngày 08, 15, 22 và 30, nhưng chủ yếu nhất cũng là hai ngày chính 15 và 30, đưa ra những vấn đề nhân quả, tội và phước đâu là vấn đề dẫn đến nguyên nhân nghiệp quả cũng như pháp Tứ Diệu Đế… Ngoài những thời pháp thoại, quí Ngài còn mở các khóa tu thiền hành, bát quan trai giới, ngoài ra không chỉ dừng ở những bài pháp thoại mà quí Ngài còn để trong lòng họ rất nhiều về các vấn đề như tham gia luật giao thông ở nông thôn như thế nào, gìn giữ tài nguyên rừng quốc gia, cũng như rũ nhau tham gia các việc từ thiện như: phát quà người nghèo, sữa lại các cầu cống bị hư, đắp đường, đắp mương, truyền trao dạy cho họ biết về kiến thức các cơn bệnh của thế kỷ và nguy cơ dẫn đến con đường tội lỗi đó như thế nào phải tránh xa đi… Đồng thời nói về các hiến chương pháp lệnh nhà nước, và còn cho họ biết về hiến chương Giáo hội… và … để từ đó họ nhìn sự vật bằng cái đúng đắn, bằng tâm chánh pháp, tạo cho họ niềm vui và sự thích thú bằng trò vui Phật pháp Này, câu chuyện nọ, và lần lần họ dắt nhau về chùa có đến vài trăm người đến lắng nghe pháp và họ sống với cuộc sống chan hòa của cha ông tổ tiên, sóng với tình yêu thương chân thật tương ái tương thân lẫn nhau, họ che chở và chia sẽ những cơn hoạn nạn, đó cũng nhờ ân đức của các chư tôn đức, tạo điều kiện cho họ tắm mình trong suối nguồn tươi mát của Phật pháp. Để từ đó họ trở nên thay đổi hẳn trong những hành vi cử chỉ, để họ có cái ứng xử cao đẹp hơn trong đối nhân xử thế của suối nguồn yêu thương. Với tinh thần đạo Phật trên nền tảng từ bi, luôn song hành với trí tuệ, và nó đóng vai trò chủ đạo cho hướng đi tốt đẹp của chúng ta. Nếu vắng đi một trong hai thì xem như ta chưa hoàn thiện được một con người tốt, ví như có căn nhà mà thiếu ánh sáng, chúng ta sẽ bị sống trong cạnh đen tối mờ mịch vì thế cố gắng kiện toàn cả hai. Nhờ thế giúp chúng ta thấy rõ hơn những cảnh đời đáng thấy, để chia sẽ nỗi khổ đâu cho mọi loài và mọi người, và muốn làm tốt đời, đẹp đạo trước tiên chúng ta cần chu chỉnh cho thật kỷ lưỡng ở tác phong của chúng ta, và cần thấu hiểu cái tâm của mình hơn ai hết, dẹp bỏ những ngã mạn, tự ty hãy sống với chính mình, trở về với bản tâm chân như và luôn mang trong người với đôi giày nhẫn nhục, để đạp nát những phiền não kích động của những tâm sở khởi lên, đừng để mạt na đắm chấp đưa vào tàng thức, làm rối loạn tinh thần và thối thất tâm bồ đề của hành giả khi hoằng pháp với công tác xã hội 4. Đánh giá chung về công việc khi hoằng pháp với công tác xã hội về mặt ưu điểm và khuyết điểm. Ưu điểm: Với tính ưu điểm ở đây là có những con người với sứ mệnh thiêng liêng cao cả “Tác Như lai sứ, hành Như Lai sự, tuổi trẻ nhưng đầy nhiệt huyết tham gia công tác xã hội, họ biết thời cơ để lồng Phật pháp vào làm cho Phật pháp ngày càng xương minh hưng thịnh hơn với nhiều hình thức. Bên cạnh đó, được sự trợ duyên của chư tôn đức Giáo phẩm Ban Tri sự cùng kết hợp với chính quyền địa phương, mà hàng Tăng sĩ trẻ mới có cơ hội tham gia mạnh mẽ trong công việc hoằng pháp với công tác xã hội, và theo đường hướng ấy hiện nay Tăng Ni sinh theo trào lưu rất nhiều dù học dưới mái trường họ vẫn tham gia tốt việc hoằng pháp với công tác xã hội. Khuyết điểm: Tuy nhiên bên cạnh mặt ưu cũng có những mặt khuyết. – Chưa đoàn kết, khi tham gia hoằng pháp với công tác xã hội hành giả thường có những ý kiến bất đồng, chưa hài hòa. – Có một số người thật sự chưa hết tấm lòng khi trang trải tình yêu thương cho người khác, họ còn lấy cái chung để làm cái riêng cho chính bản thân mình. – Có những hành giả lợi dụng ngôn ngữ quá nhiều chưa biết kiềm chế, cứ để ngôn ngữ như dòng thác chảy thao thao bất tuyệt khi lên thuyết giảng nên dễ bị đụng chạm các tôn giáo bạn. Đôi lời kiến nghị: Chúng con rất mong mỏi Giáo hội, quan tâm hơn về công tác Phật sự hoằng pháp và xã hội, tán đồng khen thưởng những vị có tâm hành đạo và phụng sự đạo tốt đẹp làm lợi ích cho quần chúng nhân dân. Đồng thời xử phạt với mọi hình thức đích đáng về những người mang hình thức tu sĩ, nhưng tâm còn đầy thế gian, lợi dụng Phật pháp để làm việc phi pháp. Kết luận: Qua chủ đề trên chúng ta rút ra được kết luận rằng, việc hoằng pháp với công tác xã hội rất là quan trọng, chúng ta không thể thuyết pháp suông mà không mang đến cho họ thoát đi những cơn đói đang đợi chờ, bởi thế việc hoằng pháp với công tác xã hội luôn song hành với nhau, chúng như đôi bạn tri âm, tri kỷ không thể tách rời nhau được, nếu thiếu một trong hai cuộc sống thiếu đi phần mỹ quan, đời trở nên cô quạnh. Bởi thế cho nên chúng ta hãy sống và hãy làm việc có mục đích tốt đẹp, để hiến dâng cho đời thêm chất hương vị ngọt ngào khi có mặt ta trên cõi đời này, hãy sống hết mình, hãy trao nhau nụ cười mến thương, hãy tặng nhau tình thương mến thương ta sẽ thấy mình được tình yêu trong nhân loại vì: “Ta sống đây sống cho nhân loại Đâu có quyền sống lấy riêng ta” Chúng tôi là người con Phật thiết tha kêu gọi những tấm lòng vàng, ngày càng mở rộng hơn, để cả thế giới này thật sự có một tình yêu trong nhân loại. Cũng không quên cầu nguyện chư Phật gia hộ đến những anh dũng hi sinh nằm xuống trong lòng đất lạnh, để đất nước có ngày hôm nay. Đồng thời vọng đến sự biết ơn sâu sắc các anh chiến sĩ ngày đem ngoài biên thùy xa xôi kia cầm chắc tay súng để bảo vệ tổ quốc. Xin được đem câu thơ để kết thúc: “Trong đêm tối vô minh tìm lẽ sống Mộng đời ơi xin từ giả ra đi Không thể vui khi bao người đang khổ”. |
Cập nhật ( 02/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com