ĐỊA DIỂM VĂN HÓA ỐC EO ANGKOR BOREL KINH ĐÔ CUỐI CÙNG CỦA VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
* Hoàng Xuân Phương
Trong quần thể di tích văn hóa Ốc eo, Ba Thê và Angkor borel nằm về phía nam tỉnh Tà Ke, giáp ranh với Việt Nam. nơi đây trong thế kỷ thứ VI là kinh đô trị vì bởi Rudravarman, vỊ vua cuốii cùng của vương quốc Phù Nam. Chuẩn bị cho mùa thực đỊa tháng 5/2000, TIến sĩ Miriam Stark, giám đốc dự án khảo cổ hạ Mê Kong (lomap) công bô trong Cambodia tales những kết quả ban đầu sau đây.
Đối với các nhà sử học và nhà khảo cổ, châu thổ Mê Kông với diện tích 194.250 cây số vuông gồm phần nam Cam Bott61 và nam Việt Nam, nổi tiếng như là trái tim của một trong các nền văn hóa sớm nhất nơi đồng bằng Đông Nam Châu Á. Sử liệu Trung Hoa ghi lại lời kể của các sứ thần triều đình đến vùng này trong thế kỹ thứ III, theo đó họ đã tiếp xúc với một nền vắn hóa phát triển và một cơ cấu xã hội có tổ chức mà vua quan cai trị và các thợ chuyên nghiệp sống trong những thành vây quanh bởi tường gạch và hào nước.
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu vẫn còn tranh luận xem nguyên nhân nào mà nền văn minh này đã phát triển liên tục trong khoảng 200 năm trước công nguyên đến 500 năm sau công nguyên. Vào các năm 1930, nhà địa mạo học Pierre Parts khảo sát ảnh hàng không và phát hiện các đường nước (kính, mương, hồ chứa…) tỏa ra từ hai trung tâm lớn là Ba Thê Ốc Eo và Angkor Boret, vối với các trung tâm cư trú vệ tinh, đồng thời nối với nhau trên khoảng cách gần 90 kilômét.
Những cuộc khai quật của Louis Malleret trong các năm 1940 ở Ba Thê Ốc Eo đã làm lộ ra các cấu trúc gạch, kiến trúc đền đài, rất nhiều vật dụng văn hóa và một hệ thống kiểm soát nguồn nước. Khi tiếp xúc với dân làng quanh vùng, Malleret thu thập thêm nhiều di vật là sản phẩm buôn bán của Ba Tư, nhiều đồ gốm Ấn Độ và các đồng tiền La Mã của thế kỹ đầu công nguyên.
Các nhà khảo cổ ở Việt Nam đã có thể kết thúc công trình nghiên cứu về “văn hóa Ốc Eo” vào giữa các năm 1970, nay tiếp tục khảo sát ở hàng chục địa điểm khác. Nhưng ở Cam Bốt chiến tranh và xung đột suốt bốn thập kỹ qua đã ngăn cản các nghiên cứ tương tự. Công việc chỉ mới lại bắt đầu từ 1995 với Dự Án Khảo Cổ Hạ Mê Kông (LOMAP) phối hợp giữa Đại Học Hawai, Trung Tâm Đông Tây, D9ai6 Học Mỹ Nghệ Hoàng Gia Cam Bốt và cac2 phòng thí nghiệm ở nhiều nước.
Kết thúc mùa thực địa đầu tiên trong năm 1996, một bản đồ chi tiết được thiết lập giúp cho việc đánh giá tính nguyên vẹn của các di chỉ và định vị các đối tượng khảo sát. Theo bản đồ này, thành cổ Angkor Borei đã được thiết lập 400 năm trước công nguyên. Nghĩa là sớm hơn 500 năm hoặc 600 năm trước khi người Trung Hoa biết đến vùng này. Một phần của bức tường bao quanh thành phố được làm lộ ra để đo đạc các thông số kỹ thuật kiến trúc và vật liệu.
Mùa thực địa thứ hai thực hiện trong năm 1999, kéo dài suốt 6 tuần dưới sự phối hợp tổ chức của Tiến sĩ Stark thuộc Đại Học Hawai và nhà địa chất Paul Bishop thuộc Đại Học Glasgow. Ba đối tượng nghiên cứu chính là 1- khu gò trung tâm, nay là chùa Wat Komnou, 2- bức tường vây quanh thành phố và 3- hệ thống đường nước.
Chùa Wat Komnou nằm trên một gò. Gò này được bồi đắp liên tục chứng tỏ cư dân sống liên tục ở đây suốt 2500 năm. Ở độ sâu 4 mét, người ta tìm được bộ sưu tập phong phú gồm đồ gốm, xương thú, các đồ chế tác và các hạt trang sức bằng thủy tinh. Các hạt này đã được gởi đi phân tích xem chúng xuất xứ từ đâu, nhưng theo kết quả khảo sát ở những địa điểm khác, chúng là sản vật bản địa.
Trong đợt khai quật này, toán nghiên cứu khám phá một nghĩa trang còn nguyên vẹn, gồm những mộ táng chú không phải hỏa thiêu như những địa điểm khác. Các mộ thuộc tầng văn hóa Phù <?xml:namespace prefix = st1 ns = “urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags”> Nam sớm ứng với những năm đầu công nguyên. Các đồ tùy táng và sọ heo được sếp bên cạnh hoặc phía trên người chế…Đây là khám phá mới thuộc lãnh vực văn hóa Ốc Eo.
Bức tường thành vây quanh thành phố Angkor Borei còn nhiều đoạn nguyên vẹn. The Tiến sĩ Bishop, tường được xây làm 2 thời kỳ : Ban đầu là bức tường đất đắp lên từ các hào, sau đó mới xây tường gạch cao khoảng 2 mét trên nền đất nện với các phế vật văn hóa, phần chân tường dày khoảng 4 mét. Tiến sĩ David Sanderson ở phòng thí nghiệm SURRC ( Scotland) cho biết bản thân bức tường gạch cũng được xây làm nhiều đợt.
Việc khảo sát cổ địa mạo và cổ môi trường rất quan trọng cho cả Angkor Boret và các nơi khác. Việc thám sát và lấy mẫu do nhà địa chất Bishop trực tiếp chỉ huy. Các mẫu đất lấy trong các hào nước và lòng hồ chứa được gởi đến các phòng thí nghiệm, nơi đó các yếu tố trầm tích, cổ phấn hoa học… sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm tái tạo lại môi trường sống của cư dân các thời kỳ thuộc vương quốc Phù Nam.
Chú thích:
1.Xem thêm: – Lê Xuân Diệm: Văn Háo Ốc Eo, những khám phá mới, 1995.
2.Hoàng Xuân Phương: Nét nhân văn trong các chế tác ngọc Ốc Eo, te Thất Sơn, 12/1999
3.H.X.Phương: Dữ kiện mới liên quan đến văn hóa Ốc Eo, te khoa học xã hội 18, 1993
4.H.X.Phương: tahy đổi môi trường tác động đến sự phát triển và tàn lụi vương quốc Phù Nam, te KHXH 34,1997.
Cập nhật ( 19/09/2009 )