Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, 1 Tháng Mười, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Hiểu cho đúng về phá kiến

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Hiểu cho đúng về phá kiến

* Hồ Dụy 

Pháp môn nào cũng là phương tiện hướng chúng sanh đạt tâm thanh tịnh. Tâm càng thanh tịnh tự tánh càng hiển lộ, càng gần với tâm Phật. Tâm thanh tịnh là tâm cận giải thoát, dẫu cho Niết bàn còn xa vời chăng nữa.

Những gì Đức Phật thuyết trong suốt cuộc đời là chân tướng vũ trụ; với cõi Ta bà [trước hết] là chân lý về kiếp người, ai nương vào tu hành sẽ vĩnh viễn thoát khổ đau. Phật giảng với rất nhiều căn cơ, nhiều cảnh giới, thậm chí có cảnh giới trong định cho hàng Bồ tát và chư Thiên, nên số kinh vô lượng, nghĩa cũng vô lượng. Ngay cả với một bộ kinh, lúc này giảng cho căn cơ thấp sẽ khác với hàng căn cơ cao hơn. 

Đơn cử đều khuyến tu lên Cực Lạc, pháp hội này Phật nói ngoại trừ ngũ nghịch thập ác, ở thời khác Ngài lại bảo hạng người này cũng được độ sanh. (Thực tế đã có minh chứng cụ thể; càng chứng tỏ túc nghiệp vô cùng quan trọng, càng củng cố thuyết tái sanh trong sáu nẻo). Không hiểu sẽ cho Phật “ba phải”, nói thế nào cũng được. Là do người ta dùng trí phàm soi Tâm Phật, lấy ngao lường biển.

Giáo sư triết học Tây phương Phạm Công Thiện giai đoạn sau này lúc giảng kinh Đại Thừa đã đề cập chuyện nhiều học giả rất thích tranh luận chữ nghĩa; cãi lộn chữ nghĩa; biết chữ nghĩa để rồi bôi mất chữ nghĩa, chẻ chữ làm năm làm ba làm cho đại chúng rối bù. Rất nguy hiểm. Còn ông sống trong kinh điển, chìm trong kinh điển rồi rút ra mật ngôn: Tất cả bí ẩn, diệu thường nằm trong sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật!

Một khi không trì công phu nhìn Pháp, lại dụng trí soi xét rốt cùng dùi tới kéo lui trong vòng luẩn quẩn. Rồi còn cho kinh này cao, kinh kia thấp. Thiển nghĩ, Phật giảng, kinh nào cũng cao nhất. Tịnh độ tông thù thắng, Thiền và các pháp môn khác cũng vậy. Pháp là chân lý vũ trụ sao có hơn thua. Pháp bất biến, nhưng nhân tâm luôn biến đổi, ngày càng loạn, thế nên mỗi thời có những phương tiện thiện xảo;(như thời Chánh pháp Giới luật thành tựu, thời Tượng Pháp Thiền thành Tựu, thời Mạt pháp Tịnh độ thành tựu).

Bởi tâm quá nhiều vọng niệm ứng với xã hội loạn động nhiễu nhương, nói thời nay hành Thiền khó thành tựu hơn niệm Phật không có nghĩa tu Thiền không chứng. Người thiện căn sâu dày, từ nhỏ được gia huấn bởi Đệ tử quy, lớn lên đã nằm trong Thập thiện, giới luật nghiêm minh, lại sống giữa môi trường thuần tịnh, dĩ nhiên hành Thiền vẫn là cứu cánh.

Ngàn vạn pháp môn suy cho cùng cũng là phương tiện. Chân lý nếu không có phương tiện sẽ không đi đến đâu. Chân lý là con đường nhưng đến đích lại cần phương tiện. Căn tánh mỗi người mỗi khác, ngay cả với những người tu cùng một pháp môn. Tịnh độ tông đích của hành trì là đạt tâm thanh tịnh, từ đây sẽ sinh định phát huệ. Niệm Phật đạt vô niệm tự niệm dòng tâm thức sẽ kết thành phiến, vọng niệm khó sinh khởi.

Một người bắt chân kiết già tĩnh tọa, tuyệt đối bất động, chỉ có tâm là “động” với A – Di – Đà – Phật, từng chữ một rõ ràng, chậm rãi theo chuỗi nối nhau. Thì đấy chính là Thiền. Giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Phát triển có gì khác nhau đâu. Phật dạy: Ai tu Đại thừa mà không tu Tiểu thừa không phải đệ tử ta. Có Hòa thượng chuyên hoằng dương Tịnh độ vẫn khuyên người tu nếu không học Tiểu thừa nhất thiết phải lấy đạo Nho và đạo Giáo làm nền tảng cho Thập thiện nghiệp đạo, Sa di luật nghi, cụ thể là lấy Đệ tử quy và Thái thượng cảm ứng thiên để "trì giới". Nhiều vị cao tăng khác thuộc Đại thừa lại khuyên quán Tứ niệm xứ chế ngự lậu hoặc, không chấp thân này (vốn như bình quý đựng phân, là túi da hôi thối).


Phá ngã chấp. Một khi tâm khá nhuần nhuyễn câu Phật hiệu, tức không khởi tâm mà hồng danh cứ vang lên từng chuỗi nối nhau bất tận bất kể ngày đêm, thậm chí trong mơ; người tu không nhất thiết phải nghĩ đến thế giới Cực Lạc, không nhất thiết Phải nghĩ đến Phật A Di Đà. Về đâu, nhập vào cõi nào trong mười phương chư Phật là chuyện của Phật, không phải chuyện của hành giả đang niệm Phật.

Đó là phá cái ta đang niệm Phật, phá cái ngã cuối cùng, là bước chân đầu tiên trong hành trình tiến đến Niết Bàn. Tu tịnh hiểu Thiền, cội gốc ở đây. Còn người không niệm Phật đến mức hồng danh tự phát khởi từng chuỗi trong vắt kết nối miên man an lạc, nên tu Thiền không hiểu Tịnh, cội gốc cũng là đây. Những thiền sư lỗi lạc như Thượng nhân Tuyên Hóa hay Ngài Quảng Khâm, những bậc đạt đến công phu Thiền cao thâm khó thể luận bàn cảnh giới đã một lòng khuyên người niệm Phật; sao quá nhiều người tu Thiền chưa đạt đến ngưỡng này không nhìn lại mình?

Vạn Phật Thánh Thành ở Mỹ quốc (một đạo tràng thuần khiết nghiêm tịnh bậc nhất dựa trên tiêu chuẩn của Phật thời tại thế như tăng sĩ ăn ngày một bữa, hành trì từ 4 giờ sáng đến khuya…), trong công khóa của một người tu vẫn có trì chú, thiền và niệm Phật. Sự kết hợp này thật vi diệu. Ai đó đời này thuộc hàng thiểu trí chăng nữa song đời trước căn duyên sâu dày, tin Phật niệm Phật, tụng kinh bái sám, nên hiển nhiên thành đạo quả.

Còn dẫu là đạo sư (tu các pháp môn khác) không tin “niệm Phật niệm Pháp niệm Tăng” làm nhân tố tối thắng thành Phật, cũng là điều hết sức bình thường; đáng trách là chê bai bài bác Tịnh độ, làm tổn hại Chánh Pháp, đồng nghĩa làm chướng ngại con đường của vô số chúng sanh đến với Phật.

Nhà Phật từ xưa có tiền lệ: ai tuyên bố chứng ngộ hoặc “bị lộ” mình tu chứng, liền nhập diệt. Nếu không, người nào chớm định sơ thiền tưởng đang trong cảnh giới Niết Bàn liền sanh ngã mạn, Phật tử tôn sùng họ quá mức kiểu như Phật tái lai không chừng cùng nhau trôi vào ác đạo. Lại nữa ma cũng có thần thông; chúng sanh theo ma quỷ ắt loạn! Đức Phật từng đạt tứ thiền song Ngài tỉnh táo biết mình chưa thật sự giải thoát, mới tìm con đường ra khỏi thập pháp giới khổ não.

Thiền tức tỉnh giác trong từng niệm móng khởi. Thiền sinh nhập môn thường lấy một đối tượng nào đó quán tưởng, cột tâm. Vọng tưởng yếu dần ít dần là biểu hiện công phu tiến triển. Kinh Quán Vô Lượng Thọ thuộc Tịnh tông có đến 16 phép quán, một trong số đó niệm Phật được trọng dụng. Cách niệm hữu hiệu chư tổ gạn lọc qua thời gian là niệm từng chuỗi “A Di Đà Phật” mười câu một: 3 câu, rồi 3 câu tiếp, rồi thêm 4 câu nữa. Hết chuỗi liền quay lại từ đầu.

Đang niệm bỗng tự hỏi câu thứ mấy, tức biết ngay tạp niệm xem vào, nên xóa ngay vòng đó niệm lại chuỗi khác, tâm sẽ ngày một trong lặng. Như có nói ở trên, người hạ thủ công phu ngày đêm sẽ đạt vô niệm tự niệm, tĩnh tọa thầm niệm trong tâm nhiều giờ liền rất an lạc. Đó là trạng thái của Thiền. Để nói rằng nếu hiểu và hành rốt ráo Tịnh tông, người ta sẽ thấy niệm Phật là phép thiền, còn là thiền thậm thâm. Nên người đắc Thiền sẽ không hề xem thường Tịnh, và người niệm Phật có công phu cũng không chê Thiền bởi hai sự này chẳng gì khác nhau.

Còn ai bảo niệm thần niệm thiên cũng như niệm Phật. Là cạn lý. Niệm Phật tâm phải tương ưng với tâm Phật (tức hành giả trước hết lấy Thập thiện, ngũ giới làm nền tảng). Niệm Phật là niệm sâu trong tâm, tâm niệm chứ không đơn thuần miệng niệm. Chớ nhìn vào hiện tượng bề nổi niệm Phật khơi khơi rồi cho Tịnh tông là pháp cầu may cầu phước cầu hộ trì chứng quả, một pháp tu dễ dãi yếm thế.

Xin hãy nghe lời khai thị của cổ đại đức: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn/ Đau mồm rát họng cũng uổng công”; “Niệm Phật có một trăm loại quả báo. Quả báo thứ nhất chính là đọa địa ngục” (là hạng vừa niệm Phật vừa hành lạc, vừa hành thập ác, bất kính Tam bảo, v.v…).

Ngày xưa Đạo Phật rất thịnh hành ở Ấn Độ. Một số tôn giáo vốn thờ đa thần ganh tị, không bài bác nổi nên dùng độc chiêu “bắt tay” đưa Phật vào cùng thờ chung với nhiều vị thần khác. Là một nguyên nhân thâm sâu khiến Đạo Phật một thời mất dần vị thế ở Ấn Độ. Việc niệm thần/thiên và niệm Phật tương đồng cần được nhìn nhận tỉnh táo để không đánh mất cơ hội giải thoát đối với chúng đồ thuộc tôn giáo khác, bởi bất cứ ai trên trái đất đều có thể nhận Phật Thích Ca làm Thầy một khi họ tin vào hạnh nguyện cứu độ, đánh thức Phật tánh trong mình.

Tâm như dòng chảy bất tận không lúc nào ngưng, dòng chảy đó là tạp niệm trong sáu cõi luân hồi. Tâm ấy được “cài” vào chánh niệm hồng danh mạnh mẽ lấn lướt tạp niệm Ta bà; đặc biệt vào thời điểm cận tử nghiệp, thần thức chẳng về cõi thanh cao thì hóa giáo lý của Phật đáng ngờ? Có bậc tôn túc cảnh tỉnh, lâm chung lại tơ hào bám víu, dẫu như sợi tơ nơi ngó sen thôi cũng dễ ở lại sân ga cuộc đời.

Lý này khế hợp với người cầu vãng sanh Cực Lạc: một khi không buông nổi uế trược (ở nghĩa vật chất và tâm tưởng), sẽ về đâu nếu không lòng vòng trong lục đạo. Bây giờ tham sân vẫn có thể hối lỗi, bù đắp, bởi cậy còn thân này; lúc thân hoại mạng chung, thức ấy bồng bềnh chao liệng như chiếc lá khô, khởi sân hận tà niệm liền bay vèo vào địa ngục hoặc nhận thân rắt rết, khởi niệm tham liền đọa vào loài quỷ đói.

Ngược lại buông thân kiến dục trần, ráo riết niệm Phật sẽ “bị” hút về chốn nào nếu không phải Cực Lạc.

Xưa nay trong Tịnh tông đếm sao hết người nương vào niệm Phật, được Phật hẹn trước ngày giờ vãng sanh. Còn gì đáng ngờ? Thiện Đạo đại sư trước lúc thị hiện tướng thành đạo, đã dặn đại ý: trừ Phật tái sanh (như Phật Di Lặc sau này chẳng hạn) nói đừng tin có Cực Lạc; còn đến như Bồ tát có bảo niệm Phật là lầm lạc cũng chớ tin. Thuần dụng trí, không thực hành rốt ráo người tu sẽ chấp chặt bổn tánh, không có chuyện Phật xuống rước người lâm chung.

Đành rằng Phật không phải thần, nhưng Phật cao hơn trời người, là thầy của khắp trời người, trước hết sao không thể gọi là thần, hơn nữa Ngài còn có ứng, hóa thân. Chứng quả thánh trong cõi trần ai, thực chất chưa dễ ra khỏi Thập pháp giới, nên phải có không gian quá độ rồi từ đó tiến thẳng chứ không một bước lùi, Phật mới thả thuyền từ đưa người qua biển mê. Đó là về cõi Cực Lạc.

Pháp môn nào cũng là phương tiện hướng chúng sanh đạt tâm thanh tịnh. Tâm càng thanh tịnh tự tánh càng hiển lộ, càng gần với tâm Phật. Tâm thanh tịnh là tâm cận giải thoát, dẫu cho Niết bàn còn xa vời chăng nữa.  

Cập nhật ( 16/07/2015 )

Related Posts

Lưu trữ

Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
15 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Quan Âm “Vui hội Trăng rằm” cùng các cháu Trường Mầm non Sơn Ca 3 huyện Hoà Bình

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Quang cảnh chương trình toạ đàm
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Lời khuyên về Thiền định

Sát sanh và quả báo hiện tiền

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Ban Trị sự Phật giáo huyện Phước Long phát 415 suất cơm chay

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
29/09/2023
0

Nhân dịp rằm tháng tám, tại Trụ sở BTS Phật giáo huyện Phước Long, Ban Trị sự huyện đã tổ...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

21/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu:[Phóng sự] Nhà An cư 24 – lan tỏa tâm từ mùa hiếu hạnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khoá tu một ngày an lạc và diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân” năm 2023 tại chùa Vĩnh Thái An

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Rộn ràng “Đêm hội Trăng rằm” tại tịnh thất Pháp Quang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Các em thiếu nhi vui đón “Vầng trăng tuổi thơ” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nếp ăn uống của người Khmer Nam bộ (Thạch Nam Phương)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 tuần trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

10/2023
CNT2T3T4T5T6T7
1
17/8
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/9
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
31
17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 108
  • 497
  • 324.764

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN