HOẰNG PHÁP TRONG THỜI HỘI NHẬP * Thích Quảng Tế Ban Hoằng pháp tỉnh Phú Yên Hoằng pháp là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Tất nhiên khi hoằng pháp phải tùy theo căn cơ, tùy theo trình độ của từng đối tượng, mỗi hội chúng với mỗi nội dung, đề tài thích hợp cho người nghe lãnh hội một cách có hiệu quả. Nội dung hoằng pháp , bao giờ cũng đặt nền tảng trên lời dạy của đức Phật nói ra, trong tam tạng kinh điển. Nhưng vấn đề cốt lõi đóng vai trò chủ đạo trong việc thành công của công tác hoằng pháp, bao giờ cũng là nhân tố nhân sự. Nói cách khác nếu không có những con người đầy đủ phẩm chất và trình độ kiến thức nội điển chuyên sâu, cũng như thế học cần thiết cho công tác Hoằng pháp, thì hiệu quả của người Hoằng pháp sẽ rất giới hạn. Trong Phật giáo khi nói đến công tác Hoằng pháp, là phải nói đến, trách nhiệm và bổn phận trọng trách chung, nhất là vai trò của các vị trụ trì, bên cạnh đó có hàng cư sĩ hoằng pháp viên. Xét trên tinh thần đại chúng, đây là một sự hạn chế. Nếu đặc vấn đề này trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay. Đối với Phật giáo, khi nói đến yếu tố nhân sự là nói đến tăng đoàn lục hòa, chứ không bao giờ là những cá nhân, bởi vì Tăng bảo là một trong ba ngôi Tam bảo cao quý nhất. Nhưng để có một tăng đoàn, theo một mẫu thức xã hội lý tưởng, của tổ chức tăng đoàn thời đức Phật vững mạnh, sống lục hòa, hòa hợp như nước với sữa, đầy trí tuệ, an lạc cho tập thể, mới có khả năng chuyển tải giáo lý từ bi, trí tuệ, vô ngã vị tha của đạo Phật, đến với tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội. Thành viên của tăng đoàn cũng chính là nhà Hoằng pháp là “Sứ giả của Như Lai”. Cho nên sức mạnh của một tổ chức xã hội nào cũng luôn luôn phụ thuộc vào năng lực phẩm chất của mỗi thành viên. Tương tự như vậy một lực lượng Hoằng pháp hùng mạnh, để đảm trách sự nghiệp Hoằng pháp lợi sanh báo Phật ân đức, nếu mỗi thành viên của nhà Hoằng pháp luôn coi trọng về kiến thức, bỏ qua phần tự thân tu tập của chính mình, coi nặng về hình thức. Bởi vì, Lực lượng giảng sư tương lai trong ngôi nhà Hoằng pháp, và hàng cư sĩ Hoằng pháp viên, đóng một vai trò vô cùng quan trọng, vì ảnh hưởng của Phật giáo phát triển hay không, vững mạnh hay không, lang rộng hay hạn chế. Cũng đều phụ thuộc vào sức mạnh nội tâm tu tập, của mỗi thành viên trong lực lượng giảng sư trẻ tương lai của Nghành Hoằng pháp. Bởi vì, xã hội hiện nay rất phát triển và đầy đủ về mọi phương tiện thông tin đại chúng, nhất là ngành công nghệ thông tin. Cho nên Phật tử, hay quần chúng nói chung hiện nay, họ muốn nghe Phật pháp, qua băng, đĩa, hệ thống Inter-net, trang website,… một cách rất tiện lợi và dễ dàng. Cho nên ngày nay họ không cần quá nhiều những “chuyên viên tôn giáo”, hay chuyện rao giảng những kiến thức thuần túy thế gian mà góp mặt, thu thập, từ trường lớp… Bởi vì ngày nay Phật tử, quần chúng họ khá mệt mõi, mất hy vọng mất chỗ dựa, buồn phiền về những người như “Hành nghề tôn giáo” rao giảng lý tưởng suông. Vì những người trong xã hội hiện nay khi họ quay về với đạo Phật thì chúng ta nên biết họ cần những gì? Nghĩa là họ cần những nhà Hoằng pháp chân chính, có nội lực của sự tu tập nội tâm, nhằm chuyển tải những lời dạy của đức Phật, có thể chia sẻ trong kinh nghiệm hành trì mang lại cho họ niềm an lạc thật sự, an vui giải thoát giúp họ vượt qua những rắt rối, phiền não, sầu khổ trong công việc thường nhựt. Bởi vì con người trong xã hội hiện nay nhiều biến động và nhiều sức ép, để có thể tạo ra niềm tin kiên cố, được an lạc khi người ta có cơ hội đến gần. Để đáp ứng được những nhu cầu trên, một giảng sư Phật giáo cần hội đủ các điều cần thiết quan trọng sau đây: 1. Tầm nhìn tổng quát Điều cần thiết đối với một vị giảng sư là trình độ Phật pháp. Mà cái cần thiết ở đây là sự thông hiểu rốt ráo về hệ tư tưởng giáo lý, của các bộ kinh. Một giảng sư tối đa phải hiểu một cách rõ ràng tầm quan trọng về về phương diện Hoằng pháp lịch sử và tư tưởng của Phật giáo từ khởi nguyên cho đến hiện nay. Thực tế, như ngay từ buổi đầu Phật giáo du nhập vào nước ta bằng con đường bình an, nên có sự gắn bó và hòa nhập với dân tộc trong tiến trình dựng nước và giữ nước. Mặt khác cốt tủy tinh thần của đạo Phật, là từ – bi, hỷ – xả nên dễ dàng nhanh chóng bám rễ rồi ăn sâu vào tâm thức của cộng đồng người Việt, vì người Việt của chúng ta đã vốn có những phẩm chất đức tính như thế. Nhà nghiên cứu sử học Trần Văn Giàu đã ghi nhận: “Bình minh lịch sử của dân tộc ta cũng gắn liền với Phật giáo”. Thế nên Phật giáo thời điểm đó được xác định như là một thực thể cấu thành ra sức mạnh quần chúng. Do vậy, một vị giảng sư nhận chân một cách thấu đáo mối quan hệ hỗ tương giữa các hệ thống triết học từ khởi nguyên cho đến các giai đoạn phát triển. Vì đây là một trong những yêu cầu tất yếu cho sự tồn tại của Phật giáo giữa các nền văn hóa khác nhau. Sự hình thành và phát triển các bộ phái Phật giáo theo thời gian và nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người, mà không phải là sự phát triển mang tính cục bộ, phân loại cao thấp bộ phái riêng lẽ, không có sự nối kết nhau. Tất nhiên, về hình thức tổ chức và phương pháp vận dụng triết lý có sự khác nhau để phù hợp với nhu cầu tri thức của con người từng thời đại, nhưng những triết lý cốt tủy của Phật giáo là không có sự khác biệt. Khi được trang bị một sự hiểu biết như thế, một số quan niệm sai lầm, ngộ nhận xưa nay, như: Phật giáo nguyên Thủy hay Nam truyền Phật giáo, mới là chánh thống, Phật giáo Bắc tông hay Phật giáo phát triển không phải là chánh thống; hoặc Phật giáo Nam truyền là tiểu thừa Phật giáo Bắc truyền là đại thừa. Nói khác đi những ý tưởng chấp thủ bộ phái, vùng miền, đại tiểu, cao thấp cần phải được chuyển hóa loại trừ. Tuy nhiên, trong thực tế Phật giáo chúng ta hiện nay cũng như Ban Hoằng pháp Trung ương, dường như vẫn chưa được phát huy một cách tích cực, từ đó chủ nghĩa bộ phái, khuynh hướng đề cao cá nhân đã ảnh hưởng khá rõ nét trong tư duy cũng như sinh hoạt của đại đa số tu sĩ, cư sĩ, Phật tử, của các đạo tràng hiện nay. Đây là những kiến thức, và kinh nghiệm trợ lực lớn, hiệu quả cho những thành viên Hoằng pháp. 2. dụng tư tưởng Phật giáo vào cuộc sống thực tiễn. Tiếp theo một yếu tố quan trọng là: Địa phương hóa và bản địa hóa Phật giáo. Trên bình diện thế gian, đây là lợi thế rất lớn của Phật giáo khi truyền bá vào Việt Hay nói một cách khác trong quá trình hội nhập và phát triển, giáo lý Phật giáo và văn hóa bản địa luôn có sự giao thoa tương tác, để từ đó tạo ra một bản sắc mới cho chính Phật giáo và nền văn hóa ấy. Đây chính là tài sản vô giá, đối với từng dân tộc, từng quốc gia, từng vùng miền, chắt chắn người Việt sẽ bảo vệ và giữ gìn. Đó là lịch sử Việt Như thế, người giảng sư cần phải có những kiến thức cơ bản về lịch sử và đặc tính văn hóa của từng vùng miền cụ thể, để từ đó mới có kiến thức và kinh nghiệm Hoằng pháp thích hợp đến với từng căn cơ, trình độ và đặc tính văn hóa của từng vùng miền. Chính đặc tính bản địa này tạo nên một sức sống lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc và đạo pháp. Trong Phật giáo, kiến thức và khả năng vận dụng này được gọi là phương tiện thiện xảo. Tuy nhiên trong quá trình “phương tiện” thiện xảo để phục vụ mục tiêu Hoằng pháp “Thiện xảo” để đưa đạo vào đời, để bảo tồn tính văn hóa dân tộc Phật giáo. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com