HÌNH TƯỢNG BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM TẠI CÁC NƯỚC CHÂU Á * Nguyễn Gia Quốc Tư tưởng Đại thừa ra đời như một bước ngoặt mới của sự phát triển Phật giáo mà nổi bật nhất là lý tưởng hình tượng Bồ tát ngày càng chiếm ưu thế trong niềm tin của hàng Phật tử theo Phật giáo Đại thừa. Trong vô số các vị Bồ tát, chỉ có những vị Bồ tát hàng Thập địa mới được tín đồ ngưỡng mộ, thờ tự và cầu nguyện. Bồ tát Quán Thế Âm là một trong những vị Bồ tát thuộc hàng Thập địa nhận được sự sùng bái và kính trọng bậc nhất. Sở dĩ vị Bồ tát này có được sự tôn kính như thế là nhờ vào những đặc tính mà Ngài đại diện như từ bi, phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh đang trầm luân trong biển khổ… Chính những điều này đã giải quyết được những nhu cầu trong hiện thực cũng như thỏa mãn phần lớn những đòi hỏi về tâm linh của con người. Hầu như ở tất cả các quốc gia trên thế giới, nếu như nơi đó có cộng đồng Phật tử theo Phật giáo Đại thừa thì hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm đều có mặt. Chính vì thế, Ngài cũng là đối tượng được giới học giả trong lẫn ngoài Phật giáo quan tâm nghiên cứu. Tín ngưỡng Quán Thế Âm phát triển sang các nước châu Á khá mạnh mẽ sau khi đã hình thành và truyền bá rộng rãi khắp xứ Ấn. Việc truyền bá tín ngưỡng Quán Thế Âm theo con đường buôn bán đến các nước phía Đông theo hai hướng: con đường biển xuyên qua các nước Nam và Đông Nam Á rồi sang vùng Viễn Đông và Con đường tơ lụa từ Trung Á băng qua sa mạc Gobi đến phía Đông Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Việt Nam. Như thế, việc giao thương buôn bán đã trở thành điều kiện thuận lợi để tín ngưỡng Quán Thế Âm lan tỏa khắp nơi. Giới Tăng sĩ Phật giáo đã theo đoàn người buôn bán trên Con đường tơ lụa để vượt qua sa mạc, hay theo các thương thuyền để đến Nam, Đông Nam Á rồi sang vùng Viễn Đông, và chính những thương nhân cũng là lực lượng góp phần quan trọng trong quá trình truyền bá này. Đến bất cứ vùng nào, Bồ tát Quán Thế Âm cũng được thể hiện thông qua sự kết hợp thêm những tính chất của các vị thần linh bản địa. Thực tế, tín ngưỡng Quán Thế Âm là một hình thức pha trộn những nét đặc trưng giữa Phật giáo và các tín ngưỡng, tôn giáo thịnh hành trong thời gian này. Vì thế, Ngài có những nét đặc trưng không chỉ của Phật giáo mà còn của các vị thần thời Veda như Purusa, Siva, Indra, Vishnu, Surya và của những vị thần bản địa khác. Chính những điểm này đã là chiếc cầu lấp đầy khoảng cách giữa Hindu giáo, Phật giáo và tín ngưỡng bản địa. Sự tổng hòa các đặc trưng đó làm cho Bồ tát Quán Thế Âm được đông đảo tín đồ sùng kính, phổ biến hơn cả Đức Phật Thích Ca trong niềm tin của một số cộng đồng dân cư. Việc buôn bán quốc tế trên đường biển xuyên qua Đông Nam Á trở nên thường xuyên vào khoảng cuối thế kỷ thứ II. Từ đó, khu vực Đông Nam Á được thế giới biết đến như một vùng đất thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị. Trong nhiều thế kỷ, Đông Nam Á là nơi trung chuyển, kết nối và tham gia vào quá trình buôn bán trên con đường này. Cũng nhờ tiến trình thương mại đó mà các quốc gia ven biển vùng Đông Nam Á đã ra đời và phát triển mạnh. Sự thịnh suy về phương diện kinh tế, văn hóa… của họ cũng lệ thuộc khá nhiều vào con đường buôn trên biển. Nhìn ở góc độ văn hóa, nhờ đường buôn phát triển mà các nước Đông Nam Á đã tiếp thu văn hóa Ấn Độ, trong đó có tín ngưỡng tôn giáo. Lịch sử ghi nhận, Phật giáo cũng theo con đường này mà hòa nhập vào đời sống của người dân bản địa. Ban đầu, chỉ giới thương nhân Phật tử tham gia truyền bá. Về sau, giới Tăng sĩ Phật giáo mới tham gia khi họ đi nhờ trên thuyền buôn giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Phật giáo đến với vùng đất Đông Nam Á theo nhiều thời kỳ khác nhau, tùy theo quốc gia, dân tộc nào tiếp cận sớm hay muộn. Với hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, sau khi hình thành và phát triển mạnh ở trên đất Ấn, thì đến thế kỷ thứ V, Ngài mới bắt đầu “vượt biển” để đến với các quốc gia phía Đông Nam Á. Như thế, nhờ vào con đường giao thương, việc thờ phụng Quán Thế Âm đã được truyền đến và phát triển mạnh ở Sri Lanka và những quốc gia Đông Nam Á lục địa khác. Đến bất cứ vùng đất nào, hình ảnh từ bi của Bồ tát Quán Thế Âm cũng luôn giữ một vai trò quan trọng trong cộng đồng Phật giáo. Các nền văn hóa khác nhau có những lựa chọn khác nhau để thể hiện Ngài. Thông qua quá trình tiếp biến, các nước trong khu vực này có cách tôn thờ Bồ tát Quán Thế Âm thật đặc trưng. Những quốc gia trong khu vực Bên cạnh hàng Tỳ kheo trí thức Triều đại Pagan (1044 – 1287) tại Myanmar đã đánh dấu một thời kỳ mới của sự thờ phụng tín ngưỡng Quán Thế Âm khi Ngài đến và trở thành một đối tượng sùng bái như một vị linh thần độc lập. Trong khoảng thời gian đó, Vào thế kỷ thứ VII, Dvaravati (miền Trung Thái Lan) trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh trong vùng Đông Nam Á. Điều đó được ghi nhận cùng với những hình ảnh Đức Phật vượt trội so với các di chỉ văn hóa khác của Dvaravati. Chúng tiêu biểu cho những đặc tính của quá trình ảnh hưởng văn hóa Andhradesa và Khi Phật giáo được truyền bá vào đất nước này, hình ảnh của Phật hay của một vị Bồ tát mà họ ngưỡng mộ đã thế chân các vị thần bản địa hay các vị thần Hindu xuất hiện trước đó. Từ đó, danh xưng của họ cũng gắn liền với tên tuổi của vị Phật hay Bồ tát mà họ ngưỡng mộ. Đó là giai đoạn cai trị của vua Jayavarman VII (1181-1201), một trong những vị vua xuất sắc và nổi tiếng nhất của thời kỳ văn minh Từ đó, Bồ tát Quán Thế Âm được xưng tụng dưới nhiều danh hiệu khác nhau trong các bi ký, như Vrah Kamrateu, Sri Avalokitesvara, Avalokitesa, Avalokita,… Những danh hiệu này xuất hiện trong thời kỳ Triều đại của vua Jayavarman VII đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật Khmer. Là một Phật tử thuần thành, ông củng cố lại vương quyền Khmer hùng mạnh, xây dựng nên một vương quốc của lòng từ bi vô bờ bến. Những bức tượng về Đức Phật và Bồ tát Quán Thế Âm hầu như có mặt khắp các ngôi đền linh thiêng trên toàn quốc. Kể từ khi ông tuyên bố nhận mình là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, tín ngưỡng này bắt đầu lan tỏa và phát triển mạnh trên toàn vương quốc và đây là thời gian hưng thịnh nhất của tín ngưỡng Quán Thế Âm trên vùng đất của người Khmer. Vì thế, thành tựu nổi bật nhất của thời kỳ này và cũng là của toàn bộ nền văn minh Angkor có dấu ấn rất đậm của tín ngưỡng Quán Thế Âm, đặc biệt nhất là thời kỳ Bayon (1177-1230). Những bức tượng bốn mặt cùng nụ cười bí hiểm và khó hiểu đã làm ngây ngất những ai đã từng đến đây chiêm ngưỡng, từ những du khách bình thường đến những nhà nghiên cứu, đền Bayon được xem là đỉnh cao nghệ thuật trong quần thể kiến trúc Angkor. Trong những quan điểm khác nhau về bức tượng Bayon, có ý kiến giải thích Bayon là những bức tượng bán thân Quán Thế Âm bốn mặt, tượng trưng cho bốn hạnh nguyện của Bồ tát: từ, bi, hỷ, xả. Bởi vì, đền Bayon được xây dựng vào thời kỳ hưng thịnh nhất của tín ngưỡng Quán Thế Âm trong lịch sử Campuchia. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó cũng chính là khuôn mặt của vua Jayavarman VII. Điều đó cũng có lý vì chính ông tự nhận mình là hiện thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Hơn nữa, trọn quyền quyết định trong tay, nhà vua tất phải ưu tiên xây dựng những hình tượng thần thánh mà mình ngưỡng mộ để phục vụ cho mục đích bảo vệ vương quyền của nhà vua. Từ những nhận định trên, chúng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng những bức tượng trên đền Bayon nổi tiếng là hình ảnh của Bồ tát Quán Thế Âm. Vừa qua, hình ảnh ngôi đền Bayon đã được Chính phủ Campuchia chọn làm biểu tượng cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 36 diễn ra tại Phnom Penh. Sự kiện hình ảnh ngôi đền Bốn mặt được sử dụng để thể hiện cho ước nguyện hòa bình và thịnh vượng trong toàn khu vực đã nói lên tầm quan trọng của hình ảnh này trong tiềm thức của người dân Campuchia. Ngoài ra, cư dân Đông Nam Á hải đảo cũng đón nhận và thờ phụng Bồ tát Quán Thế Âm rất thành kính. Cũng trong thời kỳ nở rộ, hình tượng của Ngài đã lan đến các vùng đảo của |
Cập nhật ( 17/04/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com