Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Sáu, Tháng Ba 24, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Đừng coi thường chứng tê nhức chân tay

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lưu trữ
A A
0

Đừng coi thường chứng tê nhức chân tay

* BS Hồ Văn Cưng

Tê nhức chân tay là chứng bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ra các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, khó đi lại, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

 

Mức độ và triệu chứng

Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buốt, chuột rút rất khó chịu. Càng về sau mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay làm cho người bệnh khó cử động. Những triệu chứng này cũng có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…

Người bệnh có cảm giác rất khó chịu ở các đầu ngón tay, ngón chân. Nhiều khi nửa đêm giật mình thức giấc, thấy tay hoặc chân như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim châm, có kiến bò làm cho người bệnh bị mất ngủ.

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; nếu do viêm đa dây thần kinh thì người bệnh bị liệt vận động; nếu do đái tháo đường thì người bệnh sẽ có thêm biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhiều.

Ngâm tay trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở ra sẽ đỡ tê.

Nguyên nhân gây tê nhức

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê nhức chân tay là do ít vận động, chế độ ăn uống không hợp lý với nhiều dầu mỡ, áp lực trong công việc, trong cuộc sống… và một số trường hợp sau:

– Ở người có thai, càng về cuối thai kỳ thì dấu hiệu của việc tê tay chân càng gia tăng vì khi đó thai phụ tăng cân, thai to chèn ép các mạch máu làm cho việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi. Mặt khác, do thai phụ lười vận động, hoặc tay chân bị chèn ép khi ngủ, hoặc thực hiện một số tư thế đứng, ngồi xổm quá lâu… làm máu kém lưu thông dẫn đến việc tê tay chân.

– Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng hoặc ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…

– Ảnh hưởng của thời tiết, những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối loạn cảm giác.

– Do tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.

– Ở người bệnh đái tháo đường nếu việc điều trị, kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến biến chứng, người bệnh sẽ bị tê nhức cả chân và tay. Nếu ở giai đoạn sớm, người bệnh chỉ có rối loạn cảm giác ở hai chi dưới và bàn tay khiến người bệnh có cảm giác tê bì hoặc như kim châm.

Chẩn đoán và phòng ngừa

Khi có biểu hiện tê chân tay thì người bệnh phải đến ngay bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác bệnh. Đồng thời, cần làm các xét nghiệm để tìm ra căn nguyên của bệnh như bệnh đái tháo đường, bệnh do thiếu vitamin, rối loạn chức năng gan-thận cũng như rối loạn chuyển hóa và dấu hiệu bất thường của hệ miễn dịch, kiểm tra hoạt động của hệ thần kinh hoặc có thể chụp CT, chụp cộng hưởng từ…

Để phòng ngừa bệnh tê tay chân, cần thực hiện những biện pháp sau:

– Tăng cường vận động cơ thể như tập thể dục cho cơ thể khỏe, tạo được chất đàn hồi tốt. Đối với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở ra, nắm bàn tay lại xòe mạnh thẳng bàn tay và cánh tay ra, dùng tay trái xoa bóp cho tay phải và ngược lại để giúp cho khí huyết lưu thông.

– Cần có chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung các vi chất kịp thời, tránh làm việc quá sức với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.

– Tránh hoặc hạn chế uống nhiều rượu bia.

– Cần loại bỏ thói quen hút thuốc vì hút thuốc làm siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh ngoại vi.

– Khi mùa đông giá rét có thể dùng túi chườm nóng ở tay chân để thư giãn toàn thân vì chườm nóng có tác dụng giảm đau nhức.

Đặc biệt khi thấy hiện tượng tê chân tay ngày càng nặng, nhất là ở những người bị đái tháo đường, phụ nữ mang thai, người bị tim mạch thì cần có chế độ khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều trị để phòng tránh biến chứng.

Related Posts

sdfcas

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

17 giờ trước
0
Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

2 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

2 ngày trước
0
Phật tử lắng nghe thuyết giảng

Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

4 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lễ khánh thành Sala và đặt đá xây dựng Chánh điện chùa Khna Rộn

4 ngày trước
0
Quang cảnh khóa tu

Bạc Liêu: Chùa Phước Huệ tổ chức khóa tu Một ngày an lạc chủ đề “Lịch sử và tư tưởng về Bồ Tát Quán Thế Âm”

4 ngày trước
0
Next Post

Ngăn rụng tóc mùa hanh khô

Chăm sóc sức khỏe với đậu nành

Bài viết xem nhiều

  • sdfcas

    Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Buổi thuyết giảng “Ba hạng người xuất hiện ở đời” tại chùa Giác Viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

7 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 659
  • 3.119
  • 189.097

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học