HOẰNG PHÁP ĐỐI VỚI QUAN CHỨC CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG * Minh Thạnh – Trần Thanh Tú Phương châm hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nhưng như thế, sự gắn bó là từ một phía, có tính chất đơn phương. Muốn mối quan hệ thực sự bền vững, gắn kết lâu dài, thủy chung như nhất, sự hiểu biết phải đến từ cả hai phía. Tức là, phía nhà nước, phía các đơn vị lực lượng vũ trang cũng phải có những am hiểu nhất định đối với Phật giáo. Điều đó không có nghĩa là theo đạo Phật, là trở thành tín đồ Phật giáo. Người không tôn giáo vẫn có thể là người, theo một khái niệm mới hiện nay, là người “yêu Phật giáo”. Tăng ni Phật tử yêu đất nước,yêu dân tộc,yêu nhà nước xã hội chủ nghĩa theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, thì từ phía ngược lại các quan chức nhà nước thành viên các lực lượng vũ trang cũng có thể “yêu Phật giáo”. Như thế tình yêu của đôi bên mới thắm thiết, bền vững, lâu dài. Để “yêu Phật giáo” thì cần hiểu đúng, hiểu nhiều về Phật giáo. Trong nhà trường, qua các khóa bồi dưỡng về chính trị, văn hóa dân tộc, về hoạt động nhà nước, về công tác dân vận, chắc chắn các quan chức nhà nước, thành viên các lực lượng vũ trang cũng được giới thiệu sơ nét về Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Tuy vậy, đây mới chỉ là việc giới thiệu khái quát về Phật giáo từ những người chưa phải là Phật giáo. Do vậy kiến thức về Phật giáo đặc biệt là về Phật giáo Việt Thường, đó là việc lặp lại một số nội dung đã biên soạn từ hàng chục năm trước, có nhiều điểm cần cập nhật, điều chỉnh. Vì vậy, ở đây, chúng ta có thể đặt vấn đề hoằng pháp đối với đối tượng quan chức nhà nước, thành viên các lực lượng vũ trang… Hoằng pháp, để sao cho những quan chức nhà nước, thành viên lực lượng vũ trang hiểu Phật giáo hơn, yêu Phật giáo hơn, làm tốt hơn công tác dân vận mặt trận, củng cố khối đoàn kết toàn dân, đặc biệt là quan hệ nhà nước – Phật giáo. Thực tế, chúng tôi được biết nhiều trường hợp phía chính quyền, phía lực lượng vũ trang chăm lo nhang khói cho nhiều chùa chưa có thầy trụ trì. Chẳng hạn, các cán bộ chiến sĩ hải quân chăm sóc các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa. Do vậy, việc hoằng pháp đến họ là điều rất cần thiết. Trong hoạt động thường xuyên của nhà nước, của lực lượng vũ trang, vẫn có các buổi báo cáo thời sự. Phía Phật giáo có thể chủ động tranh thủ hoạt động này, cử các vị tăng sĩ có chức vụ trong Giáo hội, đến báo cáo về tình hình hoạt động của Phật giáo Việt Nam trong khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thời giới thiệu những kiến thức cơ bản về Phật học, về truyền thống yêu nước, gắn bó với dân tộc của Phật giáo Việt Nam. Thiết tưởng, khi hiểu nhiều hơn về Phật giáo Việt Phía quan chức nhà nước, thành viên các lực lượng vũ trang sẽ có điều kiện làm tốt hơn công tác dân vận, đoàn kết dân tộc, xây dựng củng cố khối đoàn kết toàn dân, thêm hiểu Phật giáo, yêu Phật giáo, gắn bó hơn với Phật giáo, từ đó, có những chính sách thích hợp và đúng đắn để khai thác thế mạnh của Phật giáo Việt Nam, phục vụ cho lợi ích chung của cả dân tộc. Trong hoạt động hoằng pháp này, phía Phật giáo cũng cần tìm hiểu những tài liệu nào dùng để huấn luyện cán bộ có liên hệ đến Phật giáo có nội dung cần điều chỉnh, sao cho thích hợp với tình hình mới, để đề xuất cơ quan chức năng cập nhật, hiệu đính, nhằm mục tiêu việc phục vụ của tài liệu thật sự hiệu quả. |
Cập nhật ( 18/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com