HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG NGƯỜI THẦY THUỐC VIỆT * Nguyễn Xuân Tùng Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 17 tháng 11 năm Canh Tý (27/11/1720), ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương ( nay là xã Hoàng Hữu Nam, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hãi Hưng). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc, ông nội, bác ruột, cha chú và anh em đều đổ tiến sĩ và làm quan đại thần dưới các triều vua Lê, chúa Trịnh. Thưở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, chăm chỉ và có chí lớn. Ông dùi mài kinh sử ước mong thực hiện hoài bảo “kinh bang tế thế”. Nhưng vào đời gặp lúc xã hội phong kiến thời Lê mạt đang trên đường suy vong, chính sự đày rẫy bất công thối nát, nhân dân lầm than, đói khổ, nên ông đã sớm từ bỏ đường công danh phù phiếm, trở về quê mẹ ở Hương Sơn – Ngệ Tĩnh, quyết tâm học nghề thầy thuốc để cức nhân độ thế. Suốt đời Hải Tượng Lãn Ông không những đã quên mình cứu người, giúp đời mà còn giầy công biên soạn nhiều tài liệu quý về y dược và mở trường đào tạo, truyền bá y nghiệp cho nhiều thề hệ lương y. Công hiến vĩ đại nhất của Lê Hữu Trác đối với lịch sử phát triển của nền y học dân tộc cả về mặt lý luận và thực tiễn là bộ sách nổi tiếng : Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Đây là một công trình kế thừa đầy sáng tạo những thành tựu y học của nhiều thế hệ y gia trong và ngoài nước, gồm 28 tập, 66 quyển đã d9uoc5 Lãn Ông thể ngiệm và biên soạn công phu trong suốt 40 năm. Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một bộ sách lớn bàn về y – dược học một sách toàn diện, từ đạo đức của người thầy thuốc đến phòng bệnh chũa bệnh, từ lý luận đến thực hành, từ y đến dược, đầy đủ các bệnh lý nội- ngoại khoa, phụ sản khoa, đậu, sởi… phương pháp dưỡng sinh và vệ sinh phòng bệnh… Trong công trình đồ sộ này, Hải Thượng Lãn Ông đã dành một phần tư khối lượng tác phẩm của mình (7 trong số 28 tập) để biên soạn giới thiệu 4.000 phương thuốc tích lũy trong kho tàng kinh ngiệm của nhân dân. Trong đó hai tập Dược phẩm vận yếu và Lĩnh Nam bản thảo chuyên về các vị thuốc và năm tập Tâm đắc thần phương, Hiệu phỏng tân phương, Y phương hải hội, Bách gia trân tàng và Hành giản trân nhu chuyên về đơn thuốc. Có thể nói rằng : “Hải Thượng Lãn Ông là người đầu tiên biên soạn một số sách thuốc rất hoàn diện, nhất là phần bào chế, sao phẩm, trước đây chưa từng thấy ở nước ta… (1) Trên cơ sở kết hợp những tinh y khoa học truyền thống với những kinh nghiệm dân gian và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân, Hải Thượng Lãn Ông đã xây dựng thành một hệ thống LÝ PHÁP PHƯƠNG DƯỢC của nền y học dân tộc thích hợp với con người, khí hậu và môi trường Việt Nam. Hải Thượng y tông tâm lĩnh từ lâu đã được y giới Việt Các nhà khoa học hiện đại đã hết lời ca ngợi công trình giá trị này: “Những trước tác đồ sộ cụa Lê Hữu Trác để lại, qua nhiều đời đã được nhiều ngự y thuộc các y viện dưới mấy triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn và cả “ chính phủ Nam Triều” thuộc Pháp, xem là “cẩm nang”. Một số nhà y học thực nghiệm phương Tây, một số bác sĩ người Việt trước kia và bây giờ cũng tìm thấy ở những trước tác đó “những kiến thức uyên bác” và một “phương pháp lập luận đặc sắc” mà ở “ các nhà bác học châu âu cũng không mong đợi có hơn được” (2) Hải Thượng Lãn Ông, người thầy thuốc vỹ đại và nhà giáo huấn nhân tâm học nổi tiếng của dân tộc còn để lại cho đời một tấm gương sống cao đẹp và những lời di huấn bất hủ về đạo đức, lương tâm, trách nhiệm và phương châm hành động của người thầy thuốc mà ngày nay mỗi lần đọc lại ta thấy vẫn còn nóng hổi tích thời sự và giá trị nhân bản đích thực của nó. Sinh thời Hỉa Thượng Lãn Ông thường dạy môn đệ của mình rằng: “Đạo làm thuốc là nhân thuật, chuyên bảo vệ sinh mạng của con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ thiêng liêng của mình, không nên cầu lợi kể công… thầy thuốc là nghề thanh cao phải giữ đức cho trong, giữ lòng cho sạch, làm ơn không mong đền đáp, thấy lợi đừng nhúng tay vào… Phải cẩn thận giũ gìn phẩm chất của mình, đừng để bị người đời khinh rẻ” (Y huấn cách ngôn). Lãn Ông rất phẫn nộ trước những kẻ “đem nhân thuật làm chước dối lừa, đem lòng nhân làm chuyện mua bán”… Trọn đời mình Hải Thượng Lãn Ông không hề quản ngại mọi khó khăn, cực nhọc trước những nỗi đau khổ của con người . Ở đâu bệnh nhân cần, dù xa xôi cách trở đến mấy, ông cũng lận lội tìm đến cứu giúp. Nơi nào bệnh nhân gặp khốn khó, túng thiếu ông lại càng hết lòng giúp đỡ, chăm sóc. Đối với những bệnh nhân nghèo khổ không nơi nương tựa, ông thường lấy tiền của riêng để chu cấp, chữa trị, nuôi dưỡng và từ chối mọi khoản bồi hoàn. Với tắm lòng thương yêu bệnh nhân nhu mẹ hiền thương con, Lãn Ông thường căn dặn học trò: “Được mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh gặp hay không để sắp xếp đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang ngèo hèn mà nơi tới trước chổ tới sau, hoặc khi bóc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thạt thì khó mong được bệnh nhân thông cảm và sẽ kém phần hiệu quả” (Y huấn cách ngôn). Khi thấy học trò mình có người ngại vì phải thăm và khám bệnh cho những bệnh nhân bần cùng lam lũ, ông thường tỏ ý không hài lòng và ân cần khuyên nhủ: “Đã làm nghề thuốc thì không được ngại khó, ngại khổ, không được coi khinh người bệnh”. Lời nói của Hải Thượng Lãn Ông luôn luôn đi đôi với việc làm. Học trò của ông không chỉ nghe lời thầy dạy mà còn phấn đấu học tập, làm theo những việc mà thầy đã làm. Ở bệnh án thứ 8 trong tập Y dương án (1 trong 28 tập của bộ Y tông tâm lĩnh), Lãn Ông kể rằng: Có một gia đình thuyền chài ten là Thuộc có cháu gái 13 tuổi bị bệnh đậu mùa rất nặng. Nhà quá ngèo nên không có điều kiện mời thầy và cũng không có đủ tiền để mua thuốc chữa trị cho con. Khi hay tin, Lãn Ông đã vội vã đến thăm và khám bệnh, giúp đỡ thuốc men rất chu đáo. Giữa mùa hè nóng bức, cháu bé ốm nắm trong chiếc thuyền nan nhỏ hẹp, người đầy mụn mủ. Mỗi lần ông xuống thăm bệnh đều phải cởi bỏ hết để ở trên bờ, mũi phải nút bông và nính hơi không dám thở nhiều vì mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc không thể nào chịu nổi. Khi khám bệnh xong đầu óc ông choáng váng, mồ hôi đổ ra như tắm. Nhưng Lãn Ông vẫn không ngại khổ, ông đã tận tình chăm sóc, chữa trị cháu bé xuốt một tháng trời liên tục mới khỏi bệnh. Khi chia tay với gia đình bệnh nhân, chẳng những ông không nhận tiền thù lao – kể cả tiền thuốc – mà còn giúp đỡ thêm gạo, củi, dầu đèn. Thật đúng là tấm lòng lương y như từ mẫu. Hải Thượng Lãn Ông là một ngôi sao sáng tren bầu trời văn hóa Việt Thơ văn Hải Thượng Lãn Ông mang tinh thần nhân đạo cao cả của một nhà hiền triết phương Đông vốn xem thường phú quí, ghét hư danh: Công danh trước mắt trôi như nước Nhân nghĩa trong long chẳng đổi phương Đã vượt lên trên nhưng danh lợi tầm thường mà người đời lắm kẻ đua chen: Bái biệt long lâu cửu bệ hàn Mang huề cầm kiếm xuất đô quan Bái biệt lầu rồng kinh nguyệt lạnh Gươm đàn vội vã bước chân ra. Để trở về hành đạo cứu đời với tâm hồn của người thầy thuốc – nghệ sĩ: Thời hứa sơn nhân lai vấn được Dạ huề hải nguyệt cộng minh cầm (Ngày ngày xem bệnh vừa xong Đêm đêm tựa bóng trăng trong gẫy đàn) Và chẳng bao giờ mưu chính một điều gì cho riêng mình: Thiện tâm cốt ở cứu người Sơ tâm nào có mưu cầu chi đâu Biết vui nghèo cũng hơn giàu Làm ơn nào phải mong cầu trả ơn ! (4) Cuộc đời hoạt động y học không mệt mỏi với tấm lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông đối với bệnh nhân là một tấm gương sáng ngời về tinh thần trách nhiệm và đạo đức cao thượng của người thầy thuốc chân chính, mãi mãi xứng đáng cho các thế hệ thầy thuốc Việt Nam noi theo./. Chú Thích. (1)Đỗ Tất Lợi, Những vị thuốc và đơn thuốc trong tác phẩm của Hải Thượng Lãn Ông, Tạp chí Đông y – số 110 – 111. (2)Nguyễn Huệ Chi – Lê Hữu Trác và con đường của một trí thức, trong cơn phong ba nửa cuối thế kỷ XVIII, – Dẫn theo Mấy vẻ mặt thi ca thời kỳ cổ – cận đại, nxb Tác phẩm mới 1983, tr 93. (3)Tự điển văn học, tập I, nxb Khoa học xã hội, 1983, tr 382 (4)Phần thơ (nguyên tác Hán văn và dịch) dùng trong bài viết này dẫn theo Thuyết minh thơ văn Hải Thượng Lãn Ông của Câu lạc bộ Y dược học dân tộc TP. Huế, in ronéo, tháng 12 năm 89./. |
Cập nhật ( 21/10/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com