GIÁ TRỊ TINH THẦN TRUYỀN THỐNG TRONG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở * TS. Trần Hồng Liên Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ Là nước nông nghiệp Việt Tuy vậy, tùy từng địa vực cư trú, từng vùng miền khác nhau đã đưa đến sự khác biệt khá rõ nét trong tư duy, thể hiện qua các hình thức thờ nữ thần ở ba miền có nét đặc thù. Sự khác biệt ấy thể hiện qua các hình thức thờ tự những nữ thần nào? Từ việc thờ nữ thần đến thờ Mẫu ở Nam Bộ có khác biệt so với ở miền Bắc và Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ giới hạn trong việc nêu trên các hình thức từ thờ nữ thần đến thờ mẫu ở Nam Bộ trong sự so sánh ở Bắc và Trung Bộ, từ đó góp phần nhận diện những giá trị tinh thần trong tín ngưỡng dân gian Nam Bộ, nêu đặc trưng tín ngưỡng mang yếu tố văn hóa vùng Nam Bộ; đồng thời cũng góp phần nhận diện quy luật thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. 1. Từ việc thờ Nữ thần đến thờ Mẫu ở Nam Bộ là vùng đất mới, quá trình khai hoang mở đất của cư dân cũng là quá trình cư dân mang theo hành trang tinh thần của mình từ nhiều vùng, miền khác nhau khi đến tụ cư tại Nam Bộ. Tín ngưỡng ở Nam Bộ vì vậy càng phong phú, đa dạng. Mặt khác, tín ngưỡng ở Nam Bộ là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng cư dân sống cộng cư và cận cư. Vì vậy, có thể thấy các thành tố có trong tín ngưỡng từng tộc người cư trú ở Nam Bộ như Kinh, Hoa, Chăm, Khơ Me đều có ảnh hưởng nhất định hình thể loại, diện mạo của các tín ngưỡng thờ nữ thần cũng như thờ Mẫu ở Nam Bộ. Khó có thể thống kê hết số cơ sở thờ tự thuộc tín ngưỡng dân gian ở Nam Bộ những đình, miếu, đền, điện được phân bố đều khắp có đặt thờ nữ thần, thần nữ còn được đặt thờ phối tự bên trong nhiều ngôi chùa Phật giáo. Không gian tín ngưỡng nữ thần vì vậy khá rộng rãi và mang tính phức tạp. 1.1. Thờ thần nữ Có thể nêu một số nữ thần được thờ tự phổ biến ở Nam Bộ, Thờ nữ thần còn được đặt chung trong tổng thể cặp đôi như Ông Bổn – Bà Bổn trong tín ngưỡng người Hoa như ở Phúc Đức cổ miếu (thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu); thờ Thái Âm – Thái Dương ở chùa Thuận Thiên (thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương)… Bên cạnh các thiên thần, thì nhân thần vốn là là những con người thật, như Hai Bà Trưng, được thờ trong đền, hiện còn ở Thành phố Hồ Chí Minh; huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An; chùa Bửu Lâm ở Tiền Giang. Cửu Thiên Huyền Nữ, vừa là vị thần nữ ở cõi trời (Thiên Phủ) được thờ ở chùa Thiên Phước (Vĩnh Long), chùa Bửu Lâm (Tiền Giang), vừa là vị nữ thần độ mạng cho phái nữ trong từng gia đình. Mỗi gia đình ở nông thôn thường đặt trang thờ Bà đối xứng với trang thờ ông Quan Thánh Đế Quân, vốn được xem là vị độ mạng cho phái nam. Tại các miếu của người Hoa như miếu 1.2 Thờ mẫu có quan hệ mật thiết với thờ nữ thần. Ngô Đức Thịnh đã từng nhấn mạnh: “Mẫu đều là nữ thần nhưng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu thần (…) đạo Mẫu gắn liền với tục thờ Mẫu của dân gian, nhưng như thế không có nghĩa mọi Mẫu thần đều thuộc điện thần của đạo Mẫu”(5). “Mẫu có một gốc từ Hán Việt, tiếng Việt là Mẹ đều chỉ người phụ nữ đã sinh ra một người nào đó, là tiếng xưng hô đối với người sinh ra mình. Ngoài ý nghĩa xưng hô thông thường, từ Mẫu và Mẹ còn bao hàm ý nghĩa tôn xưng, tôn vinh, chẳng hạn như Mẹ Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu nghi thiên hạ (…) là các vị thần linh gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ được người đời gắng cho chức năng sáng tạo, bảo trợ và che chở cho cuộc sống của con người. Đó là trời, đất, sông nước, rừng núi” (6). Hai ngọn núi cao ở Nam Bộ là nơi đặt thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (núi Bà Đen) là Người dân còn đặt tên cho các cơ sở thờ Bà ở nhiều nơi khác là miếu Bà Chúa Xứ hai, miếu Bà Chúa Xứ ba, như trường hợp ở Thủ Thiêm, ở Bình Dương để chỉ “mạng lưới” thờ tự Bà xuống khắp các địa phương, đồng thời cũng cho thấy tính thống nhất về một mối của ngôi miếu thờ mang tính trung tâm của các miếu khác, là ở núi Sam Châu Đốc. Người dân đến cúng bái đều cho là bà Chúa Xứ hai, ba là em của chị cả Chúa Xứ ở Châu Đốc! Cách thờ tự tại miếu bà Chúa Xứ núi Sam đã thể hiện nhiều lớp văn hóa được hình thành trong quá trình giao lưu từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước, và đọng lại qua hình thức thờ tự tại đây. Ngô Đức Thịnh đã dày công nghiên cứu và có nhận xét rằng: “Nhìn vào các lớp văn hóa tạo nên biểu tượng tâm linh Bà Chúa Xứ, chúng ta đều thấy thấp thoáng hình bóng Bà Mẹ Xứ Sở – Pô Inư Nưgar của người Chăm, Thánh Mẫu Thiên Yana của người Việt, nữ thần Neang Khmau (Bà Đen), tục thờ Neak Tà của người Khơ Me và xa xưa hơn, nhưng cũng hiển hiện hơn là tất cả các biểu tượng trên đều được quy tụ trong linh tượng Shivalinga và Sakti của Shiva là nữ thần Uma của Bàlamôn giáo, mà truyền thuyết bức tượng Bà Chúa Xứ An Giang đã mách bảo chúng ta những điều như vậy, cho dù bề ngoài của bức tượng đó cũng được cải trang dưới hình dáng Thánh Mẫu của người Việt” (8). Trong cộng đồng người Hoa cũng thờ phổ biến Ở miền Bắc, tín ngưỡng thờ Mẫu với hình thức Tam Phủ (Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Thiên, Địa Mẫu, mẫu Thượng ngàn) cho thấy hình thức tín ngưỡng nữ thần đã được phát triển, nâng cao địa vị các nữ thần, đặc biệt là những thần nữ có liên quan đến bốn yếu tố: Trời, Đất, Nước, Rừng, là bốn yếu tố chiếm vị trí quan trọng trong đời sống con người, trong sản xuất cũng như đời sống tâm linh, đã trở thành đạo Mẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu theo di dân đi dần vào Trung Bộ. Ở đây, tín ngưỡng thờ Mẹ Xứ Sở của người Chăm là Bà Pô Inư Nưgar, còn được người Chăm gọi là Pô Nư Cành, đã được kết hợp với tín ngưỡng dân gian của người Việt, hình hành một dạng thức thờ tự mới, với cơ sở nổi tiếng là điện Hòn Chén, nơi đặt thờ Bà Thiên Yana Ngọc Diễn Phi. Ngô Đức Thịnh đã nhận xét: “Vị nữ thần Chăm này là sự kết hợp giữa nữ thần Chăm bản địa và nữ thần Uma, vợ của Shiva. Bà là vị thần cao nhất của vương quốc Chămpa, được tôn xưng là Ngoài cơ sở thờ tự dành cho Linh Sơn Thánh Mẫu tại núi Bà Đen, còn khá nhiều ngôi chùa, trong sân cũng đặt miếu Bà như chùa Giác Lâm (quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí minh); hay trong chùa cũng dành một trang thờ Bà riêng biệt trong chính điện (chùa Phụng Sơn – quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh). Trên điện thờ của nhóm theo đạo giáo do Phật Thầy Tây An khai sáng ở Nam Bộ, tại ngọc Liên Hoa tịnh thất quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, cũng đặt tượng Diêu Trì Kim Mẫu trên chính điện, phối tự với Ngọc Hoàng Thượng Đế và Mẫu Mẹ (13). Đạo cao Đài, vốn là tôn giáo bản địa, xuất hiện ở Nam Bộ vào năm 1926, đã thể hiện ý thức thờ tự cặp đôi, đối sánh Âm – Dương, Trời – Đất qua việc đặt thờ vị trí tối cao dành cho Ngọc Hoàng Thượng Đế (Cha Trời) và Diêu trì Kim Mẫu (Mẹ Đất). Đạo Cao Đài quan niệm Phật Mẫu được nhân loại tôn xưng bằng nhiều danh hiệu khác nhau, tùy theo tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và địa phương, Diêu Trì Kim Mẫu, Kim Bàn Phật Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Đại Từ Mẫu, Tây Vương Mẫu, Địa mẫu, Mẹ Sanh. Mỗi một thánh thất của đạo Cao Đài thuộc hệ phái 2. Giá trị tinh thần truyền thống trong thờ Mẫu ở Như vậy có thể thấy ở Nam Bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu khá khác biệt so với miền Bắc và miền Trung. Tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam Bộ có kế thừa, tiếp thu và sáng tạo, đã chuyển hóa từ Linga – Yoni sang Ban Cô – Ban Cậu, được thờ phối tự với Chúa Xứ Thánh mẫu (miếu Bà Chúa Xứ núi Sam). Tín ngưỡng thờ Mẫu Nam Bộ thể hiện mối quan hệ, giao lưu văn hóa Việt – Khơ Me (Miếu ông Tà trong sân miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, hay trên núi Bà Đen), hay giữa Việt – Hoa ( chùa Phước Hải An tự ở Sóc Trăng của người Việt có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu) tạo ra một quần thể tín ngưỡng hay một điện thờ đa văn hóa. Ta thấy “có hiện tượng tích hợp nhiều lớp văn hóa – tín ngưỡng khác nhau: lớp văn hóa Phù Nam, lớp văn hóa cổ truyền Khơ Me, lớp văn hóa Chăm và lớp văn hóa Việt (15). Một nhà nghiên cứu đã nhận xét rằng: “Khi những tôn giáo đã không còn đủ sức thu hút và niềm tin cứu đời, thì Nghi thức cúng tế trong các miếu, điện thờ Mẫu cũng giống với nghi cúng đình vào dịp lễ kỳ yên ở Nam Bộ. Tuy nhiên, ở đình không diễn ra múa bóng rỗi, mà chỉ có ở miếu. Không gian thờ Mẫu ở Nam Bộ khá rộng lớn, không chỉ là một cơ sở thờ tự riêng biệt mang tính cộng đồng là miếu, mà còn phối tự trong miếu, chùa, vườn chùa, hoặc ngay tại chính điện. Tuy vậy, thờ Mẫu ở Nam Bộ ít mang tính chất gia đình như hiện tượng thờ Tây Cung Vương Mẫu ở Huế, trừ trường hợp một số gia đình người Hoa tỉnh Sóc Trăng có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại gia đình. Tính cộng đồng vẫn chiếm vị trí chủ đạo, vẫn là niềm tin và sự kỳ vọng Nơi thờ tự các Mẫu ở Nam Bộ có tên gọi khác với ở Bắc và Trung Bộ. Nếu ở miền Bắc, thờ Mẫu được đặt trong những phủ, đền, hay những quán của đạo Lão, hay một phần trong các chùa chiền, thì ở Nam Bộ, mẫu thường thấy phổ biến ở các đình làng, trong miếu, vốn là những nơi thờ tự phổ biến tín ngưỡng của cộng đồng cư dân tại đây. Khảo sát danh xưng các Mẫu ở Nam Bộ cho thấy những nữ thần được tôn vinh Mẫu đều được gọi qua danh xưng Từ đó có thể thấy, thờ Mẫu ở Nam Bộ đã bộc lộ được một giá trị tinh thần phong phú của cư dân vùng đất mới. Ý thức lưu giữ, nhớ lại cội nguồn qua việc thờ Tam Phủ Tứ Phủ vẫn đang còn tiếp tục hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh qua đền Sòng Sơn Thánh Mẫu (quận 3), đền Mẫu Tuyên, đền Mẫu Thiên Hoàng, đền thờ Hai Bà Trưng và Thánh Mẫu Phủ Giầy; dù rằng về kiến trúc, bày trí tượng thờ đã có một ít khác biệt. Tiếp tục tôn thờ triết lý âm dương, ngũ hành nhưng có sáng tạo, tích hợp những yếu tố mới do quá trình giao lưu văn hóa ở miền Trung (chúa Tiên, chúa Ngọc) để hình thành tín ngưỡng Bảy Bà ở Nam Bộ. Đó là kết quả của tư duy tổng hợp giữa các nữ thần (bà Chúa Động, bà Cố Hỉ, bà Thủy, Bà Hỏa và Thánh Mẫu (Chúa Tiên, Chúa Ngọc, bà Chúa Xứ). Cũng dễ dàng nhận thấy yếu tố sông nước được đặt lên vị trí tối cao của Thiên đức cao minh bảo hộ thôn hương hỉ lạc Hậu cung phổ chiếu phù trì xã ngọc vĩnh khang Thánh tích uy linh lê dân lạc nghiệp Mẫu nghi chiếu diệu bổn hội an hòa. Trong nhiều gia đình người Hoa ở Nam Bộ, đặc biệt là ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng , Bà còn được thờ tự ở gian trước, với bài vị màu đỏ, trang trọng ghi bốn chữ Hán nhũ vàng: “Thiên Hậu Thánh Mẫu”. Quá trình người Hoa sống cộng cư với người Việt và người Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long cũng đã đưa đến hiện tượng giao lưu văn hóa thú vị: trong ngôi chùa của người Việt cũng đặt tượng thờ Bà (Hải Phước An Tự, ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Cũng lưu ý rằng, tên gọi Thánh Mẫu là danh xưng gia phong cho bà Lâm Mặc, thời nhà Thanh (Khang Hy) 1682, còn các đời trước, chưa phong tặng Thánh Mẫu (18). Phải chăng do ảnh hưởng gia phong danh xưng Thiên hậu Thánh mẫu dưới thời Thanh mà từ tế kỷ XVII về sau, ở Nam Bộ, các Mẫu được gọi phổ biến là Thánh Mẫu? ảnh hưởng giao lưu văn hóa qua danh xưng từ đời nhà Thanh có điều kiện du nhập và lưu giữ ở Trung và Nam Bộ rõ nét hơn Bắc Bộ, nhất là từ sau phụ kiện phân chia Đàng – Trong và Đàng Ngoài, di dân và tín ngưỡng – tôn giáo từ Trung Quốc đã có điều kiện đi thẳng vào Trung Bộ và Nam Bộ. Đạo Cao Đài, một tôn giáo mang yếu tố dân tộc khá rõ nét, đã chủ trương giáo lý mang tính tổng hợp là “Quy nguyên tam giáo, ngũ chi phục nhất”. Phương châm hành đạo ấy cho thấy một nhân sinh quan, một nếp sống đạo vừa mang tính tổng hợp, vừa thể hiện quá trình tâm linh trong việc tu ấy phải tiến lên năm bậc, đi từ Nhân đạo đến Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo. Khi thiêng hóa các Mẫu ta thấy có danh xưng Thánh Mẫu (Linh Sơn Thánh mẫu, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh mẫu), còn vị trí tối thượng, cao nhất trong năm bậc, được nâng lên hàng Phật, tương xứng với Phật Mẫu, dành cho Diêu Trì Kim Mẫu, vì trong đạo Cao Đài chủ trương “Tam giáo đồng nguyên” trong đó có Phật giáo. Như vậy, ngoài danh xưng Thánh mẫu phổ biến cho các mẫu, thì cũng thấy có Phật Mẫu. Do đó, từ tín ngưỡng nữ thần, qua quá trình dung hợp văn hóa, từ địa bàn chuyển cư miền Bắc vào miền Từ yếu tố này đã bộc lộ trong tín ngưỡng thờ Mẫu một tư duy hướng thượng và hướng thiện. tâm thức phiếm thần của cư dân Việt dung chứa trong nó tư duy hướng thiện sâu sắc. Không phải ngẫu nhiên mà Tín ngưỡng thờ Mẫu một mặt góp phần mang lại nhiều ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, thì một mặt khác, cũng chính xuất phát từ những điều kiện và các yếu tố ấy lại làm cho dạng thức tín ngưỡng này nhóm màu sắc mê tín, nặng tính thần quyền, đưa đến một số suy nghĩ có thể sai lệch. Các bàn thờ Mẫu, thờ Cô (Cô Hồng, Cô hạnh), thờ Chúa (Chúa Hòn) bên trong chính điện đã “góp phần” đưa vào đây nhiều nghi lễ liên quan đến việc cầu cúng, xin xâm, bói quẻ, xin keo. Hình ảnh, tên gọi Phật Mẫu, vô hình trung đã đưa lại trong tư duy một số Phật tử về đạo Phật ngưỡng vọng Thượng Đế, tin rằng Thượng Đế ngự trị, ban phúc giáng họa, có quyền năng chi phối cuộc sống con người (19). Những pho tượng thờ Thần, Thánh, đã làm mờ nhạt đi quan niệm và vai trò tự lực của con người. Tha lực của Phật, Bồ tát chỉ góp phần hỗ trợ, vì Phật Thích Ca đã chẳng từng khuyên nhủ các đệ tử của mình: “Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi”. Các hình thức cúng tế như múa bóng, lên đồng, đâu phải lúc nào tự nó cũng đủ tính thuyết phục về một sự tích hợp các văn hóa – nghệ thuật. Từ các công trình nghiên cứu về hát văn, múa bóng, về đạo Mẫu Việt Nam (20) quả đã mang lại một giá trị khoa học, một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần làm rõ, đi đến việc thừa nhận những giá trị văn hóa – nghệ thuật mà trong suốt tiến trình đi về phương Nam, tín ngưỡng thờ mẫu của dân tộc Việt Nam đã được tích hợp. Như vậy, có thể thấy, thờ Mẫu ở Nam Bộ không mang tính khuôn mẫu như ở Bắc Bộ, không trở thành một đạo mẫu, vì trong quá trình du nhập và phát triển ở Nam Bộ, do giao lưu văn hóa với nhiều vùng miền khác nhau, việc thờ mẫu nơi đây đã mang tính thoáng, mở, đã tích hợp nhiều loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu, có liên quan đến Đất, Nước, Trời. trong thờ mẫu ở Nam Bộ vẫn còn đọng lại những hình thức thờ tự của đạo Mẫu bắc Bộ. Thờ Mẫu ở Nam Bộ vừa mang tính Chú thích (1) (2) Trần Ngọc Thêm (1895), Cơ sở văn hóa Việt (3) Huỳnh Tịnh Paulus Của (1895), Đại (4) Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, tập I Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 280. (5) Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo mẫu Việt (6) Ngô Đức Thịnh (2009), sđd, tr. 29, 31. (7) (8) Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo (9) Tổng hợp từ các tư liệu: – Tsai Maw Kuey, Người Hoa ở miền Nam Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Thư viện Quốc gia Pais, 1968, bản dịch Việt. – Bia ký miếu Thiên Hậu. Hội quán – Phan An, Phan Yến Tuyết, Trần Hồng Liên, Phan Ngọc Nghĩa, Chùa Hoa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1990. – Liêu Địch Sinh, Hương Cảng Thiên Hậu sùng bái. Tam Liên thư điếm. Hương Cảng, 1996. – Sự tích bà Thiên Hậu, Hà Chương hội quán. – (10) Liêu Địch Sinh, Hương Cảng hiên Hậu sùng bái, Tam liên thư điếm. Hương Cảng, 1996. Bản chữ Hán. (11) Ngô Đức Thịnh (209), Đạo Mẫu Việt Nam, Tập I, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 279. (12) Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, Nxb, (13) (14) Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, Nxb. Thuận Hóa, tr. 85 – 86. (15) Ngô Đức Thịnh (2009), Đạo Mẫu Việt Nam, Tập I, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 286. (16) Ngô Hưng Đan (2008), Thờ Phật và thờ (17) (18) Đời Tống (Tống Cao Trung) phong tước vị đầu tiên là Phu Nhân Linh Huệ kèm (19) Trong khi đó, Phật giáo chủ trương không có Thượng Đế ban phúc giáng họa cho con người, mà mọi hành động điều do mỗi cá nhân tạo nên. (20) Ngô Đức Thịnh chủ biên (1992), Hát văn, Nxb. Văn hóa dân tộc. Tài liệu tham khảo 1. Đặng 2. 3. Liêu Địch Sinh (1996), Hương Cảng 4. Nguyễn Đức Lữ chủ biên (2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt 6. 7. Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, Nxb. Thuận Hóa, Huế. |
Cập nhật ( 04/04/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com