Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Hai mẹ con nặng lòng với âm nhạc dân tộc – GS.TS. Trần Văn Khê

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

HAI MẸ CON NẶNG LÒNG VỚI ÂM NHẠC DÂN TỘC

GS.TS. Trần Văn Khê

          Trong cuộc đời đi dạy, tôi có những học trò dầu không theo học nhưng được tôi hướng dẫn trong thời gian rất ngắn hoặc theo giỏi giúp đỡ dài theo cuộc đời, có khi qua thơ từ trao đổi như cách học hàm thụ. Tôi vẫn coi đó là những môn sinh của mình.

          Một trong những người tôi muốn nhắc đến đầu tiên là Phạm Thúy Hoan. Em tốt nghiệp thủ khoa môn đờn tranh (năm 1962) và thủ khoa môn sư phạm âm nhạc kịch nghệ Sài Gòn, sau đó được giữ lại giảng dạy từ năm 1963 cho đến nay. Trong gần 40 năm đi dạy, em nhận được nhiều bằng khen, huy chương và các danh hiệu cao quí xứng đáng với tất cả nổ lực trong việc đào tạo tài năng trẻ âm nhạc dân tộc cũng như những đóng góp xuất sắc cho phong trào văn hóa quần chúng của nước nhà.

          Mấy chục năm trước đây trong thời gian đang học trường nhạc thỉnh thoảng em viết thơ gởi qua Pháp cho tôi hỏi ý kiến về một số vấn đề liên quan tới âm nhạc, trong thơ em luôn gọi tôi “Ông” và tự xưng “chúng tôi”. Đến năm 1974 nhân dịp qua Paris Thúy Hoan có đến tìm tôi nhưng đúng vào thời gian đó tôi lại đang về Việt Nam. Khi trở về em có gặp tôi vài ngày. Ngay rong lần đầu tiên gặp gỡ Thúy Hoan xin phép được gọi tôi bằng thầy vì cho rằng “nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Kể từ đó Thúy Hoan giữ liên lạc với tôi và mỗi khi tôi về nước đi nói chuyện nơi nào em cũng có mặt. Khi tôi dạy “Lớp thể nghiệm âm nhạc trên đại học” tại Thành phố Hồ Chí Minh Thúy Hoan chịu khó đến dự thính đầy đủ, mặc dù lúc bấy giờ em đã là giảng viên dạy đờn tranh tại Trường quốc gia âm nhạc nay là Nhạc viện Thành phố.

          Là người rất tha thiết với việc truyền bá âm nhạc truyền thống với lập trường hết sức vững vàng, năm 1981 Thúy Hoan đứng ra thành lập nhóm ca nhạc dân tộc tiếng hát quê hương qui tụ các em học sinh tại trường Triệu Thị Trinh (Quận 10 – đầu cho nhóm, hàng năm khi tôi về nước các em đều tập những bài bản mới để gọi là “báo cáo với thầy”. Mỗi năm em đào tạo thêm được một số học trò, nhóm thiếu nhi của trường Triệu Thị Trinh từ sáu bảy em buổi ban đầu nay đã phát triển lên đến hàng trăm em, trò lớn dạy trò nhỏ, từ năm 1987, nhóm này về sinh hoạt ở Nhà Văn hóa lao động và trở thành câu lạc bộ “Tiếng hát quê hương” do Thúy hoan làm chủ nhiệm. Những cánh chim đầu đàn từ bảy năm trước nay đã trở thành những người nòng cốt nhiều công sức cho phong trào ca nhạc dân tộc. Điều đó làm cho tôi rất súc động vì những hoài bảo mình ôm ấp mà không làm được do hoàn cảnh ở nơi xa xôi, nay có người trực tiếp thực hiện và đạt được kết quả tốt trong cố gắng bảo tồn, phổ biến và phát triển âm nhạc dân tộc.

          Mấy lần được mời sang Mỹ giảng dạy hoặc được gợi ý theo chương trình đoàn tụ gia đình, Thúy Hoan đều trao đổi với tôi vì do dự không biết nên quyết định thế nào. Phần mình, tôi không bao giờ khuyên em nên đi hay ở lại mà chỉ phân tích rõ lợi hại rồi để tự em cân nhắc. Cuối cùng Thúy Hoan đã quyết định ở lại chăm lo việc giảng dạy trong nước. Tôi cho rằng chọn lựa của em là truyệt vời vì kể từ đó đến nay em toàn tâm toàn ý tập trung công sức vào việc đào tạo và gieo mầm cho một thế hệ trẻ yêu mến đờn tranh cùng với nhiều nhạc khí dân tộc khác và say mê âm nhạc truyền thống Việt Nam. Việc làm của em không chỉ có tác dụng đối với lớp trẻ mà còn lôi kéo được cả những người cao niên đến thưởng thức chương trình âm nhạc dân tộc cũng như ngày càng có nhiều người tham gia các lớp học đờn tranh.

          Tuy không học với tôi tại trường lớp, nhưng Thúy Hoan luôn nhờ tôi giảng dạy về những môn em muốn tìm hiểu như ca nhạc tài tử, gợi cho em đề tài hoặc góp ý về những sáng tác của em. Chẳng hạn như chỉ nghe tôi hát qua ba câu của bài Đánh giồi (giống trò chơi đánh tranh đũa ở miền Nam), hoặc tôi thuật lại sự thích thú của mình khi nghe học sinh tiểu học tại Cần Thơ tập đánh vần ba chữ “gốc cây da”, em đã sáng tác được hai bản nhạc đờn tranh rất sinh động cho trẻ em là “Đánh giổi” và (Vui trong lớp).

          Tôi thường nói với em về quan điểm của mình trong việc bảo vệ và phát triển truyền thống âm nhạc. Theo tôi bảo vệ không phải là nệ cổ, còn phát triển thì phải chú trọng đi từ trong ra ngoài chớ không nên vay mượn những yếu tố bên ngoài không phù hợp, đồng thời phải lưu ý không chỉ giữ gìn mà còn phải làm giàu truyền thống. Chia sớt với tôi quan điểm này, em đã nghĩ ra những cách đờn mới cho đờn tranh, sáng tác những bản nhạc đậm đà bản sắc dân tộc như Tình ca đất Bắc, Tình ca xứ Huế, Tình ca miền Nam và một số bài bản khác.

          Ái nữ của Thúy Hoan là Hải Phượng, một người con gái tài sắc vẹn toàn và cũng rất nặng tình với âm nhạc dân tộc như mẹ mình. Hải Phượng tốt nghiệp Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, từng đoạt giải nhất cuộc thi “Tài năng trẻ đàn tranh toàn quốc lần 1 – 1992) khi mới 23 tuổi. Là “con nhà nòi” nên Hải Phượng đến với đờn tranh như một lẽ rất tự nhiên.

          Tôi biết Hải Phượng từ khi cháu còn nhỏ và mới tham gia vào nhóm thiếu nhi của trường Thiệu Thị Trinh. Ngay từ nhỏ Hải Phượng đã chứng tỏ khả năng biểu diễn đờn tranh rất  hay. Dài theo năm tháng tôi hướng dẫn bổ sung cho cháu một số kiến thức về âm nhạc. Năm 1991, sau khi đi Đài Bắc về, tôi đem một số bài bản ghi âm ghi hình của một danh cầm đờn cổ tranh Trung Quốc là bà Zhang Yan (Trương Yến) cho Thúy Hoan và Hải Phượng xem qua cho biết. Không ngờ Hải Phượng rất say mê, nghe qua băng cassette mà ký âm những bài bảng rất khó, rồi nhìn cách đờn của bà Trương Yến trên băng video để tự luyện tập. rong kỳ thi “Tài năng trẻ đàn tranh” Năm 1992, qua hai vòng đầu Hải Phượng đã xếp thứ nhì, đến vòng thứ ba nhờ biểu diễn xuất sắc bài “dao tộc vũ khúc” của bà Trương Yến mà được chấm giải nhứt.

          Đến tháng 2 năm 1994, tại Paris có chương trình giới thiệu âm nhạc do cơ quan Mandapa tổ chức mời nghệ nhân của 17 nước biểu diễn. Tôi nghĩ đến Hải Phượng nên nhận làm một đêm âm nhạc Việt Nam. Chương trình biểu diễn của Hải Phượng rất được hoan nghinh vì vậy nhiều nơi khác tiếp tục mời thêm tổng cộng lên đến gần hai mươi buổi. Tôi tham gia chương trình biểu diễn cùng với Hải Phượng. Hai thầy trò chất năm sáu nhạc khí trên chiếc xe hơi của ôi để đi lưu diễn như một “gánh hát rong” nhỏ. Kết quả hết sức mỹ mãn, ngày càng nhiều nơi gởi lời mời chúng tôi. Hôm nào thành công hết sức chờ đợi, tối về hai thầy trò lại tự thưởng thức một chai champagne. Trong suốt 5 tuần lễ, Hải Phượng ở luôn  trong nhà tôi tại Paris để hai thầy trò tập dợt, sắp xếp chương trình, chẩn bị thâu thanh cho dĩa hát. Tôi có thêm một học trò sáng dạ và tài giỏi, lại được sống với một đứa con rất ngoan hết lòng chăm sóc mình. Thời gian đó Hải Phượng đang tìm hiểu về âm nhạc châu Á nên ngoài những lúc tập dợt, cháu thường yêu cầu tôi giảng cho nghe về âm nhạc Ấn Độ, Trung Quốc…

          Sau đợt biểu diễn, Hãng dĩa Ocora mời Hải Phượng thâu thanh cùng với tôi một dĩa hát mang tên “Đàn tranh Việt Nam xưa và nay” trong chương trình âm nhạc truyền thống mà từ trước đến giờ chỉ mời toàn những bậc cao niên kỳ cựu trong nghề tham gia. Khi tôi đề nghị để tên và hình Hải Phượng trên bìa dĩa hát thì hãng này không đồng ý vì xưa nay chưa có tiền lệ đó, bao giờ trong loạt dĩa truyền thống cũng phải có một người cao niên thuộc bậc thầy đứng trên trước học trò. Nhưng tôi đề nghị nên nâng đỡ lớp rẻ, ngoài ra trong dĩa hát này tiếng đàn tranh của Hải Phượng là chính còn tôi chỉ là người hòa đờn nguyệt và đờn nhị thôi. Cuối cùng hãng dĩa đồng ý. (Nhớ lại hơn 20 năm trước, tôi đã cùng với người bạn là nhạc sư Vĩnh Bảo ghi âm nhạc tài tử miền Nam cũng cho hãng Ocora, nay một lần nữa tôi lại tham gia trong chương trình âm nhạc truyền thống và vui nhứt là cùng hòa đờn với thế hệ trẻ).

          Dĩa hát “Đàn tranh Việt Nam xưa và nay”  nhận được giải thưởng “Dĩa hát hay nhất trong năm 1994” bên Đức do những nhà phê bình  trẻ tuổi chấm giải, không phải cho cá nhân nghệ sĩ mà là cho “Nước Việt Nam và cây đờn tranh, với sự cộng tác của Hải Phượng và giáo sư Trần Văn Khuê”. Dĩa hát nầy cũng được tạp chí Thế giới âm nhạc sắp hạng “Choc” (gây chấn động) trong năm 1994 ở Pháp, tức thuộc loại trên cả bốn sao. Khi một dĩa hát được gắn chữ Chóc là người mua cảm thấy tin cậy nên bán chạy gấp ba bốn lần dĩa thường.

          Khi Hải Phượng mới sang Pháp tôi có hỏi:

          -“Nếu con thích nghiên cứu thầy sẽ hướng dẫn cho con”.

          Hải Phượng trả lời chỉ thích biểu diễn chớ không thích nghiên cứu hay dạy hoc. Vì vậy tôi tập trung giảng dạy cho Hải Phượng các cách rao theo đờn tài tử. Cháu có năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc và là một nhạc sĩ đa năng, không chỉ giỏi đờn tranh mà còn biết đờn tỳ bà, đờn độc huyền, đờn Trưng, tam thập lục, biết cả đánh trống và hát quan họ rất hay.

          Hải Phượng là một nghệ sĩ đầy triển vọng trong thế hệ kế thừa âm nhạc truyền thống Việt Nam. Mới đây khi bắt đầu làm tiểu luận án thạc sĩ về đề tài “Phương pháp dạy đàn tranh”, trước khi đưa thầy hướng dẫn xem những bài hát viết của mình, Hải Phượng thường yêu cầu tôi đọc trước và góp ý kiến giúp cho cháu có được cái nhìn theo cấp đại học. Việc làm luận án thạc sĩ giúp cho Hải Phượng tiến thêm một bước trong nghề nghiệp và có thể tiến xa hơn nữa khi trong nước có qui chế cho phép làm luận án tiến sĩ về âm nhạc dân tộc.

Cả Thúy Hoan lẫn Thúy Phượng đều là những nghệ sĩ tài năng và nặng lòng với âm nhạc truyền thống dân tộc, Thúy Hoan là một trong những môn sinh đem lại cho tôi nhiều niềm vui, từ tấm lòng đến thái độ đóng góp cho nền âm nhạc truyền thống. Còn Hải Phượng thì mới đây, trong một đêm văn nghệ chúc thọ tôi, cháu đã ứng tác ứng tấu cùng với tôi rất xuất sắc, thực hiện đúng tinh thần sáng tạo trong khi biểu diễn mà tôi đề xuất từ hơn mấy chục năm qua. 

Cập nhật ( 08/10/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

3 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

3 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

3 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

2 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Lục độ Ba la mật (Thích Thông Huệ)

Tứ vô lượng tâm (HT Narada, Kim Khánh dịch)

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tông Thiên Thai giáo quán (Tắc Hành)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 66
  • 724
  • 204.001

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học