* Trần Trọng Thức Phi trường Bhairahawa – cách Lâm Tỳ Ni khoảng 20 cây số – mỗi ngày có ba chuyến bay đến thủ đô Kathmandu của
Chuyến bay qua núi Mặc dù đất nước Nepal đang trong trình tạng chiến tranh, nhưng mấy ngày lưu lại tại đây chúng tôi chỉ thoạt cảm nhận không khí này khi nhìn thấy một chiếc máy bay quân sự nằm phơi mình bình yên ở phi trường Kathmandu và sau đó gặp một xe chở đầy binh lính chạy giữa thành phố chính của thủ đô. Chiếc taxi đưa chúng tôi từ sân bay về đến trung tâm thành phố phải len lỏi giữa dòng xe cộ đông đúc trên những con đường không được bằng phẳng và khá chật hẹp. Kathmandu là trung tâm văn hóa và chính trị của Chúng tôi tìm đến khu phố Thamel nơi tập trung đông đảo khách du lịch ba lô – tương tự như khu Phạm Ngũ Lão – Đề Thám ở quận I Thành phố Hồ Chí minh – với những khách sạn, quán ăn, cửa hiệu internet đầy đủ tiện nghi phục vụ du khách theo giá phải chăng. Sau khi khi chọn một khách sạn loại xoàng giá chỉ 6 USD một ngày vừa đỡ tốn kém vừa có được cảm giác du lịch “bụi”, ổn định xong chỗ ở chúng tôi tìm đến một trong số những cửa hàng dịch vụ nhan nhản nơi đây để mua vé đi Chuyến bay qua núi (Moutain Flight). Đây là chuyến du ngoạn chiêm ngưỡng dãy Hy Mã Lạp Sơn danh tiếng với đỉnh núi Everest cao nhất thế giới, mặc dù giá vé không phải là rẻ: 110 USD cho chuyến bay 45 phút nhưng đã đến Sáu giờ sáng hôm sau tại phi trường Bản đồ của hãng máy bay phát cho hành khách ghi rõ ngọn thấp nhất trong dãy núi trước mắt chúng tôi là Choba – hamare có độ cao 5.970 mét và cao nhất tất nhiên là ngọn núi lừng danh Everest 8.848 mét. Cơ duyên lại khiến cho chúng tôi một lần nữa được hội ngộ với nàng tiên ngày hôm qua trên chuyến bay của hãng Đức Phật. Mọi người đang ngây ngất cảnh đẹp bên ngoài ô cửa sổ máy bay thì nàng tiên tươi cười thông báo: “Chúng ta sắp bay ngang qua Everest”. Và ngay lúc đó ngọn núi huyền thoại hiện ra, sừng sững ngsoj nghễ giữa các đỉnh trắng xóa cao vút sáu bảy ngàn mét. Dáng đứng lẻ loi có vẻ lãnh đạm với chung quanh của ngọn Everest gợi lên một cảm giác cô đơn vô cùng tận, Mấy du khách Nhật bản hẳn không lạ gì với đỉnh Phú Sĩ nhưng đã phải thốt lên: “Thật là tuyệt vời”. Máy bay tiếp tục lướt qua cả một dãy dãy núi dài hàng trăm cây số được phủ một lớp băng tuyết vạn niên. Máy bay sắp hạ cánh mà mọi người vẫn còn bàng hoàng pha một chút núi tiếc. Thành phố của đền đài Tôn giáo chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của 22 triệu người dân Ngôi chùa danh tiếng Swavambhunath – mà người địa phương quen gọi là đền Khỉ vì đây cũng là nơi trú ngụ của vô số hậu duệ Chỉ cần đưa tay vuốt nhẹ thì những bánh xe đã quay đều và chúng tôi thầm khấn nguyện câu thần chú mà theo sự giải thích của vị đại sư Tây ạng – ngài Kalu Rinpoche – thì OM là tính chất của thân giác ngộ, còn MANI PADME là ngữ giác ngộ, còn Cách đền khỉ khoảng 10 cây số là Bhktapur, thành phố được xếp loại di sản thế giới. Đây là nơi mà những du khách ưa thích yên tịnh tìm đến, tránh được cái ồn ào náo nhiệt của Kathmand mà vẫn không quá xa thủ đô. Phí vào tham quan quần thể đền đài thành phố chỉ 50 rupi Nepal đối với người trong nước nhưng đến 750 rupi Nepal (tương đương với 10USD) cho người nước ngoài. Bhaktapur (Bhakta là người sùng đạo còn Pur là thành phố, có nghĩa là thành phố sùng đạo) là nơi tập trung nhiều đền đài của cả Phật giáo lẫn Ấn Độ giáo với những kiệt tác về nghệ thuật và kiến trúc của Một cuốn sách hướng dẫn du lịch của Nepal xuất bản năm 2002 đã ghi lại nhận xét của E.V.powell – nhà Đông phương học lỗi lạc đồng thời cũng là một nhà du lịch nổi tiếng thế giới – về thành phố này như sau: “Những ngôi chùa ở cung điện mùa Hè của Từ Hy thái hậu tại Bắc Kinh, những công trình kiến trúc bằng đá ven bờ sông Hằng ở Varanasi, các đền chùa của Thái Lan, nghệ thuật chạm khắc ở Đế Thiên Đế Thích, đền thờ Shinto ở Nhật Bản…, Bhakapur mang một chút dáng vẻ của tất cả những cái đó mà thực ra lại không giống bất cứ nơi nào trong số ấy. Một cuộc hành trình đến nơi đây có giá trị ngang bằng với việc tham quan nữa vòng trái đất. Tại thung lũng đáng nhớ này, nghệ thuật, tăng sĩ và thợ thủ công đã cùng nhau làm nên một công trình tuyệt tác. Những kiến trúc sư tài ba của Phật giáo và Ấn Độ giáo đã gặp gỡ trong việc tạo nên vẻ nguy nga tráng lệ của những đền đài, tượng đá với chạm khắc vô cùng tinh xảo đến từng chi tiết mà không nơi nào có thể sánh kịp”. Dưới chân núi tuyết Từ giã Bhaktapur, chúng tôi háo hức tìm đến Nagarkot, địa điểm lý tưởng nhất để ngắm nhìn Hy Mã Lạp Sơn. Nagarkot ở miền cự Đông của thung lũng, cách thủ đô 32km và ở độ cao 2.190 mét, do vậy mà nhiệt độ tại đây thấp hơn ở Kathmandu. Nagarkot trước đây là một ngôi làng khiêm tốn cùng với vài ngôi đền, nay đã mọc lên nhiều khách sạn nhỏ đúng tiêu chuẩn quốc tế đón du khách đến đây thư giãn núi tiết vạn niên. Nagarkot có một trại lính, do vùng này có vị trí chiến lược trên đỉnh cao với tầm ngắm rõ nét 360 độ khắp Khu nghĩ mát xinh đẹp và đầy đủ tiện nghi mà chúng tôi lưu lại một đêm có tên là Mala với giá 16 USD một ngày. Từ trên đỉnh đồi của khu resort có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng cả một dãy núi tuyết nhấp nhô đẹp lạ thường trong sắc cầu vồng huyền ảo của buổi hoàng hôn. Nhiệt độ tại đây xuống chỉ còn 2 độ vào ban đêm nên ai cũng ngại đi ra ngoài, vì vậy khách sạn phục vụ buổi ăn tối cho khách trong phòng ngủ ấm cúng. Chúng tôi rất hạnh phúc trải qua buổi sáng cuối cùng của chuyến đi du lịch cùng Thượng tọa Huyền Diệu và đệ tử của thầy là Trịnh Ngọc Phụng một kỷ sư chuyên về phần mềm vi tính ở Úc, trẻ tuổi đẹp trai sang đây làm công quả tại chùa Việt Bữa điểm tâm được dọn trên sân thượng, chúng tôi vừa đến bình minh vừa ngắm dãy núi tuyết hiển hiện rực rỡ ngay trước tầm mắt. Cảnh núi non bao la nơi đây đem lại cho con người một cảm giác tự do thật lớn lao, không còn vướng bận đến những ràng buộc nhỏ nhoi và quên đi mọi lo toan trong cuộc sống. Sự hùng vĩ và uy nghi của những ngọn băng sơn dường như mang lại cho con người một niềm kính sợ khi cảm nhận uy lực của nó tràn ngập trong lòng. (Có lẽ chính vì vậy mà trong suy nghĩ của những người thiên về tâm linh họ không có tham vọng bao giờ Chín giờ sáng, chúng tôi lưu luyến ngắm nhìn lần cuối dãy núi tuyết trắng xóa một màu thầm nói lời từ biệt. Từ đây chúng tôi đi thẳng ra phi trường để kịp đáp chuyết bay quá cảnh sang Do nghề nghiệp mà chúng tôi đã có hàng bao nhiêu chuyến đi không không thể nhớ hết. Có chuyến đi không để lại dấu ấn gì, lại có những nơi thậm chí chỉ vài tuần lễ đã quên mất là mình từng đi qua. Vậy mà lần này chúng tôi biết chắc rằng những kỷ niệm trong chuyến hành hương tìm về đất Phật sẽ mãi mãi là dấu ấn sâu đậm không bao giờ phai nhạt trong tâm tưởng. Xin cám ơn bạn đọc đã cùng đi với chúng tôi một đoạn đường trong hành trình tìm về giá trị cổ xưa. Cũng phải đến lúc chia tay, giờ đây chúng tôi xin nói lời tạm biệt và hy vọng sẽ có dịp gặp gỡ nhau trong một chuyến ngao du thí dụ khác. |
Cập nhật ( 28/01/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com