Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, 21 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Hậu bổ – Trường hành chánh quốc gia triều Nguyễn (Nguyễn Đắc Xuân)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

HẬU BỔ – TRƯỜNG HÀNH CHÁNH QUỐC GIA CỦA NHÀ NGUYỄN

* Nguyễn Đắc Xuân

          Ngày xưa quan lại, công chức nước ta được bổ nhiệm qua hai con đường khoa cử và đề cử. Khoa cử là những người đã đỗ các bằng Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân, tú tài; đề cử là những người giỏi trong dân chúng được quan lại các cấp phát hiện và tiến cử cho nhà nước sử dụng. Phần lớn quan lại mới được bổ nhiệm. Một số được học thêm ở trường Uyên bác hoặc trường Sĩ hoạn. Kiến thức về hành chính ở các trường này không còn thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam bắt đầu Âu hóa dưới các triều Thành Thái, Duy Tân. Đến đầu thế kỷ XX, nhà vua bắt buộc tất cả những người có bằng cấp của Nam triều muốn được bổ nhiệm phải trải qua một thời kỳ học tập văn minh văn hóa phương Tây và kiến thức hành chính mới tại một lớp học đặc biệt mở tại trường Quốc học.

Các cụ Tiến sĩ, Phó bảng tốt nghiệp khoa Tân Sửu (1901), trong đó có cụ Nguyễn Viết Song (Tiến sĩ, người làng Dạ Lê Chánh), cụ Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh), nhà yêu nước Phan Châu Trinh, đã trãi qua lớp học đặc biệt nầy. Tuy nhiên về sau, ngay cả lớp học đặc biệt tại trường Quốc Học cũng không thể thỏa mãn được yêu cầu đào tạo cán bộ, công chức để cung cấp cho bộ máy nhà nước. Ngày 7.4 năm Duy Tân thứ 5 (5.5 1911), vua Duy Tân đã ký Sắc dụ mở trường Hậu bổ (Aspirants – mandarins) tại Kinh đô Huế. Tất cả các nhà khoa bảng đều phải học ba năm tại trường Hậu bổ trước khi được bổ nhiệm.

          Trường Hậu bổ tại Kinh đô sử dụng lại cơ sở cũ của Nha thương bạc (Service des commercans venus par mer) ở ngay bên ngoài cửa Chính Đông. Ngày 28.7.1911, vua Duy Tân và Khâm  xứ Trung kỳ Sestier đã khai giảng niên khóa đầu tiên.

          Trường Hậu bổ nhìn ra sông Hương, phía sau là ao sen, chung quanh có thành bao bọc. Hai bên quãng sông rộng có hai cây “bút bút” cổ thụ bốn năm người ôm không xuể. Vượt qua đường phố Paul Bert (nay là Trần Hưng Đạo) là sân vận động, vườn hoa, nhà phục vụ cho sinh viên tập thể dục, đá banh, chèo thuyền và tập bơi.

          Người trợ giáo đầu tiên của trường Hậu bổ là cụ Lê Văn Miến là một trong ba người Việt Nam đầu tiên (*) được triều đình Huế cử sang Pháp du học và đã tốt nghiệp Trường thuộc địa của Pháp. Cụ cũng là người đầu tiên tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris (Beaux arts de Paris). Trước khi nhậm chức tại trường Hậu bổ, cụ Lê Văn Miến là thầy dạy vẻ tại trường Quốc Học . Chàng thanh niên Ngyễn Thanh Cung (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) từng là học sinh của cụ Miến. Năm 1914 cụ Miến được thăng chức Phó đốc giáo (Phó hiệu trưởng) trường Hậu bổ, năm 1919 được cử làm Đốc giáo (Hiệu trưởng). Sinh viên trường Hậu bổ về sau có nhiều người rất nổi tiếng như cụ Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (thân sinh của bác sĩ (Nguyễn Khắc Viên, học trường Hậu bổ từ 1914 đến 1916), cụ Hoàng giáp Đinh Văn Chấp (thân sinh của Hòa thượng Thích Minh Châu), cụ tiến sĩ Võ Thị Cát (cụ nội của nhà khảo cổ học Võ Sĩ Khải). Ngay cả những người có bằng Tú tài Pháp cũng phải học trường Hậu bổ đi làm quan như ông Ngô Đình Diệm, ông Lê Thanh Cảnh (người học cùng lớp với Bác Hồ tại trường Quốc Học).

          Có thể nói, lớp quan lại cao cấp của Nam triều nữa đầu thế kỷ XX đều xuất thân từ trường Hậu bổ Huế.

          Nơi tọa lạc của nhà trường Hậu bổ cũ, sau năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm cho xây dựng nhà hát Hưng Đạo tồn tại cho đến ngày nay. Tấm ảnh tòa nhà chính của trường Hậu bổ minh họa cho bài viết này, được chụp từ trước năm 1954. Cũng nên nhắc lại một chút lịch sử của tòa nhà trước khi nó được dùng làm trường Hậu bổ.

          Hồi đầu triều Nguyễn, ở Kinh đô có nhà Công quán (Hôtel des passagers officiels) xây dựng ở trước khu Mang Cá. Năm 1875, để tiện việc giao thiệp với người Pháp, vua Tự Đức cho vời Công quán ra bờ sông Hương, bên ngoài cửa Chính Đông và đổi tên thành Thương  bạc. Thương bạc có năm tòa. Tòa nhà chính để đón các sứ thần ngoại quốc. Ở bên cánh trái chính tòa là Ty thương bạc (Bureau des affaires étrangères) dưới quyền điều khiển của một ông Viên ngoại – do Bộ lễ biệt phái. Bên phải chính tòa là Ty hành nhơn (Bureau des voyageurs) dưới sự hướng dẫn của Linh mục Hoằng giữ chức Tham biện tại Thương bạc. Linh mục Hoằng là người phiên dịch chính thức của triều Tự Đức). Bốn tòa còn lại dành cho khoảng ba mươi học viên học tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Thái và tiếng Lào do Linh mục Hoằng dạy. Sau ngày thất thủ Kinh đô 1885, vua Hàm Nghi xuất bôn hạ chiếu Cần Vương, Thương bạc dùng làm dinh thất của quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường. Sau khi Pháp bắt ông Nguyễn Văn Tường đày sang đảo Tahiti tướng Pháp Mnier – người chỉ huy quân đội Pháp ở huế, chiếm đóng tòa Thượng bạc, khiến cho tòa nhà lịch sử này hư hỏng nhiều. Đến năm 1897, người ta đã sửa sang, đóng thêm trần, sàn, cửa lớn, cửa sổ bằng gỗ lim dùng làm dinh thất cho quan đại thần thân Pháp Hoàng Cao Khải. Đến thời Thành Thái, nhà vua lấy tòa Thượng bạc làm phủ đệ cho hoàng tử Bửu Liêm. Đến đầu đời Duy Tân, nhà vua lập trường nữ họa sinh bản xứ tại đây trước khi tòa nhà được sửa chữa làm trường Hậu bổ. Trước năm 1945, có một thời Thượng thư bộ Học Phạm Quỳnh và sau đó ngự tiền văn phòng Phạm Khắc Hòe đã ở đây.

          So với chức năng của các cơ qua nhà nước hiện nay, ta có thể hiểu nơi tọa lạc của Nhà hát Hưng Đạo bây giờ trước kia từng là một cơ sở của Bộ ngoại giao, nhà khách chính phủ, trường đại học ngoại ngữ và cuối cùng là trường đại học hành chính quốc gia của triều Nguyễn.

 

(*) Hai người cùng du học với cụ Miến là các cụ Hoàng Trọng Phu và Thân Trọng Huề.

Cập nhật ( 16/08/2009 )

Related Posts

Đoàn trao quà tại ấp Tường Thắng A
Lưu trữ

Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
14 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
18 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Giác Hoa trao 200 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 ngày trước
0
Next Post

Phát hiện những bộ sử thi (TS Phan Hoàng)

Con trâu trong đời sống văn hóa của người Mường (BùiHuy Vọng)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Bửu Linh và chùa Quan Âm trao 155 phần quà và 04 chiếc xe lăn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khánh thành cầu Phúc Lộc Thọ 1 (cầu An Sinh số 6) tại xã An Phúc huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

1 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

2 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 551
  • 546
  • 320.001

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN