GIỮ MÃI NHỮNG NÉT ĐẸP CỦA LỄ HỘI PHẬT GIÁO TRONG THỜI HỘI NHẬP * Thích Nữ Hương Nhũ I. Dẫn nhập a.Khái niệm cơ bản về văn hóa: Theo nghĩa rộng nhất, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong lịch sử trong mối quan hệ với với con người, với tự nhiên và với xã hội. b.Bản sắc văn hóa: là những giá trị văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc, là sự khác biệt văn hóa giữa dân tộc này và dân tộc khác. c. Tương đồng văn hóa: Ngược lại với bản sắc là sự tương đồng văn hóa, đó là những điểm giống hoặc tương tự nhau giữa các nền văn hóa. Sự tương đồng này do sự ảnh hưởng hoặc giao lưu giữa các nền văn hóa. Bản sắc văn hóa dân tộc vừa gắn với những giá trị cơ bản, cốt lõi làm nên cốt cách của dân tộc, vừa được biểu thị trong sinh hoạt hằng ngày. Về nội hàm, bản sắc văn hóa là tổng hòa các giá trị, các yếu tố đa dạng, lâu đời, không xuất hiện một cách ngẫu nhiên, mà hình thành và phát triển như sản phẩm của quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa "nội sinh", kết hợp và tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa của bản sắc văn hóa "ngoại sinh", hòa nhập vào các điều kiện kinh tế, địa lý, cũng như lịch sử nước nhà. Nếu một dân tộc đánh mất bản sắc văn hóa là cắt đứt sợi dây thiêng liêng liên kết với quá khứ của các bậc tiền bối, thì tâm lý sùng ngoại có cơ hội hoành hành và khả năng bị nô dịch về kinh tế, chính trị là khó tránh khỏi. Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi, nhân cách con người và ảnh hưởng tích cực đến quần chúng, cộng đồng xã hội, ảnh hưởng lớn lao trong nếp sống của dân tộc Việt “Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng, Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung… Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông”. II. Nội dung – Dân tộc Việt Lễ hội Phật giáo lại gắn bó với đời sống tâm linh và văn hóa của người dân Việt vì trong lễ hội Phật giáo thể hiện rõ nét bản sắc các văn hóa dân tộc do một nguyên lý căn bản của Phật giáo “Tùy duyên bất biến”. chính yêu tố này đã thể hiện tính tích cực, năng động và trở thành nhân tố chủ quan làm cho Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc và bảo đảm bản sắc văn hóa các dân tộc. Lễ hội truyền thống ở Việt 1. Tết Nguyên Đán: đặc biệt là Mùng 1 tết ở Việt Nam ta nhận thấy phần lớn các ngôi chùa đều có tấm băng- rôn : Mừng xuân Di Lặc. Theo lời đức Phật Thích ca đã nói cho các hàng đệ tử nghe về sự hạ sanh của Phật Di lặc trong đời vị lai Ngài sẽ đản sinh vào đầu mùa Xuân, ngày đầu năm mới với tất cả điềm lành cho đời Thánh đức muôn dân no ấm thiên hạ thái bình. “Sau này Bồ Tát Di Lạc Hạ Sanh lấy hiệu là Từ Thị. Khi thành Phật, quốc độ của Ngài là một quốc độ vô cùng trang nghiêm. Lầu đài đều làm bằng bảy báu. Đâu đâu cũng có ao trong, có đủ thứ hoa thơm… Người sanh vào Cõi này đều là người có duyên lành, sống một đời vô cùng an lạc, không đau khổ, bịnh tật, phiền não. Thân hình đầy đủ oai nghi đẹp đẽ, sống lâu đến mười ngàn tuổi, có đủ các thứ mỹ vị ngon lành, còn mặc thì khỏi cần phải dệt, vì có thứ cây sanh ra quần áo.” Như vậy hình ảnh đức Di Lặc Tôn vương Phật và quốc đọ của Ngài rất gần gũi với niềm mơ ước của dân Việt. Và với hình tướng của một vị Phật miệng cười tươi, bụng to dáng ngồi tự tại thoải mái…để tượng trưng cho tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả của Ngài. Ngày mùng một tết theo truyền thống dân tộc là ngày đầu xuân, hầu hết những dân Việt Nam mong muốn được chu tất hết mọi việc, áo mới, cái gì cũng mới đẹp, đến chùa đảnh lễ Di lặc và xin lộc đầu năm mới. Chính hình ảnh của đức Phật Di Lặc hoan hỷ vô biên vào đầu năm mới đã gieo vào tâm trí người con Phật một hình ảnh tươi vui của mùa xuân: vạn sự may mắn, kiết tường, sự yên vui và no đủ cho muôn dân. Ngành hoằng pháp không quên nhắc nhở những người con Phật đến chùa không chỉ vì muc đích nguyện cầu những điều tốt đẹp mà chính là tu tập đức tánh từ – bi- hỷ- xả như đức Phật Di lặc. Chính sự chuyển hóa tự thân là nguyên nhân đưa chúng ta đến với đời sống an lạc và hạnh phúc. 2. Ngày rằm tháng giêng (Rằm Thượng nguyên): theo truyền thống của phần lớn các ngôi chùa Bắc tông, ngày rằm tháng giêng thường là lễ cầu an hội qua nghi thức “cúng sao – giải hạn”. Cúng sao hạn là một khóa lễ đã tồn tại lâu đời trong dân gian. Tập tục này có nguồn gốc từ Lão giáo. Sao hạn được tính căn cứ trên học thuyết ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của ngũ hành, mỗi năm có môt vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Còn hạn là niên hạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mạng là tốt hay xấu. Tuy bắt nguồn từ Lão giáo ở Trung Hoa, nhưng tập tục này lại ăn sâu vào quan niệm của người dân Việt và trở thành một tập tục lâu đời của người Việt. Từ Lão giáo qua dân gian rồi đi vào Phật giáo, nhưng ngày nay, tập tục này được xem như của Phật giáo. ở một số chùa việc cúng sao hạn cũng thường gọi là Lễ Dược Sư Nhương Tinh Giải Hạn. Thật ra, có rất nhiều tranh luận đúng sai về việc này, vấn đề đưa ra ở đây là với tinh thần “tùy duyên bất biến”của Phật giáo, ngành hoằng pháp chúng ta cần tổ chức thuyết giảng để giúp cho các hàng Phật tử hiểu rõ hơn về mục đích của lễ hội cầu an đầu năm. Ví dụ, chúng ta cần giải thích qua hình thức cúng sao để cầu an theo tâm nguyện Phật tử, nhưng qua đó, các chùa tổ chức cho quý Phật tử nương công đức trì tụng Kinh Dược sư trong tháng giêng, kết hợp phóng sanh và không sát sanh, làm các việc thiện lành trong năm mới như cúng dường, bố thí, sám hối các việc xấu ác….và chính những việc tốt đẹp đã giúp Phật tử gieo các nhân lành nhằm hóa giải nạn tai. Chung quy, nếu ngành hoằng pháp chúng ta làm hết trách nhiệm của mình bằng cách tận tình giải thích các khoa nghi cúng lễ hoặc các hình thức lễ hội Phật giáo một cách khoa học và đúng chánh pháp thì chính các lễ hội đã tạo duyên lành cho các Phật tử quy tụ về dưới mái chùa tụng Kinh, niệm Phật và nghe pháp thoại. 3. Lễ Phật đản Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh vào ngày trăng tròn tháng 4 tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN. Theo Phật giáo 4. Lễ Vu Lan Vu-lan hay còn gọi là Tết Trung nguyên, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo, còn được hiểu là lễ báo hiếu. Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana nghĩa là “treo (ngược) lên”. Thế nên các dịch giả Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), “treo ngược lên” cho từ Vu-lan, chỉ sự khổ đau kinh khủng khi sa đoạ địa ngục. Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và cửu huyền thất tổ đa sanh phụ mẫu trong nhiều đời. Đây là lễ hội của Phật giáo nhưng người dân Việt các tôn giáo khác thì không ai là không biết ngày lễ Vu lan báo hiếu – ngày Xá tội vong nhân. Truyền thống hiếu đạo của Phật giáo qua ngày lễ trọng đại này đã ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Những người con nghĩ đến việc dâng quà, phụng dưỡng cha mẹ làm vui cha mẹ. Tại các chùa tổ chức lễ bông hồng cài áo; tổ chức trai đàn bạt độ, cúng dường trai tăng, hoặc các lễ phóng sanh rất lớn. Ngành hoằng pháp thường được các đạo tràng mời thuyết giảng về lễ Vu lan để giáo dục tinh thần hiếu đạo và giải thích về cuộc sống ở các cõi giới khác như địa ngục ngạ quỷ súc sanh để giáo hóa tinh thần tu học của các hàng phật tử. các nhà tù cũng thường tổ chức phóng thích tù nhân vào ngày rằm tháng 7 – ngày xá tội vong nhân này. Các chùa riêng ở một số nước Châu Á thì tiến hành lễ Vu lan theo truyền thống bản sắc riêng (xin xem thêm chú thích ở phần dưới trang) 5. Lễ hội chùa Hương Đây là lễ hội đặc thù của Phật giáo miền Bắc – Việt III. Kết luận Những câu tục ngữ dân gian: “ở hiền gặp lành”,“Mẹ ta hoa Phật” cho thấy Phật giáo đã ngự trong tâm người Việt; Phật giáo đã ở trong lòng dân tộc, mãi mãi đồng hành cùng dân tộc Việt Nam trong văn hóa, đời sống tâm linh, thể hiện qua nghi lễ Phật giáo, lễ hội Phật giáo, và văn hóa Phật giáo. Giáo hội Phật giáo Việt Chú thích: 1. Kinh Phật Thích Ca nói Kinh Di Lặc hạ sanh thành Phật. Ngài Tam Tạng Pháp Sư Nghĩa Tịnh đời nhà Đường chiếu dịch ra chữ Hán. 2. Phật đản tại Tây Tạng: Phật tử Tây Tạng thường hành hương đến đỉnh núi Kailash, thuộc dãy Himalaya, phía Tây bắc Tại Nhật bản, Phật đản thường gắn liền với lễ hội hoa Anh đào. – Tại Myamar, với lòng thành kính, Phật tử Miếng Điện đặt những chậu nước tinh khiết trên đầu đội đến những tự viện tưới xuống cây Bồ đề. Họ tưới cây Bồ đề để cảm ơn giống cây này đã che chở đức Thế Tôn trong những ngày thiền định trước khi chứng đạo và ước nguyện năng lực giải thoát luôn trưởng dưỡng trong họ. – Tại Srilanka, chương trình rước và diễu hành Xá lợi gây ấn tượng và tạo nên xúc cảm nhất đối với người tham dự. Xá lợi Phật được tôn trí trên lưng những chú voi được trang điểm lộng lẫy với sắc màu mang phong cách Nam Á, theo sau là hàng ngàn Phật tử, diễu hành khắp những đường phố. 3. Tại Nhật Bản: đặc biệt ở vùng quê, dân chúng chuẩn bị lễ Vu lan từ ngày mồng một tháng Bảy. Trong mỗi Gia cư người Nhật đều có một bàn thờ Phật một chiếc bàn vong có bài vị để đón tiếp hương linh người quá vãng. Ngày mùng bảy gọi là gia chủ hay người trưởng tộc đi quét dọn, làm cỏ và làm lễ tại ngôi mộ gia tiên, và từ ngôi mộ về đến nhà trải một dây vải trắng gọi là bom-michi để chỉ lối cho người chết trở lại nhà. Trên lối đi nhiều nơi còn treo đèn lồng ở mỗi khúc rẽ cho vong hồn khỏi lạc, và mỗi gia cư tứ bề thắp đèn lồng treo quanh máng xối Ngày 13 gọi là ngày “đón vong hồn”, ngoài mộ và trên bàn vong chưng đầy hoa đẹp. Lúc xế chiều, đốt đèn ngoài cửa tiếp đón vong hồn, ngọn đèn này thắp đến ngày 16, gọi là ngày “tiễn đưa vong hồn”. Tại một vài địa phương lại còn có tục lệ nhảy múa Vu lan gọi là Bon odori, chào mừng tổ tiên trở lại nhà sum họp với con cháu mỗi năm một lần. – Tại Đài Loan: giới Phật giáo Đài Loan long trọng cử hành Đại lễ Pháp hội Trai tăng Quốc tế, đây là dịp để ôn lại tấm gương hiếu hạnh của Đức đại hiếu Mục kiền Liên. Đồng thời cũng nương nhờ vào uy lực thù thắng của pháp hội để cầu nguyện cho Quốc thái dân an; Thế giới hòa bình, Chúng sinh an lạc Tại Trung Quốc: Các tư gia cũng làm cơm chay cúng ông bà trong nhà, cúng vong hồn ngoài trời. Các chùa lớn còn tổ chức trưng bày các bảo vật thờ tự, di tích của Đức Phật như: Ngọc Xá lợi, răng, tóc, móng tay Phật, đựng trong các bình ngọc, bình đá, tảng đá khắc chân Phật, các bổn kinh chép bằng chữ Sanskrist, chữ Pali khắc trên đá, trên gỗ, trên lá bối, lá cót… đem từ Ấn Độ. Đồng thời nhà chùa còn khuyến khích các gia đình giàu có tham gia cuộc triển lãm bằng cách đem đến trưng bày các báu vật trân châu dị bảo của riêng, cho khách thập phương xa gần đến thưởng ngoạn. Vì vậy mà mọi người tấp nập đi dự, khách xa đến dựng lều bạt ở trên đất chùa và tổ chức các buổi ca vũ, hát tuồng, trổ tài thi phú, thi đua tài nấu nướng các món chay để cúng dường Phật, Tăng, cúng ông bà tổ tiên và sau đó thiết đãi nhau ăn uống vui chơi. Từ đó mà có ý nghĩa thiêng liêng “Đại Hội Vu Lan Báo Hiếu” cùng xá tội vong nhân, trở thành một lễ hội, một tập tục ăn sâu vào lòng người. |
Cập nhật ( 03/05/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com