Hệ thống truyền thừa pháp phái Lâm Tế Chúc Thánh * Thích Chúc Hội Đây là Pháp lưu từ Tây Thiên truyền sang Đông Độ và tỏa rộng đến Việt Truyền Pháp danh 傳 法 名 偈 “Minh thật (thiệt) pháp toàn chương 明 實 法 全 彰 Ấn chơn như thị đồng 印 真 如 是 同 Chúc Thánh thọ thiên cữu 祝 聖 壽 天 久 Kỳ quốc tộ địa trường 祈 國 祚 地 長 Truyền pháp Tự 傳 法 字 偈 Đắc chánh luật vi tông [1] 得 正 律 為 宗 Tổ đạo giải hành thông 祖 道 解 行 通 Giác hoa Bồ đề thọ 覺 花 菩 提 樹 Sung mãn nhân thiên trung” 充 滿 人 天 中 Chi phái này gọi là “Lâm Tế Chúc Thánh”. Chúc Thánh Lão Tổ lấy chữ “Minh” trong 4 câu kệ đầu làm Pháp húy cho thế hệ của Ngài, và lấy chữ “Đắc” của đọan thứ 2 làm pháp tự. Cứ lần lượt như thế mỗi thế hệ truyền thừa với các chữ kế tiếp. Dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh là một trong ba dòng Thiền lớn tại miền Trung Việt Tổ đạo giới định tông, Phương quảng chứng viên thông Hạnh siêu minh thật tế Liễu đạt ngộ chân không Như nhật quang thường chiếu Phổ châu lợi ích đồng Tín hương sanh phước huệ Tương kế chấn từ phong. Tổ Minh Hải Pháp Bảo (thuộc thế hệ thứ 34 trong bài kệ truyền pháp trên) người tỉnh Phước Kiến Trung Hoa, sang Quảng Minh thật pháp toàn chương Ấn chơn như thị đồng Chúc thánh thọ thiên cữu Kỳ quốc tộ địa trường Ðắc chánh luật vi tuyên, Tổ đạo giải hành thông Giác hoa Bồ Ðề thọ Sung mãn nhân thiên trung. Dòng Thiền truyền thừa của ngài gọi là Lâm Tế Chúc Thánh. Trong dòng Lâm Tế Chúc Thánh, các Tổ dùng bốn câu đầu để đặt pháp danh cho đệ tử và dùng bốn câu kệ sau để đặt pháp tự cho các vị tăng ni. Theo đó, Hòa Thượng Hành Trụ húy (Pháp Danh) là Thị An nên Pháp Tự phải bắt đầu bằng chữ tương ứng là chữ Hành. Các vị Tăng đệ tử của Hòa Thượng Hành Trụ tại chùa Ðông Hưng đều có Pháp Tự bắt đầu bằng chữ Thông (vì pháp danh bắt đầu bằng chữ Ðồng). Thượng Tọa Thông Bửu, Phước Nhơn và Thông Ðức cũng thuộc dòng Thiền này (đời chữ Ðồng). Từ trước tới nay, bài kệ trên vẫn được dùng để đặt pháp danh trong dòng Thiền Lâm Tế Chúc Thánh, nhưng năm 1979, HT Ðỗng Quán tìm được bài kệ truyền dòng khác được ghi trong gia phả của nhà họ Tạ (họ của tổ Nguyên Thiều). Minh thật pháp toàn chương Ấn chân như thị đồng Vạn hữu duy nhất thể Quán liễu tâm cảnh không Giới hương thành thánh quả Giác hải dũng liên hoa Tín tấn sanh phước huệ Hạnh trí giải viên thông Ảnh nguyệt thanh trung thủy Vân phi nhật khứ lai Ðạt ngộ vi diệu pháp Hoằng khai tổ đạo trường.
1. Tổ sư thượng Minh hạ Hải, tự Đắc Trí, hiệu Pháp Bảo (1670- 1746), Lâm tế Chánh Tông đời thứ 34, khai Sơn Chùa Sắc Tứ Chúc Thánh, Quảng 2. Tổ sư thượng Thiệt hạ Dinh, tự Chánh Hiển, hiệu Ân Triêm (1712- 1796), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 35, khai sơn trụ trì Chùa Sắc Tứ Phước Lâm, Quảng 3. Tổ sư thượng Pháp hạ Chuyên, tự Luật Truyền, hiệu Diệu Nghiêm, (1738- 1810), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 36, khai sơn trụ trì chùa Từ Quang (chùa Đá Trắng), Phú Yên. 4. Tổ sư thượng Toàn hạ Thể, tự Vi Lương, hiệu Linh Nguyên, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 37, đệ nhị đại trụ trì Chùa Từ Quang, Phú Yên. 5. Tổ sư thượng Chương hạ Như, hiệu Từ Ý, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 38, đệ nhị đại trụ trì Chùa Thiên Hưng, Ninh Thuận. 6. Tổ sư thượng Ấn hạ Chánh, tự Tổ Ý, hiệu Huệ Minh, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 39, đệ tam đại trụ trì Chùa Bảo Sơn, Phú Yên. 7. Tổ sư thượng Chân hạ Chánh, tự Đạo Tâm, hiệu Pháp Tạng, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40, đệ tứ đại trụ trì Chùa Phước Sơn, Phú Yên. 8. Tổ sư thượng Như hạ Đắc, tự Giải Tường, hiệu Thiền Phương (1879- 1949), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 41, đệ ngũ đại trụ trì Chùa Phước Sơn, Phú Yên. 9. Tổ sư thượng Thị hạ An, tự Hành Trụ, hiệu Phước Bình (1904- 1984), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42, đệ nhị đại trụ trì Chùa Đông Hưng, Sài Gòn. 10. Hòa Thượng thượng Đồng hạ Tín, tự Thông Nhiệm, hiệu Thiện Quý (1945- 2008), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, đệ tứ đại trụ trì Đông Hưng, VN. Đồng một thế hệ với HT Thích Thiện Quý là: Thượng Tọa thượng Đồng hạ Điển, tự Thông Kinh (sinh 1958 – ), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 43, đệ tam đại trụ trì Chùa Đông Hưng, VN khai sơn trụ trì Chùa Đông Hưng, Hoa Kỳ. Thượng Tọa thượng Đồng hạ Thái, tự Thông Luật (sinh 1957), hiệu Thái Luật, nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông hiện nhiệm trụ trì chùa Từ Phong, VN 11. Đại Đức Thích Chúc Đạo, tự Giác Pháp (1972- ), nối truyền pháp Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 44, hiện nhiệm trụ trì Chùa Đông Hưng, VN. Hiện tại, nơi Tổ đình Đông Hưng, Việt Kính tri ân các bậc Tổ sư thuở trước, kính hy vọng các thế hệ tương lai, mang ánh sáng Đạo Vàng soi cõi thế, mang dòng pháp lưu lại nhân gian. Đó gọi là: “Đức nghiệp truyền thừa, kế vãng khai lai quang Tổ ấn; Thiền đăng tương tục, minh nhơn tế thế hiển tông phong;” (tạm dịch: Truyền thừa sự nghiệp đức [Trí tuệ] , là lãnh thụ từ chư Tổ đức cùng trao lại cho người sau, để dấu Tổ luôn luôn rạng rỡ; Thắp mãi đèn Thiền , để soi soi sáng cuộc đời và nhân loại, cho Tông phong mãi mãi huy hoàng). [1] Ở bài kệ truyền pháp tự, hai câu đầu mang ý nghĩa lấy giới luật làm tông, nên tuyên dương giới luật. Ban đầu, tổ Minh Hải đặt là “Đắc chánh luật vi tông”, nhưng về sau, vì kỵ tên húy của vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Miên Tông (1807-1847) nên có một số vị trại chữ Tông lại chữ Tuyên (宣)như Chương Tư-Tuyên Văn; Chương Quảng-Tuyên Châu v.v.. hoặc chữ Tôn (尊) như Chương Đạo- Tôn Tùng; Chương Lý- Tôn Sư v.v….(Theo Thích Như Tịnh). |
Cập nhật ( 15/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com