Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Hai 5, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Hình ảnh cây cầu trong ca dao – dân ca Cần Thơ (Lê Xuân)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lưu trữ
A A
0

HÌNH ẢNH CÂY CẦU TRONG CA DAO – DÂN CA CẦN THƠ

* Lê Xuân

Ca dao- dân ca (CD-DC ) là cây đàn muôn điệu của đời sống tình cảm con người Việt Nam. Người bình dân gởi vào cỏ cây, sông nước, đồng ruộng, núi non, chim muông, cầu cống, đình chùa… những vui, buồn, hờn giận, yêu thương. Lấy cảnh ngụ tình là phương thức phô diễn nhiều nhất của CD-DC. Ở các miệt vườn Cần Thơ tới đâu ta cũng gặp cảnh sông nước mênh mang, kênh rạch chằng chịt đem phù sa tắm mát cho cây trái. Mảnh đất giàu hoa quả và trí dũng này tới đâu ta cũng nghe những điệu hò, điệu lý, tới đâu ta cũng gặp những cây cầu.

  Từ Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi tới Cầu ván đóng đanh, cầu xi măng, cầu sắt… đã từ lâu, cây cầu không những là phương tiện giao thông, mà còn là sợi dây tình cảm xóa sự xa cách giữa nhà bậu và nhà qua, giữa mình và ta. Chiếc cầu là nơi hò hẹn của đôi ta, nối những nhịp vui đôi bờ. Nếu ở miền Bắc những cây cầu trong CD-DC được chải chuốt mượt mà mang tính ước lệ với bao ẩn dụ như: chàng trai muốn ngã một cành hồng làm cầu cho cô gái qua sông, hay cô gái muốn đem cái dải yếm mỏng manh của mình để bắc cầu cho chàng trai sang chơi, hoặc người dân mơ tới một cái cầu Kiều nào đó để cho con được hay chữ, thì ở Cần Thơ này có biết bao câu CD-DC mang hình bóng cây cầu theo các điệu hò. Mỗi câu ca gắn với một hình ảnh cụ thể của tâm trạng nhân vật trữ tình.

  Ở đây thiên nhiên ưu đãi, ban tặng hào phóng cho con người Cần Thơ gạo trắng nước trong/ Ai đi tới đó lịng khơng muốn về, là nơi cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn. Nhiều nơi cư dân còn sống chung với lũ, với cầu như hình với bóng. Tới miệt vườn nào ta cũng bắt gặp những cây cầu tre, cầu ván, cầu khỉ… và đâu đây văng vẳng bên tai lời ru của má:

                                        Ví dầu cầu ván đóng đinh

                                  Cầu tre lắc lẻo gập ghình khó đi.

Nhưng người mẹ vẫn dặn con:

                                             Khó đi mẹ dắt con đi

                                        Con đi trường học mẹ đi trường đời.

 Hoặc: Khó đi mượn chén ăn cơm/ Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi, thì ta chẳng còn thấy cái khó, cái khổ đâu nữa mà ta chỉ còn thấy cái chí, cái tình, cái vui. Đó chỉ là ví dầu thôi, chứ thực ra chẳng có cầu nào ngăn được lòng người. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam từ xưa tới nay, và cây tre cũng được dùng làm cầu nhiều nhất ở vùng kênh rạch chằng chịt này. Cũng vì chiếc cầu tre lắc lẻo mà chàng trai bộc lộ một nỗi lo:

                                Cầu tre lắc lẻo anh thắt thẻo ruột gan

                                      Sợ em đi chửa quen đàng

                              Rủi em có mạnh hệ, lỡ làng duyên anh.   

Cầu tre đã yếu, đã khó đi còn những cầu ván mỏng, ván yếu, ván oằn thì sao? Ta hãy lắng nghe ước mơ của một cô gái :

                                  Anh về sẻ ván cho dày

                       Bắc cầu sông cái cho thầy mẹ sang.

Các cô gái đôi khi mượn cầu yếu, cầu chênh vênh để được người yêu dắt qua, được gần nhau:

                                  Cầu cao ván yếu gió rung

                         Em không đi được cậy cùng có anh.

Một chàng trai bộc lộ nỗi ngờ vực đối với bạn tình:

                          Cầu cao ván yếu, con ngựa nhỏ xíu, nó chạy tứ linh

                                       Em đi đâu tăm tối một mình

                                Hay là em có tư tình với ai?    

 Từ hình ảnh cây cầu ván yếu, đôi bạn tình khuyên nhau cần phải giữ, phải nương tình bạn:

                                        Cầu cao ván yếu phải nương

                               Từ rày lũ bạn thôi thương chúng mình.

Và đây là lời của một cô gái chủ động bắc một cây cầu có mười hai tấm ván thật chắc để đợi người yêu. Con số 12 cũng là biểu trưng mười hai bến nước cuộc đời mà cô gái sẽ chọn một bến nước nào trong, bến nào có anh:

                            Bên này sông em bắc cầu mười hai tấm ván

                            Bên kia sông em lập cái quán hai tầng,

                                  Ba nơi đi nói, không ưng

                           Bán buôn nuôi mẹ, cầm chừng đợi anh.

Chàng trai trong điệu hò liên tưởng giữa miếng ván cong vòng và tính ham mê cờ bạc của em để có một lời khuyên :

                               Bước lên cầu ván mỏng, miếng ván cong vòng

                              Thấy em mê cờ bạc, trong lòng hết thương.

Nhưng nếu em là người anh ưng, anh cất công tìm kiếm, thì cầu gì anh cũng chẳng ngại:

                                   Xa nhau anh muốn lại gần 

                          Cầu không tay vịn, anh lần anh qua.

Cho dù cầu ván đóng đinh thật vững, nhưng nỗi đau, nỗi bực dọc của chàng trai nghèo xa xứ không tiền cưới vợ vẫn cứ ám ảnh :

                                     Bước xuống cầu, cầu oằn, cầu oại

                                     Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng

                                     Em thương anh bóp bụng đừng phiền

                                    Đợi anh về xứ kiếm tiền cưới em.

Hai câu đầu của giọng hò đối nhau chan chát với cách ngắt nhịp ngắn 3/2/2 diễn tả một tâm trạng, một chí hướng của chàng trai. Thế mới biết sức mạnh của tình yêu! Bởi vì chàng trai này không có hai lòng, không đứng núi này trông núi nọ như những chàng trai khác:

                                        Bậu đừng dứt nghĩa cầu ô

                              Chớ anh không phụ Hớn, chuộng Hồ như ai.

 Chàng thề thốt:            Phải chi ngoài biển có cầu

                               Để anh ra đó giải đoạn sầu cho em.

Lời nói của chàng mộc mạc thẳng thắn, tuy có pha chút dỗi hờn:

                                     Cầu cao ván yếu, gió rung

            Em thương anh thì thương đại, ngại ngùng thì đừng thương.

 Em đừng ỡm ờ dở đục dở trong, đừng như Con thỏ đứng đầu truông/ Khi vui giỡn bóng, khi buồn giỡn trăng. Nỗi vấn vương, nghi ngờ được giải tỏa và cả hai cùng cất lời thề:

                                 Bao giờ cầu nọ hết quay

                        Thì ta với bậu mới hết dây cang thường.

Họ muốn đem ước mơ hạnh phúc ban phát cho cả loài vật, xóa đi sự xa cách:

                                       Bắc cầu cho kiến leo qua

                               Để cho ai đó sang nhà tôi chơi.

Điệu Lý qua cầu cứ văng vẳng khắp miền sông nước, trên ghe, trên xuồng. Các chàng trai cô gái tỏ tình, giận hờn, nguyện ước, chia tay bên những cây cầu. Con người Cần Thơ nói riêng và Nam Bộ noi chung luôn mang trong mình chất dõng dã, trọng nghĩa khinh tài. Vì thế trong điệu hò, họ khuyên nhau đừng vì cầu danh vọng mà tham đó bỏ đăng:

                                Cầu nào cao bằng cầu danh vọng

                               Nghĩa nào trọng bằng nghĩa tào khang.

Họ chỉ sợ những kẻ qua cầu rút ván quên đi cầu ái, cầu ân. Đến tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ cũng làm cho Ngọc Hoàng cảm động, bắt quạ nối đuôi nhau thành cầu Ô thước để hai người gặp nhau vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm. Không gì dài bằng thời gian đợi chờ trong tâm lý của người đang yêu:

                                            Duyên ưa có thấu tình nhau

                                   Ngày nào Ô thước bắc cầu sông Ngân?

Nếu tình duyên trục trặc thì dù có đi qua cầu sắt vững chắc đến đâu họ vẫn thấy không vững:

             Anh đi qua cầu sắt, anh nắm tay em thật chắc, miệng hỏi gắt chung tình

             Bướm xa bông tại nhụy, anh xa mình tại ai?    

  Ngày nay trên đất nước ta đã có bao nhiêu cây cầu hiện đại đi vào lịch sử như cầu Long Biên, cầu Hàm Rông, cầu Hiền Lương, cầu Mỹ Thuận, va cầu Cần Thơ vĩ đại sắp hoàn thành. Những cây cầu ở Việt Nam nói chung và Cần Thơ nói riêng, dù làm bằng dải yếm, cành hồng, Ô Thước, dù đó là cầu quay, cầu tre, cầu sắt hay cầu Kiều thì tất cả cũng đều là cầu ái cầu ân, cầu tình, cầu nghĩa. Cầu trong thành phố, cầu ở xóm quê, cầu ở sông cái, sông con, cầu qua kênh, mương, rạch… Những cây cầu muôn đời nay vốn gắn bó thân thương với đời sống lam lũ của người dân Cần Thơ. Nó ẩn hiện lung linh trong tâm hồn họ qua mỗi điệu hò, điệu lý. Nó ngân vang mãi với sóng nước mênh mang va muôn vạn nỗi lòng./                                                                                  

————————————–

-Tên thật:        Lê Xuân Bột

-Địa chỉ:          Nhà số: 55/5 CMT8 Cần Thơ

-Điện thoại:    NR:  0710.3828363  –  DĐ:  0947.6151109

-E-mail:          Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

Related Posts

Bà con và các em học sinh lưu thông trên cây cầu mới

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

20 giờ trước
0

Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

2 ngày trước
0

Bạc Liêu:[Video] Phật giáo Bạc Liêu góp thêm hương xuân tại “Chợ quê ngày Tết” năm 2023

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khởi công xây dựng nhà tình thương tại huyện Hồng Dân

3 ngày trước
0
jhh

Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

4 ngày trước
0

Nước đủ nóng thì trà tự thơm

1 tuần trước
0
Next Post

Công nữ Ngọc Van với Quốc vương Chân Lạp (TS Trần Thuận)

Sài Gòn – Chợ Lớn ngày ấy (Huỳnh Thị Hoa Kỳ)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ Bổ nhiệm trụ trì và An vị Phật tại chùa Cosdon

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Phật giáo thành phố khánh thành cầu nông thôn và trao 130 phần quà tại xã Long Điền Đông A huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trang nghiêm Pháp hội Dược Sư cầu an đầu năm Quý Mão

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Lễ rằm tháng giêng (Thích Giác Tâm)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vãn cảnh chùa ngày xuân

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

2 tháng trước
0
Chưa được phân loại

Chùa Long Phước thông báo Khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 210

3 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 208

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo khoá tu Một ngày an lạc lần thứ 207

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Long Phước thông báo tổ chức Đêm Trung thu và trao 600 phần quà cho các cháu thiếu nhi

5 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan PL.2566 – DL.2022

6 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

02/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
11/1
2
12
3
13
4
14
5
15
6
16
7
17
8
18
9
19
10
20
11
21
12
22
13
23
14
24
15
25
16
26
17
27
18
28
19
29
20
1/2
21
2
22
3
23
4
24
5
25
6
26
7
27
8
28
9
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.520
  • 3.422
  • 56.394

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Ngân hàng Vietcombank CN Bạc Liêu
  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu - Số tài khoản: 9999698898 - Sđt: 0983 891 191 (TT.Thích Giác Nghi)
  • Tên tài khoản: Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu - Số tài khoản: 1943883891

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học