24/12/2009 |
ĐỪNG ĐỂ CẰN CỖI TRƯỚC KHI GIÀ * KS Trần Thanh Vân Vẫn biết rằng: sinh, lão, bệnh, tử là quy luật của “trời đất”, nhưng trong suốt chặn đường lịch sử của nhân loại, con người vẫn ước mơ tìm ra một môi trường sinh tồn bất tử hay chí ít cũng kéo dài tuổi thọ của mình đến mức cao nhất. Các nhà nhân chủng học cho rằng: Trong môi trường sống lý tưởng, chế độ ăn uống hợp lý, cơ thể không mang bệnh tật thì tuổi thọ tiềm năng của con người sẽ đạt đến 145 – 150 năm. Nhưng trong thực tế có mấy ai “được” chết vì tuổi già mà phần lớn – có đến 99% chết vì bệnh tật! Vậy, nguyên nhân sâu xa của vấn đề già nua và chết trước tuổi thọ vốn có của con người là đâu? Bằng những công trình nghiên cứu công phu các nhà khoa học đã phát giác ra rằng: Thủ phạm chính gây nên quá trình lão hóa dẫn đến nhiều bệnh tật nguy hại là gốc tự do. Giáo sư, tiến sĩ Stein berg ở trường Đại học California (Mỹ) đã khẳng định: mạch máu không thể chai cứng, cho dù lượng mỡ trong máu tăng cao như nhiều người lầm tưởng, nếu không có bàn tay phá hoại của góc tự do – hay còn gọi là độc chất oxy hóa. Gốc tự do là gì? Theo lý thuyết về cơ chế lão hóa được nhà khoa học Hoa Kỳ D. Harman đưa ra vào năm 1954. Trong đó khái niệm “gốc tự do” được định nghĩa là các phân tử hay mãnh vỡ phân tử có diện tích đơn lẻ trong quỹ đạo vòng ngoài. Do sự có mặt của điện tử này, các gốc tự do luôn luôn có khuynh hướng hoàn thiện cấu trúc phân tử của mình bằng việc tham gia vào các phản ứng với các phân tử khác tạo ra các biến đổi nguy hại trong bậc phân tử, có thể phá vỡ hoàn toàn màng tế bào, làm hư hại gen hoặc hũy hoại toàn bộ tế bào. * Gốc tự do sinh ra từ đâu? Các nhà sinh hóa phát hiện ra rằng: gốc tự do được sản sinh từ hai môi trường: – Từ môi trường nội sinh – tức nó được sản sinh trong quy trình chuyển hóa bình thường trong cơ thể: Bác sỹ Lương Lễ Hoàng cho biết: mỗi hơi thở là khoảng thời gian của hàng ngàn phản ứng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và dưỡng chất nuôi sống cơ thể, đồng thời nó cũng sản sinh ra một lượng gốc tự do ngày càng tích tụ gây độc cho cơ thể, hoặc hiện tượng hô hấp trong tế bào hoặc cơ chế giải độc gan; sự căng thần kinh, chấn thương tâm lý…(stress) chính là những yếu tố nội môi sản sinh ra các gốc tự do. – Từ môi trường ngoại sinh – Đó là sự xâm nhập của gốc tự do vào cơ thể từ môi rường ô nhiễm bên ngoài như: tia phóng xạ, tia cực tím của ánh nắng mặt trời, các bức xạ có năng lượng cao, khói thuốc lá, khí thải của các nhà máy, động cơ xe cộ; từ nguồn thực phẩm ta ăn hàng ngày bị nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu hóa học, ăn uống dư thừa năng lượng, nghiện rượu, từ việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, từ các tân dược ta dùng để trị bệnh… Điều là những yếu tố sản sinh các gốc tự do. Sự sâm hại của gốc tự do và các bệnh có liên quan: Khi các gốc tự do tích tụ đến một mức độ nào đó, các điện tử tự do của nó sẽ tấn công vào các lipit màng tế bào; ban đầu chúng khởi phát từ một điểm sau đó lan rộng tiến tới phá hủy và làm mất chức năng trao đổi chất của màng tế bào, làm biến dạng cả vùng mô tế bào, gây ra các chứng bệnh hiểm nghèo như: Ung thư các loại, u xơ tuyến tiền liệt, cổ tử cung, viêm loét dạ dày, tá ràng, xơ vữa động mạch, tiểu đường, đục thủy tinh thể, huyết áp cao, gây ra tai biến mạch máu não, đột quỵ, làm giảm sút trí tuệ, suy giảm hệ thống miễn dịch dẫn đến tăng tốc quá trình lão hóa các bộ phận nhất là lớp da bảo vệ cơ thể. Trong cuộc sống hiện tại, chúng ta không thể loại bỏ được hết các tác nhân xấu của môi trường đang ảnh hưởng đến sức khỏe, mà chỉ có thể nâng cao sự hoạt động tối ưu của các cơ quan nội tạng bằng việc dung nạp các chất chống ôxy hóa qua con đường ăn uống một cách hợp lý. * Chất chống Oxy hóa là gì và nguồn cung cấp: Chất chống oxy hóa được biết là các chất có khả năng kìm hãm quá trình hủy hoại các chất hữu cơ trong tế bào đồng thời ngăn ngừa sự phá hoại màng tế bào bởi gốc tự do gây nên. Các chất chống oxy hóa có khả năng cố định điện tử tự do của gốc tự do gây nên. Các chất chống oxy hóa có khả năng cố định điện tử tự do của gốc tự do và trung hòa phản ứng dây chuyền của chúng, từ đó bảo vệ được cơ thể. Nguồn cung cấp chất oxy hóa: Tạo hóa đã ban phát cho con người nguồn dự trữ các chất chống oxy hóa đầy ắp bên ta. Đó là những Vitamin và khoáng chất có hoạt tính cao chứa đựng nhiều trong rau quả trong tự nhiên. Dưới đây xin giới thiệu cùng bạn đọc nguồn cung cấp chủ yếu một số chất chống oxy hóa tiêu biểu trong việc phòng ngừa bệnh nan y và chống lão hóa, kéo dài tuổi thanh xuân ở người cao tuổi. Theo các nhà dinh dưỡng thì các chất sau đây được coi là các nhóm chất oxy hóa có hiệu quả nhất. Đó là nhóm Vitamin (A, C, E…) và nhóm khoáng chất (selen, kẽm, lưu huỳnh). – Vitamin A: được biết dưới tên gọi là Betacaroten – là chất chống oxy hóa mạnh, là chất bảo vệ một cách chắc chắn các mô tế bào khỏi bị tác động xấu của các tác nhân khác làm tăng nguy cơ phát triển bệnh về mắt và các bệnh nan y khác, trong đó có bệnh ung thư. Betacaroten có nhiều trong gan cá thu, gan bò, lòng đỏ trứng, bơ, sữa và trong rau cải có màu xanh, vàng đậm, như càrốt, trái gấc, bí rợ, cà chua, đu dủ, dưa hấu, khoai lang ta, rau dền, ớt xanh Đà Lạt… Theo Bác sỹ Lương Lễ Hoàng thì một cũ cà rốt trung bình cung cấp 20.000 IU tiền sinh tố A Betacaroten, 100gram khoai lang cung cấp 7.000 IU… Nhu cầu cơ thể người chỉ cần dung nạp khoảng 3, 1 – 3,2mg/ngày. – Vitamin C: còn có tên gọi là acid ascorbic đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phá hủy các cơ quan thị giác do các gốc tự do gây nên; đề phòng sự phát triển của chứng đục thủy tinh thể. Vitamin C kết hợp với Vitamin E tạo thành nhân tố quan rọng làm chậm quá trình phát triển bệnh ung thư, bảo vệ vững chắc các mô mạch máu, xương và răng… Vitamin C còn có vai trò quan trọng nữa là: giữ sự đàn hồi của các mô liên kết, tránh bị các nếp nhăn, giúp cơ thể trẻ hóa, duy trì các tế bào khỏe lên. Vitamin C có nhiều trong rau củ quả: – Vitamin E: còn có tên gọi là Tocopherol Đây là một trong những chất chống oxy hóa rất hiệu quả bằng việc bảo vệ lipít của màng tế bào khỏi sự phá hủy của những gốc tự do. Khi kết hợp với Vitamin C nó tạo thành nhân tố quan trọng làm chạm sự phát sinh của một số bệnh ung thư, làm giảm cholesterol xấu, tăng cường tuần hoàn máu nên làm giảm nguy cơ mắt các bệnh tim mạch, kích thích sự hoạt động hệ thống miễn dịch. Vitamin E còn ảnh hưởng tích cực lên chức năng của tuyến sinh dục. Vitamin E có nhiều trong phôi mầm ngũ cốc, rau mầm, giá sống, dầu thực vật, đậu, mè (vừng), rau dền, chanh, xà lách, ổi… Sau đây xin giới thiệu lượng Vitamin có trong 100gam phần ăn được của một số rau, củ, quả tiêu biểu như sau: Lá Bồ Đồ công anh: 3,44; ổi: 0,73; Xà lách: 0,18; Chanh 0,15mg. Đặc biệt theo số liệu phân tích của phòng thí nghiệm chuyên sâu trường Đại học Cần Thơ năm 2007 thì trong rau mầm (Mầm non từ hạt cải củ được gieo trồng từ 5 – 6 ngày) có chứa đến 4,4mg Vitamin E. Theo các nhà dinh dưỡng học thì người lớn cần 12mg/ngày; người bệnh ung thư, tim mạch cần gấp 5 lần (60mg/ngày). Ngoài nhóm Vitamin kể trên, còn có bộ ba nhóm khoáng chất chống oxy hóa được biết đến là: Kẽm, lưu huỳnh, selen. – kẽm: Kẽm là một yếu tố vi lượng quan trọng làm tăng khả năng bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường khả năng ngừa ung thư; ngăn chặn sự sinh sản của các tế bào bất thường, các tế bào mà – Lưu huỳnh: Lưu huỳnh được mệnh danh là khoáng tố kéo dài tuổi thanh xuân; nó có mặt trong cấu trúc của hơn 20 loại chất đạm cơ bản của tế bào, trong đó có Methionim Lưu huỳnh trong chất đạm Methionin giữ vai trò trung hòa chất độc oxy hóa, kích thích chức năng giải độc của gan, bảo vệ mắt, mô liên kết và thành mạch máu khỏi bị xơ cứng do sự phá hoại của gốc tự do. Ngoài ra, nó còn bảo vệ cho mái tóc không khô cứng, móng tay mềm dẽo, làn da được tươi trẻ không nhăn nheo. Nguồn cung cấp lưu huỳnh là: trứng, cá, thịt, sữa. Thành phần lưu huỳnh trong rau cải tương đối thấp. hiện nay, các nhà khoa học chưa xác định một cách tuyệt đối nhu cầu về lưu huỳnh vì nó thay đổi tùy theo hàm lượng chất đạm trong quy trình dinh dưỡng. – Selen: Selen được biết đến như một khoáng tố chống mầm bệnh, nó có mặt trong thành phần cơ bản cấu trúc của hệ thống men, có nhiệm vụ “lùng bắt” độc chất oxy hóa (gốc tự do), ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch và ung thư đẩy mạnh sự tạo máu, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch, hệ thần kinh; tham gia vào thành phần các men thực hiện việc đào thải kim loại nặng. Selen cộng hưởng với Vitamin E có tác dụng chống lại hiện tượng máu quá đậm đặc trong mạch máu, làm giảm thiểu lượng mỡ trong máu và hỗ trợ chức năng sinh dục. Nguồn cung cấp Selen được phân phối điều trong nhiều loại thực phẩm: cá, tôm, cua, trứng, thịt, đồ lòng, ngũ cốc, rau cải, chanh, nấm, tỏi, hành tây, bí đỏ (bí rợ), ổi, các dạng sữa. Trong 100gam phần ăn được của nhân hột bí rợ có chứa 5,6 mcg, trong lá và đọt non bí rợ chứa 0,9 mcg; trong ổi chứa 0,6 mcg selen… Ngoài ra Selen còn có mặt trong sữa chua và sữa bò tươi với lượng tương ứng là 2,2 và 3,7 mcg selen. Đặc biệt, trong 100gam nước cốt chanh chứa tới 0,1mg selen. Cơ thể người lớn chỉ cần mỗi ngày khoảng 0,005 – 0,02 mg selen. Trên đây là hai nhóm chất oxy hóa tiêu biểu mà ta thường nhắc tới, ngoài ra còn có các hợp chất như: Flavonoid, carotenoid, lycopen limonnen, lutein và Co – enjyme Q10… cũng đóng vai trò phòng chống bệnh tật, chống lão hóa, ngăn ngừa sự tăng sinh các gốc tự do. Địa chỉ liên hệ: Trần Thanh Vân 41 – Lê Văn Duyệt, P3, TX. Bạc Liêu Tài liệu tham khảo: 1. BS. Lương Lễ Hoàng: Khỏe nhờ sinh tố, mạnh vì khoáng tố NXB Trẻ. 2000. 2. Báo Khoa học – Phổ thông số: 178, 180, 187, 192 (chuyên đề sức khỏe, cuối tuần). 3. Báo Khoa học – Phổ thông số 8/2009 (chuyên đề dinh dưỡng và gia đình thường thức, số đầu tháng). 4. Tài liệu về thực phẩm chức năng Vision . 5. Tài liệu ITERNET: – Vitamin và khoáng chất – Gốc tự do và lão hóa
|
Cập nhật ( 24/12/2009 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com