GÓP BÀN VỀ HAI CHỮ LIÊU TRAI * Vũ Bạch Ngô Cố thủ tướng Nerhu có nói : “Điều đúng thì đâu chỉ có một người bênh vực, nó vẫn đúng; còn điều sai thì dẫu hết thảy mọi người nhất trí nó vẫn là sai”. Quí hóa thay khi có được người cầm quyền tôn trọng trí tuệ và chân lý đến thế. Câu nói ấy đã giúp chúng tôi chút dũng cảm cần thiết để bàn lại ý nghĩ hai chữ LIÊU TRAI. LIÊU TRAI CHÍ DỊ đã được liệt vào hàng danh phẩm quốc tế, do đó, ý nghĩa hai chữ LIÊU TRAI dường ngũ trên lĩnh vực rộng rãi ấy lâu đến nỗi không ai coi là quá đáng nếu xếp nó vào cái kho “Biết rồi ! Khổ lắm ! Nói mãi ! “ của Vũ Trọng Phụng. Thế nhưng, chúng tôi nghĩ rằng có lẽ người ta chưa hòan toàn nhận cho đúng ý nghĩa hai chữ LIÊU TRAI. Hai chữ này, bản tiếng Pháp dịch là Studio. Ở Việt Xét ra, riêng chữ liêu trong từ Liêu Trai vốn không hề có nghĩa là cô liêu được viết mang bộ miên, còn trong từ Liêu Trai thì chữ liêu được viết mang bộ nhĩ, và bộ phận còn lại của mỗi chữ cũng không có chút nào giống nhau (xem phụ bản). Kiểu dịch của Pháp và Anh xem ra cũng khá lỉnh kỉnh : từ ghép Liêu Trai bị tách ra dịch bớt phân nữa, phần còn lại thì chỉchuyên chú âm chứ không dịch. Studio trong tiếng Pháp và tiếng Anh chỉ một loại phòng – được trang bị thích hợp – chuyên dùng cho một loại hình nghệ thuật hay kỹ thuật : phòng vẽ, phòng soạn nhạc, phòng ghi âm, ghi hình, trong trường hợp chữ trai đứng riêng một mình thì dịch như thế nghe hoàn toàn thỏa đáng, còn trong trường hợp Liêu Trai thì cần được xem lại. Phần chữ Liêu, dù hóa thành Léou hay leao gì đi nữa thì Liêu Trai có nghĩa là…phòng Liêu ! Phòng Liêu là phòng gì ? Tất nhiên nó không thể là phòng cô liêu nữa rồi, nhưng hiểu nó là phòng thế nào thì cũng chưa ai thử bận tâm; ngay cả ở Trung Quốc, sự thờ ơ này cũng không khác. Theo chúng tôi hiểu thì chữ trai trong Liêu Trai không hề chỉ phòng óc gì cả, mà Liêu Trai chính là một bút hiệu khác của Bồ Tùng Linh dành riêng cho tác phẩm LIÊU TRAI CHÍ DỊ và nhan đề này cần được dịch là NHỮNG CHUYỆN LẠ DO ÔNG LIÊU TRAI GHI LẠI chứ không thể dịch là CHUYỆN HOANG ĐƯỜNG PHÒNG LIÊU theo kiểu dịch của Âu-Mỹ. Đặt một bút hiệu riêng cho một tác phẩm tâm đắc của mình là chuyện vẫn thường thấy trong sinh hoạt văn học. Chẳng hạn như TỪ VỊ ở Trung Quốc, viết kịch bản thì ông dùng bút hiệu TỪ VĂN TRƯỜNG làm thơ thì ông ký ĐIỀN THỦY NGUYỆT, còn khi viết Kim Vân Kiều Truyện thì lại ký là THANH TÂM TÀI TỬ, khiến cho giới nghiên cứu bối rối, loay hoay hơn ba trăm năm. Bút hiệu LIÊU TRAI được Bồ Tùng Linh dành riêng cho tác phẩm tâm đắc ấy của mình trong khi giới nghiên cứu thì cứ nghĩ rằng bút hiệu của ông vẫn chỉ là Liễu Tuyền cùng tên tự là Kiếm Thần và Lưu Tiên như mọi người từng biết mà thôi. Trong chữ Hán, trai có hai nghĩa thông dụng hơn nữa là thanh lĩnh và thanh khiết. Nghĩa thứ nhất dùng cho những từ thư trai, trai xá. Nghĩa thứ hai dùng cho những từ trai giới, trai kỳ…và chuyển sang tiếng ta thành chay (ví dụ :trường trai – chay trường). Chữ TRAI còn có nghĩa khác khi dùng đặt bút hiệu. Nghĩa của nó ở đây là cùng, ngang nhau. Ví dụ Cương Trai là cứng rắn như nhau. Bút hiệu ấy của Vương Phù Chi, ngụ ý rằng mình phấn đấu để cứng rắn ngang với sự cứng rắn, hoặc có thể ngụ ý ngược lại tính cứng rắn của mình là thứ tật trời sinh, vẫn biết rằng cứng tất gãy (cương tất chiết), nhưng trời bắt thế, xin người đời có uống nắn cũng đừng quá mạnh tay. Như thế chỉ cần nhìn vào bút hiệu nào có chữ TRAI đi kèm một chữ khác, ta có thể biết được tôn chỉ làm người, ý chí phấn đấu, ý thức tự giác, tập quán, cảnh ngộ của họ, v.v…hoặc ý muốn người đời cảm thông với họ về mặt nào đó. Vài ví dụ : -Chu Tùng đời Tống tính tình hấp tấp nên tự cảnh giác mình bằng bút hiệu Vi Trai, ngụ ý là mình da mỏng, do đó xúc cảm nhanh nhạy, đồng thời tự răn mình thận trọng đề phòng vì sự nhanh nhạy ấy rất dễ gây tổn thương cho mình hoặc cho người khác. -Vũ Quỳnh đời Lê ở nước ta, tác giả Lĩnh Sau đây là một số trường hợp dùng bút hiệu có chữ TRAI : *Trung Quốc : Lỗ Trai (Vương Bá đời Tống), Đông Trai (Phạm Trấn đời Tống) ; Cương Trai (Vương Phù Chi, đời Minh) ; Độc Trai (Trần Chánh Mẫn, đời Minh) ; Thạch Trai (Hoàng Đào Chu, đời Minh) ; Dung Trai 9Hồng Mại, đời Minh), Giản Trai (Viên Mai, đời Thanh) ; Trí Trai (Hòa Khôn, đời Thanh) ; Cấn Trai (Vưu Đông, đời Thanh) v.v… *Việt Nam : Ức Trai (Nguyễn Trãi, đời Lê sơ) ; Đốc Trai (Vũ Quỳnh, đời Lê) ; Nghị Trai (Phùng Khắc Khoan, đời Lê) ; Tôn Trai (Lê Hữu Kiều, đời Lê) ; Khiêm Trai (Trần Danh Lâm, đời Lê) ; Đạm Trai (Nhữ Bá Sĩ, đời Lê) ; Lập Trai (Phạm Qúy Thích, đời Lê mạt) ; Cẩn Trai (Trịnh Hoài Đức, đời Nguyễn sơ) ; Ngộ Trai (Nguyễn Công Trứ, đời Nguyễn) ; Nghĩa Trai (Phạm Văn Nghị, đời Nguyễn) ; Đạm Trai (Vương Duy Trinh, đời Nguyễn) ; Tu Trai (Nguyễn Tạo, đời Nguyễn mạt) v.v…. Nhìn các bảng liệt kê trên, ta thấy các nhân vật trong đó không ngại sự trùng lập bút hiệu nhau mà chỉ cốt nói lên được cái chí của mình, nếu có trùng với cái rtí của người xưa thì chỉ càng thêm lạnh giá. Vì con người vốn phát triển theo cấp số nhân mà đức tính có phát triển gì đâu ? không chấp nhận sự trùng lặp hì cũng không nói lên được cái chí của mình. Vậy thì Liêu Trai có nghĩa là già ? Bồ Tùng Linh dùng bút hiệu ấy để nói lên những gì ? Theo Từ nguyên, LIÊU có một số nghĩa như sau : Thứ nhất, LIÊU có nghĩa là nhờ cậy. Một ví dụ kinh điển : Dân bất liêu sinh (dân không biết nhờ vào gì để sống, dân không mong sống nổi). Bồ Tùng Linh trôi nổi ngót ba mươi năm bằng nghề dạy học theo lối cổ, lênh đênh trên một địa bàn rộng hàng triệu cây số vuông vào thời giao thông khó khăn, phương tiện eo hẹp, nếp sống ấy của ông tất phải nhờ cậy khá nhiều vào những kẻ có của, những kẻ có tình, những kẻ có lòng… Thứ hai, LIÊU có nghĩa là chuyên ròng. Ví dụ kinh điển : Liêu lư : tinh tâm dã (dốc lòng suy nghĩ về một đối tượng, không hề phân tâm đãng trí). Như thế hai chữ Liêu Trai bổ sung ý nghĩa cho nhau, chay ròng tức là khăng khăng cứ thế mãi, không mãi may suy giảm : Yêu thì đắm đuối hết mình, ghét thì cùng cực vĩnh viễn… Thứ ba, LIÊU là phóng khoáng, phóng đãng. Đã chọn cuộc sống như Bồ Tùng Linh và vào hoàn cảnh thời ấy thì dù bản tính, bản chất không thế thì cuộc sống cũng làm cho ra thế. Anh chàng họ Từ trong truyện Ái nô (quyển 11), Đặng Thành Đức trong truyện Phòng Văn Thục (quyển 12) là những bằng chứng rõ rệt. Vậy tâm hồn phóng khoáng kèm với nếp sống phóng đãng là những đặc điểm khá phù hợp với cuộc sống Bồ Tùng Linh. Có như thế mới dám bịa các chuyện ma quỉ, hồ ly để ám chỉ chuyện đời của loài người rồi lại dám tự mâu thuẩn : “người đời kể các chuyện linh thiên thì phân nữa là chuyện hão huyền, láo khoét” (Ái nô, quyển 11). Có như thế mới mượn chuyện Diêm vương để tố cáo vua hôn ám, mới dám đem thượng thư, Điển sử, Tư lý, Tư văn ra để mạt sát quan tham lại những…dám làm việc ấy vào cái thời mà giới học trò bị đàn áp tàn khốc bằng những “văn tự ngục” (vụ án văn chương) nổi tiếng cổ kim. Phải là “Liêu trai” lắm mới dám lao vào loại công việc như thế được. Phần cuối cùng của vấn đề : Đành rằng hahi chữ Liêu Trai vốn có nghĩa như thế và phù hợp với “cái chí” của Bồ Tùng Linh đến thế, những lấy gì đảm bảo rằng họ Bồ đã chọn hai chữ ấy làm bút hiệu ? Lý luận dù vững đến đâu, thuyết phụ đến đâu nó cũng chỉ là lý luận thôi chứ ? Thực tế mới là đáng tin cậy. Chúng tôi xin đề cập mật thực tế ấy. Trong mười sáu cuốn của bộ sách Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh thỉnh thoảng đưa vào tác phẩm mình khi thì những người bạn, khi thì những kẻ thù, người thì mang tên họ thật ngoài đời, người thì mang tên họ giả do ông đặt cho, có người chỉ được nhắc đến chức vụ, nghề nghiệp, quê quán… Trong số đó có truyện Hồ mộng (mơ gặp hồ ly) ở quyển 8, ông kể như sau: Bạn ông là Tất Di Am (bạn có thật) tính tình táo bạo, vóc dáng vạm vỡ, sức lực dồi dào, tửu lượng nổi tiếng, nhân đọc truyện thanh phụng (cuốn 1) đâm ra tơ tưởng, tự giận mình không gặp được người đẹp như thế trong đời, thế rồi họ Tất chiêm bao, gặp cả loạt hồ ly chứ không phải chỉ một, Cô nào cũng xinh đẹp, nhí nhảnh, vui nhộn, tình tứ, hết sức đáng yêu. Họ quây quần vui đùa, đánh cờ, chuốc rượu chàng đến ngây ngất. Một nàng ghen với Thanh Phụng – trong tác phẩm của Bồ Tùng Linh và trong lòng của Tất Di Am – mới vòi vĩnh Tất : …Ngày 19 tháng chap năm Khang Hy 21 ( tức 1682) họ Tất với ta ngủ cùng giường với nhau ở Xước Nhiên đường : kể hết với ta chuyện lạ ấy của y, ta nói : “Có được những hồ ly như thế, thì bút mực của Liêu Trai này có phần sáng lên được đấy” (Nguyên văn : Khang Hy nhị thập nhất niên, lạp nguyệt, thập cửu nhật, Tất tử dữ dư để Xước Nhiên đường tế thuật kỳ dị. Dư viết : hữu hồ như thử, tắc Liêu Trai chi bút mặc hữu quang hĩ”. Hồ Mộng quyển 8). Với hai đoạn dẫn chứng trên đây, ta thấy rõ Bồ Tùng Linh đã công khai tự nhận liêu Trai chính là bút hiệu của mình, chả hiểu vì sao các dịch giả và các nhà nghiên cứu trước đây lại không chịu nhận ra ? Có lý đâu họ lại hiểu câu “Liêu Trai dữ quân văn tự giao” là cái thư trai cô liêu (hay studio Léou, hay Leao studio) lại là bân giao thiệp văn chương với ngài được nhỉ ?. |
Cập nhật ( 08/10/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com