14/05/2008 |
ĐÂY LÀ BÀI HỌC VÔ GIÁ ĐỂ CHÚNG TA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GÌ MÀ SƯ NGUYỆT CHIẾU VÀ CÁC NGHỆ NHÂN TÀI HOA KHÁC ĐÃ LÀM VÀ LƯU LẠI HẬU THẾ Hòa thượng Thích Hiển Pháp Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Sau một thời gian dài ra sức chống chọi với thiên nhiên, hiểm nguy và bệnh tật, từng bước các dân tộc vùng sông nước Cửu Long được an cư lạc nghiệp, hạnh phúc, ấm no. Khi đời sống vật chất tạm đủ, thì các nhu cầu về tinh thần được các cư dân ở đây quan tâm. Với đặc thù của một vùng đất mới khai phá, trù phú, xinh đẹp, là nơi tụ hội của nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa khác nhau, thiên nhiên ưu đãi nhưng cũng rất khắc nhiệt, thơ mộng cũng như lắm gian truân, cơ cực. Từ đó tạo nên cá tính người dân Tây Nam bộ : Hào hiệp, trượng phu, ân nghĩa, vị tha và rất lãng mạn trong lối sống, có tư tưởng thoáng, kiến thức mở, cởi mở trong giao lưu, nhạy bén với cái mới, thấm nhuần tinh thần bình đẳng, nhân nghĩa bao dung nhưng rạch ròi, quyết liệt và rất mực giản dị, thiết thực, vượt ra khỏi những ràng buộc và khuôn mẫu trong phong kiến. Kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn nữa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 bị khủng hoảng nghiêm trọng, đạo đức xã hội bị suy thoái, đời sống người nông dân thì lầm than cơ cực… Trước một giai đoạn lịch sử mới, những hạn chế của xã hội nông nghiệp cổ truyền không thể đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa phi vật thể của các cư dân Tây Khi nói đến sư Nguyệt Chiếu, chúng ta không thể nào quên công lao sưu tầm và hiệu đính 7 bản bắc lớn (Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá) của nhạc lể cổ truyền và đào tạo ra những nhân tài cổ nhạc Nam bộ. Chính việc sưu tầm và hiệu đính các bản bắc lớn của Sư Nguyệt Chiếu đã đặt nền móng cho cổ nhạc và nhạc lễ cổ truyền Nam bộ ngày càng khởi sắc, vượt cả thời gian, không gian và địa giới hành chính để phát triển thành đỉnh cao của loại hình văn hóa phi vật thể. Tiếp theo là việc đào tạo nghệ sĩ Lư Hòa Nghĩa để từ đó có bản Vọng cổ có vị trí như ngày nay cũng là một kỳ tích trong lịch sử phát triển văn hóa Nam bộ nói chung. Hội thảo khoa học Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Tôi xin trân trọng giới thiệp tập sách mang nội dung Kỷ yếu Hội thảo Sư Nguyệt Chiếu với sự nghiệp nhạc lễ cổ truyền Nam bộ đến Chư tôn đức và quý Phật tử các nơi; đối với những vị yêu thích bộ môn nghệ thuật nhạc lễ cổ truyền để làm động lực nỗ lực giữ gìn và phát triển bộ môn này ở đỉnh cao mới, đối với những nhà nghiên cứu hoặc những thầy giáo đang giảng dạy nhạc dân tộc sẽ có tài liệu tham khảo để hiểu thêm về tính ưu việt của một bộ môn đã từng làm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa phi vật thể của tuyệt đại cư dân nơi vùng đất Nam bộ này. Xin trân trọng giới thiệu tập sách trên đến
|
Cập nhật ( 11/02/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com