HÁT VÍ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở TRUNG DU VÀ CHÂU THỔ SÔNG HỒNG * Phạm Trọng Toàn Có mặt nhiều nơi trên đất nước ta, nhưng cần khảo sát hát ví của người Việt ở Trung du va châu thổ sông Hồng, cũng thấy được diện mạo của nó vô cùng phong phú, đa dạng. Là một sinh hoạt ca hát dân gian, như nhiều thể loại dân ca khác, trên dòng chảy thời gian, hát ví luôn tiếp nhận những nhân tố mới để làm giàu cho sắc diện vốn có của nó. Nói cách khác, hát ví luôn nằm trong mối quan hệ văn hóa. Bởi thế, hát ví vừa có đặc điểm chung của sự giao thoa văn hóa, vừa có đặc điểm riêng của thể loại Hát ví và ca dao Ca dao là từ Hán Việt xuất hiện ở nước ta khoảng cuối thế kỷ XVIII, được nêu ra trong cuốn sách Hán Nôm Trong Từ điểm tiếng Việt có định nghĩa về ca dao: “thơ dân ca truyền miệng dưới hình thức những câu hát, không theo một điệu nhất định” (2). Ngoài ra, theo các tác giả Hoàng Văn Hành, Hoàng Kim Ngọc trong Hát ví, phép ví và câu ví còn có một cách giải nghĩa: “Ca dao là bài hát ngắn lưu hành trong dân gian” (3). Hoặc theo Nguyễn Xuân Kính thì: “Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ thơ dân gian. Đối với cao dao, người ta không chỉ hát mà còn ngâm, đọc và xem bằng mắt thường (khi ca dao đã được ghi chép, biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII)” (4). Dân ca cũng là một thuật ngữ nhưng xuất hiện muộn hơn. Năm 1956, nó có được nhắc tới trong cuốn Tục ngữ và dân ca Việt Bực mình chẳng muốn nói ra Những câu ví vặt xếp ba gian đình. Trong cuốn Tục ngữ và dân ca Việt Hát ví nói riêng, dân ca người Việt nói chung được hình thành từ hình thức hát thơ (phổ nhạc cho thơ). Trên cơ sở của câu thơ, bài thơ người ta hát lên thành những bài bản làn điệu. Ngày xưa người ta đồng nhất hai khái niệm hát và thơ. Lần giở những trang sử của nhân loại, chúng tôi được biết, ngay từ thời cổ đại con người đã sáng tạo ra nghệ thuật ca hát, nhảy múa, đồng thời họ đã phát huy tác dụng của nó trong lao động, trong đời sống xã hội. Dựa vào sách cổ cho thấy, người nguyên thủy lúc múa thường hát những câu ngắn, gọn. Sau khi xã hội phân chia giai cấp, nghệ thuật ca hát được chia làm hai khuynh hướng: cung đình và dân gian. Ở Trung Quốc, dưới thời nhà Hạ, nhà Thương, sách cổ không có tài liệu nào nói đến âm nhạc. Đến thời nhà Đông Một số vấn đề nêu trên cho thấy, từ thời cổ đại ca hát và thơ đã quyện chặt vào nhau. Nghệ thuật âm nhạc nói chung, dân ca có riêng được hình thành trong lao động, trong các sinh hoạt của đời sống xã hội con người. Từ những sinh hoạt ca hát trong lao động, đến những sinh hoạh ca hát phong tục, lễ nghi đều có các câu ví: Hỡi người gánh nước quang tre Cho tôi một gáo tưới chè cho vui (ví đồi chè Phú Thọ) Trúc ở mai về mai nhớ trúc Mai ở trúc về trúc nhớ mai (Dân ca xoan) Biết là tin tức thế nào Biết là mận có chờ đào hay không (Dân ca ghẹo) Hát ví là một thể loại dân ca được người Việt sáng tạo từ lâu đời. Lời ca của nó là những câu thơ dân gian chữ tình, mang tính chất ví von. Ca dao chữ tình là thơ dân gain chữ tình. Như thế là từ dân ca (trong đó có hát ví) hình thành nên ca dao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ca dao lại tác động ngược lại dân ca. Câu ca dao: “trèo lên cây bưởi hái hoa, người ta hái hết để tôi bẻ cành” không chỉ là lời ca trong ca xoan, mà còn là lời ca trong dân ca quang họ. Hai câu ca dao: “Ai đêm con sang sông, để cho con sáo sổ lồng sáo bay” vừa là lời ca trong dân ca ghẹo, vừa là lời ca trong dân ca quang họ (cũng là lời ca trong dân ca Quảng Trị, dân ca Văn hóa hát ví Giao tiếp là một khái niệm rộng, bao hàm nhiều hình thái khác nhau. Giao tiếp ngôn ngữ là một trong những hình thái của nó. Sinh hoạt hát ví là một dạng đặc biệt của giao tiếp ngôn ngữ, gắn liền với văn hóa của người Việt, được diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Là hình thái đặc biệt của giao tiếp, tuy cũng dùng lời để nói chuyện, nhưng lời trong giao tiếp hát ví không phải ngôn ngữ thường ngày. Lời trong hát ví là thơ, nói chuyện bằng thơ. Khi giao tiếp (hát) đôi bên trai gái đều trân trọng nhau: Đầu làng có cái giếng khơi Đôi ta gánh nước hồ vơi lại đầy Em về thưa với mẹ thầy Có cho anh gánh nước này hay không? Giếng vơi thì giếng lại đầy Anh về thưa với mẹ thầy anh sang (9) Cũng như giao tiếp ngôn ngữ, nội hàm trong giao tiếp hát ví có trao đổi thông tin: Hỏi: Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Đáp: Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Câu hát trên còn cho thấy, giao tiếp hát ví không chỉ trực tiếp bằng hiển ngôn mà còn bằng hàm ngôn, bằng suy ý. Phông văn hóa giao tiếp hát ví, có hai yếu tố chính là vốn mẫu đề và hệ thống mã nghệ thuật ngôn từ. Người hát vận dụng ứng phó tức thì để hát đối đáp. Phong tục, tập quán, lời lối Hát ví là một thể loại dân ca, một sinh hoạt ca hát dân gian phổ biến nhất ở Trung du và châu thổ sông Hồng. Ngày trước, trai gái ở các làng xã dường như ai cũng biết hát ví: Chợ nào chợ chẳng có quà Người nào chẳng thuộc một vài bốn câu Chợ nào chợ chẳng bán cau Người nào chẳng biết vài câu huê tình. Hát ví, còn được gọi là hát huê tình, có hai hình thức là ví lẻ (ví vặt) và ví cuộc. Hát ví lẻ thường diễn ra trong khung cảnh lao động, trong sinh hoạt hàng ngày. Huyện Thanh Hòa, Phú Thọ nơi có nhiều đồi chè, vào những ngày thu hoạch chè, trai gái thường hát đối đáp với nhau. Lối hát đối đáp này người ta gọi là ví đồi chè. Xã Dữu Lâu, ngoại ô thành phố Việt Trì có lối hát đối đáp trai gái, gọi là ví bến nước. Vào những đêm trăng thu, trai làng ngồi trên những chiếc thuyền thúng chèo ven các đầm, hồ quanh làng, lúc thì tạt vào bến này hát dăm ba câu, lúc lại tạt vào bến khác hát vài câu với các cô gái làng. Nếu hai bên tâm đầu ý hợp thì thuyền cặp cố định vào một bến, trai ngồi dưới thuyền, gái ngồi trên bờ hát tới khi trăng lặn mới chia tay. Ở xã Giang Biên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, trước đây có hát ví ống. Theo cố GS, TS Hoàng Văn Hành, thì hồi còn nhỏ ông từng được đi nghe các anh, các chị lớn hơn hát đối đáp với nhau qua những cái ống. Mỗi bên nam nữ tham gia hát khoảng từ 3 đến 5 người, tuổi 18 đôi mươi, đều chưa vợ, chưa chồng. Bên nam và bên nữ ngồi cách nhau vài chục mét, có khi hàng trăm mét. Địa điểm hát khi ở trong nhà, khi ở ngoài vườn. Phương tiện truyền âm là những cái ống bằng tre tươi đường kính khoảng 5-7cm, vài từ 7-15cm. Ống được tước hết vỏ cho thật mỏng, một đầu thủng, một đầu được bịt bằng gia ếch phơi khô, lấy kim dùi thủng một lỗ luồng dây chỉ hoặc dây sợi xe xăng từ ngoài vào trong. Hai bên nam nữ từng đôi một, thay nhau hát đối đáp tâm tình, thường vào buổi tối những ngày nông nhàn, nhiều khi hát tàn canh tới sáng. Hát ví ống có nhiều địa phương vùng Trung du và châu thổ sông Hồng. Ngày hội làng ở các xã Sơn Vi, Cao Xá (Lâm Thao), Bình Bộ (Phù Ninh), Tam Cường (Tam Nông) Phú Thọ, và ở Việt Yên, lạng Giang, Yên Thế… Bắc Giang đều tổ chức hát ví cuộc. Hát ví cuộc có lời lối, thường gồm 3 chặng: Chặng mở đầu là hát chào hỏi, mời trầu; Chặng thứ hai là hát tỏ tình, trao duyên, đố, họa; Chặng thứ ba là hát chia tay, hát tiễn, hát dặn. Trong 3 chặng hát ví cuộc, chặng hát tỏ tình, trao duyên kéo dài nhất, sôi nổi nhất. Những người đi hát ví không tổ chức thành phường (họ). Trai gái đi hội, tự rủ nhau tham gia cuộc hát. Họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất: nam áo cánh màu gụ, quần chân què cùng màu (đôi khi còn mang theo ô đen); nữ thường mặc áo cánh trắng, váy lụa sồi. Vào ngày hội, nếu là ban ngày hai bên trai gái đứng thành 2 nhóm ở sân đình hay ngoài bãi cỏ để hát. Buổi tối ngoài hát ở sân đình, bãi cỏ, còn hát ở sân nhà của một thành viên. Nét đặc trưng trong nghệ thuật hát ví Lời ca Nội dung lời ca hát ví đề cập nhiều vấn đề trong đời sống gia đình, xã hội, nhưng chủ yếu bài tỏ nổi lòng yêu thương giữa trai và gái. Những câu hát chào hỏi, mời trầu cho thấy sự lịch thiệp, tao nhã. Những câu hát đố, họa mượn hình tượng trăng sao, hoa lá, cỏ cây phản ánh một sự hiểu biết sâu sắc, thông minh về thiên nhiên, xã hội, con người. Những câu hát tuyển, hát dặn chia tay bài tỏ tình cảm chân thành, nồng nàn, tha thiết, thủy chung. Lời ca trong hát ví và thơ, nói chuyện bằng thơ nên giàu hình ảnh, đậm chất chữ tình, súc tích, khái quát. Thơ trong hát ví có thể 7 chữ (thất ngôn) thể 6-8 (lục bát) và biến thể 6-8 (lục bát biến thể). Nhưng hầu hết là thơ 6-8. Âm nhạc âm điệu hát ví xoay quanh trục tương ứng quãng 4 đúng và quãng 5 đúng (sol-đô-rê-sol). Thang 3 âm, vì thế chưa hình thành nên điệu (cung, thương, giốc, chủy, vũ, hay huỳnh, nao, pha, bắc, nam). Lối hát ví là sự kết hợp giữa hát nối và hát ngâm. Nhịp thường tương ứng với loại nhịp đơn 2/4. Mở đầu câu hát nếu là âm thuộc vần trắc (thanh sắc,ngã không dấu), âm điệu thường từ âm cao (tương ứng với nốt đô 2) luyến lên quãng 2 trưởng (tương ứng nốt rê 2), rồi đổ xuống âm dưới một quãng 5 đúng (tương ứng nốt son1). Ví dụ: Mở đầu câu hát, nếu là âm thuộc vần bằng (thanh huyền, hỏi, nặng) âm điệu thường từ âm thấp (tương ứng với nốt sol1) luyến lên quãng 5 đúng (tương ứng nốt rê 2), luyến xuống quãng 2 trưởng, rồi đổ xuống âm dưới một quãng 5 đúng (tương ứng số sol 1). Một đặt điểm khá tiêu biểu trong hát ví là, dù lời ca thuộc thể thơ nào người hát cũng hát đủ 4 chữ (từ) đầu câu, ngân dài chữ thứ 4, rồi mới hát hết những chữ cuối câu (2 chữ, 3 chữ hoặc 4 chữ). Ví dụ: Là lối hát của mọi người, nên kỹ năng hát ví không phức tạp, cầu kỳ như lối hát quan họ, ca trù… Tuy nhiên, những người hay hát ví, yêu hát ví vẫn lấy tiêu chí ca hát truyền thống dân tộc là tròn vành, rõ chữ, vang, rền, nền, nẩy trong khi ca hát. Hát ví thường được diễn ra tại không gian rộng, thoáng nơi đồi chè, đồng lúa nên người ra rất chú ý đến tiêu chí vang và rền. Là loại thể loại hát đối đáp ngoài việc tập kỹ năng ca hát, người hay hát ví, yêu hát ví thường xuyên học hỏi, tích lũy vốn văn thơ dân gian cũng như văn thơ bác học (nhiều câu hát ví được trích ra từ Truyện Kiều, từ các điển tích, điển cố…), để các câu hát phong phú, đa dạng về nội dung. Âm điệu hát ví tuy mộc mạc, đơn sơ nhưng lại diễn tả sâu sắc tâm hồn, tính cách người Việt. Qua âm điệu, qua lời ca hát ví, hiển hiện ra trước mắt ta những cánh đồng lúa xanh bát nhát chân trời, những con thuyền trên dòng sông dạt dào sóng nước, những chàng trai cường tráng, chân thành, những cô thôn nữ xinh tươi, duyên dáng, hồn nhiên thông minh va hóm hỉn. Có thể nói ngày xưa hát ví gắn liền với người nông dân vùng Trung du và châu thổ sông Hồng, là bộ phận không thể tách rời trong đời sống tinh thần của người dân vùng này./. 1.Xin xem trong cuốn Tục ngữ ca dao của Phạm Quỳnh biên soạn năm 1932, Đông Kinh ấn quán; và Phong dao, ca dao, phương ngôn tục ngữ của Nguyễn Tấn Chiểu do Nhà in Thái Sơn, Hà Nội, 1934. 2.Nhiều tác giả, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1996. 3,5,6,7.Hoàng Văn Hành, Hoàng Kim Ngọc, Hát ví, phép ví và câu ví, bản đánh máy (2003). 4,9.Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007, tr.79. 8.Nguyễn Xinh, Lịch sử Âm nhạc thế giới, tập I, Nhạc viện Hà Nội xb, 1983. |
Cập nhật ( 21/10/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com