Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Hay bao ve va khoi phuc dien mao (Kinh Bac)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

24/12/2009

HÃY BẢO VỆ – KHÔI PHỤC DIỆN MẠO VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CHO ĐẠI DANH LAM PHẬT TÍCH

* Kinh Bắc

          Ngay từ đầu thế kỷ I Công nguyên, Phật Tích nằm trong địa bàn diễn ra cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng người Việt cổ, trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo sớm nhất nước ta: DÂU – LUY LÂU. Chùa Phật Tích còn có tên là Vạn Phúc Tự xây dựng năm 1057 dưới triều vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) bên sườn núi Lạn Kha đoạn cuối dãy Nguyệt Hằng. Sở dĩ núi gọi là Lạn Kha (cán rìu) vì gắn với truyền thuyết về Vương Chất người làng Sộp (nay thuộc xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh) một hôm đi lấy củi trên núi gặp tiên, mãi xem tiên đánh cờ khi quay lại cán rìu đã mục nát từ bao giờ. Trở về thì con cháu không nhận ra nữa. Hỏi thăm thì ông đã là tổ năm đời của họ.

          Lạn Kha là ngọn núi chứa đầy huyền tích, huyền thoại: Lư Thức gặp Tiên nữ trong ngày hội họa Mẫu Đơn, gà lửa (Hỏa Kê sơn) phù hộ cho người vật an lành, mà dạ – di tích Phật Mẫu Man Nương hóa.v.v..

          Theo văn bia “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” dựng ở chùa năm 1686 “ Vua thứ ba triều Lý năm Long Thụy Thái Bình thứ tư: cấp lên giấy tháp quý ngàn trượng, lại dựng pho tượng mình vàng cao sáu thước, cấp cho hơn trăm thửa ruộng, vậy chùa hơn trăm tòa”. Mỗi khi rỗi rảnh việc triều chính, vua lại về chùa đi dưỡng tinh thần và tự tay ngài đã viết chữ “Phật” dài 6 trượng 6 thước và khai sắc ở chùa vào năm 1071. Đến triều Trần. Trên núi Lạn Kha còn dựng một thư viện lớn do danh nho Trần Tôn trông coi (những năm 1337 – 1347). Hàng năm đến tết Trùng Dương (mồng 9 tháng 9 âm lịch) thầy trò lên núi thưởng ngoạn 1377 – 1388 chùa Phật Tích là nơi tổ chức các khóa thi Thái học sinh (tiến sĩ) của cả nước. Năm 1383 vua Trần Thái Tông đã sáng tác tập thơ “ Bảo Hoa di bút” tại đây. Thời Lê, vua Cảnh Hưng (1740 – 1786) mở đại yến, bách quan về đông vui. Chùa Phật Tích có quy mô bề thế, xây trên ba lớp nền cao dần với chiều rộng là 60 mét. Mỗi lớp nền cao hơn nhau, 3,5m – 4m. để chống xói mòn và bảo đảm độ bền cho công trình, các lớp nền được lát băng đá tảng. Riêng lớp nền thứ hai có chèn gạch vụn dày 1 mét, trong đó còn thấy có viên nguyên hình ghi dòng chữ Hán: “ Lý Gia Đệ tam thiên Long Thụy Thái bình tứ niên tạo”gạch hình chữ nhật dài 0,40 mét, rộng 0,26 mét. Dày 0,05 mét.

          Thời Lý Trần, chùa Phật Tích trở thành đại danh lam của nước ta. Trải bao biến cải xã hội (thiên tai, giặc dã) chùa bị hủy hoại, đến năm 1686 mới khôi phục lại được với “gác đối vẽ phương sáng sao Ngưu, sao Đâu. Lần núi tay rồng với tới sao trời”. Ngôi chùa chính dựng kiểu “nội công ngoại quốc” với  ngọn  tháp ý tằng trên thế cổ kim”.Toàn bộ khu chùa là 61 gian. Ngoài ra, quanh chùa có vườn tháp (32 ngọn) xây bằng đá và gạch. Mỗi tháp mang tên năm dựng: tháp Cảnh Trị 1664, tháp Viên Dung 1697, Tháp Hiện Quang 1680, tháp Viên Quang 1684. Bên núi còn có 39 ngọn tháp nhỏ xây gạch nung già lửa.

          Chùa Phật Tích là công trình kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc và điêu khắc. Tại đây còn giữ được nhiều di vật thời Lý (thế kỷ XI –  XII). Pho tượng A D Đà là pho tượng đá lớn nhất, lâu đời nhất của nước ta còn đến ngày nay. Tuy chiếc bệ bát giác đã bị cụt ngay ở tầng diềm thứ hai, cả bệ và tượng cao 1.87. Bệ đá hình tòa sen cao 0,85 mét, có chu vi 5,92m, chia làm 2 phần. Phần trên trang trí chạm khắc hình rồng (rồng rắn thời Lý), dây hoa cúc uốn lượng tinh tế và các tiên nữ múa. Phần dưới là hoa văn sóng nước. Đài sen trên bệ có đường kính 1.32m với hai lớp cánh sen, mỗi lớp 15 cánh xòe nở có chạm rồng – mây uyển chuyển. Đường diềm xung quanh bệ đá cực kỳ tỉ mỉ, tinh xảo chẳng khác gì “thêu răng” các họa tiết.

          Pho tượng Phật A Di Đà là một tác phẩm điêu khắc vô song dưới bàn tay tài hoa của nghệ sĩ thế kỉ XI. Từ khối đá xanh mịn, nghệ sĩ đã công phu bóc tách từng mảng rồi đục khoan gọt giũa tạo nên vẻ đẹp lý tưởng. Gương mặt Phật thuần hậu, từ bi, đôi mắt phượng lim dim dưới hàng lông mày cong thanh tú, miệng tủm tỉm cười. Phật trong tư thế nhập thiền. áo lá sen buông rủ và dính sát thân thể nổi bật những đường cong mềm mại.

          Ngoài pho tượng A Di Đà, chùa Phật Tích tiềm tàng những tác phẩm điêu khắc “độc nhất vô nhị”:10 pho tượng hình thú khổng lồ bằng đá nhám Đông Triều, chân cột chạm hoa sen và dàn nhạc, bệ đá hình búp chạm sóng nước, người chim đánh trống cơm. Tượng kim cương, hộ pháp trên đài sen… Hơn nữa pho tượng Chuyết chuyết công sư tổ đệ nhất được bó cốt (xương) còn gọi là “nhục thân Bồ Tát”. Đó chính là “chân dung” kết hóa của Thiền sư Lý Thiên Tộ, pháp danh Hải Trừng hiệu Viên Văn sinh 1590 ở quận Thanh Chương, tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học rò của Hòa thượng Đà Đà – một cao tăng uyên bác được vua Minh Thế Tông phong cho là Khuông Quốc Đại sư.

          Thiền sư Chuyết Chuyết Lý  Thiên Tộ thuộc thế hệ 34 dòng Lâm tế mất vào ngày rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644) thọ 55 tuổi tại chùa Phật Tích, được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Có thể nói một trong ba pho tượng nhục thân quý hiếm trên đất nước ta 2 pho tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường (chùa Đậu – Thường Tín – Hà Tây) là kỳ công về thiền định và nghệ thuật ướp xác của người Việt. Còn pho tượng bó cốt ở chùa Phật Tích Tiên Sơn, Bắc Ninh) là sáng tạo mới lạ về điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử.

          Chùa Phật Tích là công trình văn hóa lớn của nước nhà, nhưng năm 1947 giặc Pháp tàn phá cộng với việc dẫn địa phương tiêu thô kháng chiến nên nơi đây bị biến thành phế tích.

          Suốt mấy chục năm qua, Phật Tích chịu cảnh tang thương đến năm 1991 trong không khí “mở cửa” “đổi mới” của đất nước, chùa Phật Tích đã được bà con làng xã cùng đồng bào ở một số tỉnh thành phát tâm công đức khôi phục vài gian chùa để pho tượng A Di Đà khỏi dầu dãi mưa nắng đồng thời có chổ lễ bái tử tế. Cùng thời gian ấy, pho tượng bó cốt Chuyết Chuyết công Lý Thiên Tộ được ông Nguyễn Lân Cường – chuyên gia khảo cổ học phục chế đôi hoàn chỉnh.

          Sau những sự kiện khôi phục bước đầu ấy, nhiều người nghĩ rằng Phật Tích sẽ được Nhà nước, Bộ Văn hóa thông tin sẽ có kế hoạch “nâng cấp” theo y mẫu cổ mà nhà nghiên cứu nổi tiếng L.Bezacier (người Pháp) từng ghi vẽ làm tờ liệu trước 1945, nhưng thực tế mọi việc không có gì tiến triển. Phật Tích vẫn còn nhiều khoảng hoang phế. Ao rộng dưới chân núi chạm đôi rồng đá uốn quanh lòng ao cũng bị đất lấp vùi, không ai khơi lại. Những chân cột đá tạc hình tượng hoa sen và dàn nhạc, bệ đá hình lá đề khắc nổi rồng – mây vứt chỏng chơ ngoài bãi trống. Tượng chim thú – người bằng đất nung, đá xanh để trong tủ kính không khóa, xếp một góc chùa không ra thể thống trưng bày. Những ngọn tháp cổ rêu phong đang lâm vào trình trạng sụt lở. Pho tượng Phật A Di Đà đáng lẽ phải đặt “độc lập” nơi chính điện thờ, người ta lại để hương án với đồ thờ che khuất  lấp vẻ đẹp của bộ đá và pho tượng.

          Đối với di tích vốn được triều đại coi là đại danh lam như Phật Tích thì những cơ quan chức năng, cần có sự tư thích đáng về tu bổ và cần hướng dẫn nhân dân địa phương bảo quản các di vật cổ sao cho chu đáo tránh tình trạng để họ tự làm, tự lo kinh phí theo lối  “được chăng hay chớ”.

          Lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long đang đến gần, liệu Phật Tích – một di sản lịch sử – văn hóa cổ xứ Kinh Bắc cửa ngõ Thủ đô có điều kiện khôi phục tầm vóc tôn nghiêm huy hoàng của mình hay lại phôi pha mai một theo năm tháng? Sự tồn vong của Phật Tích ở trong ý thức và hành động của các nhà chức trách và toàn thể cộng đồng.

 

 

 

Cập nhật ( 24/12/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Thien vien Truc Lam Bach Ma (Phuoc Tu)

Tim hieu danh lam thang tich (Tran Dinh Son)

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 565
  • 3.119
  • 189.003

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học