Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM (Tĩnh Toàn)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

HẠNH NGUYỆN CỦA BỒ TÁT  QUÁN THẾ ÂM

* Tĩnh Toàn

Theo kinh Bi Hoa, từ thuở quá khứ có đức Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng Như Lai, lúc ấy có vị vua Chuyển Luân là Vô Chánh Niệm, ngài có nhiều con, con cả là Thái tử Bất Tuấn. Vua Vô Chánh Niệm xuất gia hiệu là Pháp Tạng Tỳ Kheo và được đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho vua sau này thành Phật hiệu là A Di Đà. Thái tử Bất Tuấn cũng xuất gia và đối trước đức Bảo Tạng phát ra bảo nguyện đại bi thương xót cứu giúp tất cả chúng sanh đang bị trầm luân trong bể khổ. Đức Bảo Tạng Như Lai đã thọ ký cho Thái tử tương lai sẽ chứng quả Vô Thượng Bồ Đề có hiệu là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Quán Thế Âm tiếng Phạn là Avalokitesvara, Tàu dịch là Quán Thế Âm, nghĩa là quán sát tiếng kêu than của chúng sanh mà cứu khổ. Bất cứ vị Bồ Tát nào muốn thành tựu đạo quả đều phải thực hiện quá trình tu tập Bồ Tát Đạo, vừa giáo hóa chúng sanh để làm tròn hạnh nguyện lợi tha và cũng đồng thời làm tiêu mòn cựu nghiệp trong lượng vô số kiếp từ thuở quá khứ; tuỳ theo công hạnh và đại nguyện của mỗi vị mà an trú trong các cảnh giới sai biệt nhưng không ngoài lòng từ bi cứu khổ ban vui cho chúng hựu tình. Cũng vì đại bi nguyện mà các vị Bồ Tát thị hiện vào các quốc độ khác nhau, tùy theo trình độ căn cơ của chúng sinh mà các ngài lập phương tiện hóa độ, bởi các ngài là hiện thân của từ bi. Từ là lòng yêu thương, là đem niềm vui cho người khác; bi là thương xót, là phương thức hành động, là sự dấn thân nổ lực để cứu giúp : "Từ năng giữ lạc, bi năng bạt khổ". Bồ Tát thương yêu chúng sanh nên cảm nhận được nổi khổ của chúng sanh và ra tay tế độ đem lại an lạc và giúp cho tất cả thoát khổ.

Bồ Tát Quán Thế Âm thị hiện 32 ứng thân nơi cõi Ta Bà để giáo hóa chúng sanh như các vị Bồ Tát khác đã thực hiện, nhưng công hạnh của ngài Quán Thế Âm đã mở ra một kỷ nguyên mới, một hướng đi nhân bản đích thực cho phụ nữ. Nếu đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đầu tiên chủ trương xóa bỏ giai cấp, bởi mọi người đều có dòng máu đỏ và giọt nước mắt cùng mặn thì ngài Quán Thế Âm là người đưa ra thông điệp khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ đối với đạo và đời mà chính ngài là biểu tượng. Trong bối cảnh xã hội hầu hết các quốc gia trên thế giới, phụ nữ thường bị xem nhẹ, ở chế độ phong kiến nữ nhân bị bạc đãi, trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng; phụ nữ không được tham gia chính sự, ở gia đình họ chỉ là cái máy đẻ để phục vụ chồng con, một số nước có tập tục khi chồng chết đi thì phải đem vợ lên giàn hỏa, khi bị cưỡng hiếp thì phải tự tử, một số nơi chọn phụ nữ còn trinh nguyên để tế thần, một bộ phận phụ nữ ở nhiều nơi có những lúc họ bị xem là những món quà, là phương tiện để giải trí . . .

Từ những quan điểm bất đồng trọng nam khinh nữ, hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện trong thân tướng nữ lưu qua câu chuyện Quan Âm Thị Kính, bà có chồng và bị ngược đãi của mẹ chồng, trước sự khiếp nhược của đức ông chồng buộc bà phải ra đi, nhưng người đã vựơt lên số phận bằng con đường xuất gia, phải cải trang thành người nam mới được vào chùa thế phát, sau đó bà phải tu theo hạnh nhẫn nhục, chịu biết bao nhiêu đắng cay vì oan khiên đối mặt qua tính lẳng lơ của Thị Mầu. Mối hàm oan tưởng chừng không thể gột gửa nhưng nhờ vào ý chí và nghị lực, cuối cùng thì đạo quả viên thành, oan khiên tháo cởi để lại cho đời tấm gương sáng của hàng liệt nữ xuất trần.

Đây cũng là bước đột phá lớn trong tư tưởng Phật giáo, mở ra lộ trình mới cho người phụ nữ thoát khỏi quan điểm bất công khe khắt của xã hội. Hầu như tất cả ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đều là thân nữ, những truyền thuyết nói về hạnh nguyện của ngài đều là nữ nhân. Ngài hiểu và có sự cảm thông sâu sắc với phụ nữ, ngài quan tâm độ tận hết thảy chúng sanh nhưng đặc biệt ở thân người nữ. Từ khi chân dung Bồ Tát đến với dân tộc Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi và hòa nguyện vào lòng người, một Quán Thế Âm Việt Nam như người mẹ hiền chơn chất trong tâm tưởng của người dân Việt, bà mẹ ấy luôn lắng nghe tiếng kêu khóc của từng đứa con mà giang tay cứu độ, vượt qua số phận và đứng lên bằng chính đôi chân của mình để chứng minh cho tất cả thấy rằng ngoài đức hy sinh cao cả, người phụ nữ cũng có tài năng và nghị lực vô biên, hình ảnh ấy hiện thực ở những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã sản sinh và cống hiến cho đất nước những đứa con vĩ đại, bà mẹ Việt Nam ấy đã gieo duyên Phật pháp cho con ngay từ còn trong bụng mình qua chấp trì danh hiệu Quán Âm, bập bẹ nói đã dạy con niệm Phật, chập chững đi đã đưa con đến chùa, dạy con nhân cách sống và giá trị làm người thông qua giáo dục đạo đức Phật giáo; là người bạn lớn đối với con gái, giúp con vượt qua những định kiến tầm thường của người đời ở thân phận nữ giới; sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã có đóng góp một nửa của người phụ nữ, các bà mẹ là từ bi Bồ Tát ấy đã góp phần tô vẽ cho non sông gấm vóc một tuyệt tác của thiên nhiên bằng tình thương vô bờ bến bởi bà mẹ Việt Nam chỉ biết cho đi mà không đòi lại bao giờ.

Quán Thế Âm quán sát từng tiếng thở của thế nhân để trở về với nội tâm nghe lại tiếng lòng mình, phản văn văn tự tánh, khuyên mọi người hãy tu tập bởi nếu biết tu tập phản văn thì các vọng tưởng được đoạn trừ, tự tánh thanh tịnh hiển bày dứt hẳn khổ đau sanh tử; công hạnh tầm thinh cứu khổ mà chúng ta thường niệm danh hiệu của ngài cũng chính là một pháp tu, nếu ai biết tu theo hạnh nguyện ấy thì Bồ Tát Quán Thế Âm đang ngự trị trong ta, nếu ai biết cảm thông cho hoàn cảnh khổ đau của người khác mà thi ân bố đức thì người ấy đang thực hiện hạnh nguyện của ngài Quán Thế Âm, người ấy có tâm là tâm Bồ Tát.

Nam Mô Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Cập nhật ( 14/12/2008 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

TỨ ĐẠI PHẬT SƠN TRUNG QUỐC (Trần Phò)

TÌM HIỂU VỀ HANG ĐỘNG AJANTA (Thích Nữ Diệu Thuận)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 1.648
  • 2.190
  • 199.618

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học