DƯỢC PHẨM TRONG NHÀ BẾP * Quang Vinh Có một số loại thực vật, gia vị… có trong nhà bếp của bạn tiềm ẩn được tín chữa trị những căn bệnh thông thường, những tổn thương nhỏ phổ biến và cũng là dược liệu dùng làm mỹ phẩm rất hữu hiệu. Chanh Một loại cây xuất phát từ thời trung cổ ở Trung Đông lan châu Âu rồi đến châu Phi. Ngày nay, chanh có mặt khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chanh thuộc họ Rutaceae, loài citris limon. Chanh chứa rất nhiều sinh tố C, Chanh thúc đẩy sự hoạt động của các tế bào miễn nhiễm, kích thích tái tạo mô giúp cho việc chữa trị. Chanh chứa acid citric (C6H807), một hóa chất làm giãm sự bài tiết canxi, giúp ngăn ngừa việc hình thành những viên sạn nhỏ. Tinh dầu chanh chứa biflavonoid (một loại hóa chất thực vật kháng oxy hóa) giúp làm tăng sức mạnh cho thành tĩnh mạch và mao mạch, giãm cơn đau. Khi bị chứng giãn tĩnh mạch, chỉ cần dùng thêm một ích chanh hay cho chanh vào nước trà là đủ. Nếu cho nước chanh, cam vào nước tắm pha âm ấm, sau đó ngâm mình khoảng 10 phút, da bạn hấp thu được sinh tố C, sẽ trở nên mịn màng. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim thì không nên tắm nước nóng mà tắm nước pha âm ấm chỉ để làm da sạch chứ không có tác dụng giúp lưu thông máu. Nha đam Đã từ lâu, con người biết rất rõ nha đam – một loại thực vật có hoa chứa nhiều dược tính có thể dùng để chữa trị những vết thương và làm dược phẩm dưỡng da. Alexandra Đại đế (năm 356-323 trước Công nguyên) của Hy lạp đã dùng nha đam dể cữa thương cho binh lính của mình; Nữ hoàng Ai Cập Cléopatre (năm 69-30 trước Công nguyên) dùng “mỹ phẩm” nha đam để giúp làn da của mình được mịn màng tươi thắm. Những cuộc khảo sát của những nhà khảo cổ tại Ai Cập cho thấy loài người đã biết được công dụng của nha đam từ cách nay hơn 3.000 năm. Ngày nay, với đầy đủ thiết bị khoa học, các nhà nghiên cứu đã khẳng định được dược tính của nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm nha đam là một món thực phẩm của con người. Nha đam thuộc họ Liliaceae (họ Huệ tây), có khoảng hơn 150 loài, hầu hết sống ở Nam Phi. Tại Việt Chất gel trong suốt lấy ra từ lá nha đam tươi chứa rất nhiều hợp chất (như anthraquinon), chất hữu cơ, các vitamine (B1, B2, B6…), các enzyme và các nguyên tố khoáng vi lượng (kẽm, manhê crôm…). Nha đam rất giàu các thành phần kháng viêm và hợp chất brady kiniase (C50H73N15011) có công dụng giãm đau; vì thế khi bị cháy nắng, bị bỏng nhẹ, bị côn trùng cắn, bạn đắp một ngày 2-3 lần một lớp gel nha đam lấy ra từ lá tươi sẽ giúp làm dịu cơn đau nhức. Nha đam còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận trường và điều kinh. Nếu uống một ngày không quá 400mg gel nha đam tươi sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày. Dựa vào đặt tính của dịch nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhõ lỗ chân long, lành vết thương… các nhà nghiên cứu mỹ phẩm đã nghĩ đến việc sử dụng nha đam trong công nghệ sản xuất mỹ phẩm phục vụ cho con người. Dp độ pH của gel nha đam tương đuong độ pH của da nên những sản phẩm kem dưỡng da làm từ nha đam giúp cho phái đẹp có một làng da tươi thắm như nữ hoàng Cléopatre ngày xưa. Đã có những hãng mỹ phẩm lấy ngay Aloe vera làm tên cho các sản phẩm dưỡng da, chống nắng, dầu gội, dầu khử mùi hôi… của hãng. Ngoài ra, ở một số nơi, các bà nội trợ còn dùng nha đam để nấu chè, nấu canh… Gừng Trong nhà bếp, ngoài chậu nha đam bên của sổ hay được bó để teong tủ bếp thì rừng là món gia vị được xem là loại dược phẩm của thiên niên kỷ. Có hai loại rừng: gừng vàng và rừng xanh. Gừng vàng có tên khoa học Z.officinalis L. hay Z.officinale Rosc. Gừng xanh có tên khoa học Zingiber zerumbert Sm. Các hóa chất có trong rừng tạo ra huong vị thơm nồng riêng biệt. Gừng có dược tính làm giãm cơn co thắt ruột, trung hòa acid tiêu hóa và kiềm chế “trung tâm ói mửa” trong não. Theo một nghiên cứu khoa học ở 56 người cho thấy rừng làm dịu các cơn đau từ viêm xương khớp (55% người bệnh) và viêm khớp (75% người bệnh). Các bác sĩ thường cho bệnh nhân dùng aspirin mỗi ngày vì nó làm “loãng” máu, trong khi rừng lại có hiệu quả tương tự nhưng không làm rối loạn dạ dày như aspirin. Cũng thế, trong Đông y, rừng được sử dụng trong những bài thuốc chữa ngoại cảm ohong hàn, trị chứng nôn khi tàu xe, chữa nôn cho phụ nữ có thai, các chứng do rối loạn tiêu hóa. Theo Đông y Việt Nam, các vị thuốc từ rừng có: sinh khương (thân, rễ và củ rừng tươi) chữa cảm mạo phong hàn, kích thích tiêu hóa, nhức đầu, ho đờm, nôn mửa, sinh khương bì, (vỏ ngoài củ gừng) chữa phù thũng; khương trấp (củ gừng tươi giã vắt lấy nước) chữa trúng phong mê man, đờm đặc gây cấm khẩu; can khương (cù gừng phơi hay sấy khô) chữa đau bụng lạnh, thổ tả, chân tay giá lạnh, ho suyễn và tê thấp; bào khương (củ gừng khô thái miếng dày sao gần vàng hạ thổ) chữa đau bụng lạnh, thổ tả, chân tay giá lạnh, tê thấp và ho suyễn; ổi khương (gừng sống vùi nhẹ lửa cho chín) chữa đau bụng, tiêu chảy do lạnh; thán khương (củ gừng sao cháy tồn tính) chữa đau bụng lạnh, máu hàn, chân tay lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng tuyết. Giấm Chua như một quả táo chưa chín tới, giấm được hình thành nhờ vi khuẩn tiêu hóa chất lỏng lên men tạo ra acid acetic. Đó là một loại vũ khí hữu hiệu để chống lại vi khuẩn, tẩy mùi khó chịu ở nách và chân. Khi bị sứa đốt hay mũi cắn, ta có thể thoa giấm, giúp trung hòa chất gây đau đã bị tiêm vào da. Một dố người dùng giấm để thoa lên trán, nách để làm hạ nhiệt trẻ em khi bị sốt./ (Tổng hợp)./ |
Cập nhật ( 02/06/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com