Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Đức Phật ra đời nhìn từ góc độ tôn giáo (Huệ Giáo)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

ĐỨC PHẬT RA ĐỜI NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÔN GIÁO

* Huệ Giáo

Từ góc độ một con người lịch sử, chúng ta biết rằng Thái tử Tất Đạt Đa sinh ra tại Ấn Độ giữa trần thế và trong lịch sử vĩ nhân của loài người. Trong cộng đồng tôn giáo của nhân loại, Thái tử Tất Đạt Đa là một vị Bồ tát hiện thân ở cõi Ta-bà theo hạnh nguyện và lý tưởng dấn thân cứu độ chúng sanh nhiều đời trôi lăn trong bến khổ bờ mê bởi sự mê lầm và trầm luân trong nghiệp lực theo lý tưởng Bồ tát đạo. Ở đây chúng ta tìm hiểu đức Phật trong quan điểm là giáo chủ của một tôn giáo.

         Học thuyết về tôn giáo học, cho chúng ta biết tôn giáo luôn hàm chứa ba chức năng nhất định để hình thành một tôn giáo hoàn chỉnh là: Huyền thoại, Triết Học và Nghi Lễ. Vậy thì, khi chúng ta nói đến sự ra đời của Đức Phật từ khía cạnh tôn giáo đồng nghĩa là nói đến một con người cùng với những tính chất huyền thoại kèm theo.

Không riêng gì đức Phật, hầu hết những vị giáo chủ của các tôn giáo lớn, chúng ta thấy ngoài con người thật, các vị đều có những huyền thoại bao quanh sự xuất hiện của họ, đó là những vị Thánh. Với loài người, trong lịch sử cũng có rất nhiều người được tôn vinh là con người huyền thoại, những bậc vĩ nhân, những vị anh hùng… những biểu lộ được tôn vinh như thế đó chính là những hành động, năng lực không thường tình của họ đã vượt qua khả năng của con người trong nhận thức hữu thực và phi thực.

Trong tư tưởng Đại thừa Phật giáo, truyền thuyết cho chúng ta biết rằng, Thái tử Tất Đạt Đa ra đời bên hông của người Mẹ là Hoàng hậu Ma Da. Khi vừa sanh ra dưới cây Vô ưu, Ngài liền đi bảy bước, mỗi bước chân đi của Ngài có bảy đóa sen nâng đở, ba ngàn thế giới chấn động. Sự hiểu biết vô song của Thái tử khi lớn lên cũng là một huyền thoại, chỉ trong thời gian ngắn Thái tử đã thông làu tất cả thánh điển cổ xưa và đang hiện hữu. Nghị lực siêu phàm cũng là một huyền thoại. Sự xả bỏ cuộc đời tạm bợ tìm ra con đường giác ngộ khổ đau cho chúng sanh là một hành động của con người vĩ đại, một vị thánh.

Do vậy, khi nói đến những huyền thoại trong truyền thuyết về sự ra đời của đức Phật, là tín đồ phật tử thì chắc chắn tuệ lý và tín lý của chúng ta rất dễ dàng tiếp nhận những hình ảnh này. Tuy nhiên, đối với những người chưa phải là con phật thì chắc chắn đây là những thắc mắc, và nhiều câu hỏi bỡ ngỡ cho một số người, sự hoài nghi của rất nhiều người. Tựu trung, đức Phật có phải là con người thật hay không?

Như chúng ta đã biết, càng ngày khoa học kỹ thuật càng tiến bộ, đời sống con người có nhiều tiện ích, tuy nhiên không những hôm nay mà đã từ lâu, có rất nhiều sự thật, mà khoa học vẫn không thể chứng minh được, như thế mới gọi là vượt qua sự hiểu biết của con người. Sự thật về con người của đức Phật đã được các nhà khoa học, khảo cổ học từng chứng minh cho nhân loại biết rằng đức Phật là con người có thật, và là con người của lịch sử, chứ không phải là một con người huyền thoại thường có trong các tôn giáo được tô vẽ thần bí.

Tuy nhiên, đã là một vĩ nhân thì chắc chắn không thể không có những huyền bí, huyền thoại, nói theo nghĩa những huyền thoại đó chính là năng lực của chính họ mà con người khó có thể suy đoán. Hơn nữa, đã từ lâu, Thái tử Tất Đạt Đa chính là một vị Bồ tát, người đã tu hành nhiều kiếp, thành tựu được con đường giác ngộ, sự hiện hữu hôm nay chính là bản nguyện thị hiện. Con đường giác ngộ là con đường thực tiễn, người giác ngộ là đại nhơn, đại trượng phu, mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Người giác ngộ có năng lực bản nguyện thị hiện, thì năng lực đó cũng có thể hóa hiện bất cứ tướng trạng nào, hình thức nào, mà không bao giờ bị chướng ngại. Đặc biệt, một con người có thể làm chủ được thân tứ đại, hay nói rõ hơn làm chủ được sự sống chết, thì sự sinh và tử con đường đi ra vào của họ cũng rất tự tại.

Hơn thế nữa, đã là một vị Bồ tát, người đã thực hiện thành tựu con đường giác ngộ tuệ giác thì tướng trạng và hành tung của họ đều thể hiện sự vô chướng ngại. Hình ảnh đi bảy bước trên hoa sen và một tay chỉ trên trời, một tay chỉ dưới đất, nói rằng: Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn… chính là hình ảnh của con người đã vượt ra nhơn, ngã, chúng sanh, thọ giả tướng đó cũng chỉ là những hình ảnh biểu lộ năng lực của mình, được hiểu như là những huyền thoại. Không riêng gì đức Phật, hay Thái tử Tất Đạt Đa mới có khả năng biểu lộ những hình ảnh này, mà tất cả những vị Thánh, La hán, Bồ tát vẫn có thể hiển lộ những hành động khác thường siêu phàm đó.

Do vậy, những hành động được các Ngài hiện tướng, tưởng chừng như là những huyền thoại không thật đó, suy ngẫm kỹ chúng ta sẽ thấy rằng, sự biểu hiện đó rất thực tế và cụ thể ngay trước mắt không như chúng ta nghĩ thật là siêu phàm và quá cao siêu, người thường khó có thể hiển lộ được. Tưởng niệm và tri ân ngày Đản sinh của Đức Phật, thiết nghĩ chúng ta ôn lại những hình ảnh xung quanh về cuộc đời của Ngài cũng là một cách để tôn vinh giá trị hằng hữu đã vượt qua thời gian gần 3000 năm, sự ra đời của đức Phật quá khứ đã đi qua và ngay hiện tại cũng như trong tương lai vẫn tiếp tục cống hiến cho nhân loại nhiều bài học quý giá để đóng góp và hoàn thiện trong kiếp nhân sinh.

Cập nhật ( 30/05/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Vui thay Đức Phật ra đời (Trí Hiền)

Bước đầu tìm hiểu chữ Nôm thời Lý (Trần Thị Giáng Hoa)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 2
  • 1.671
  • 2.190
  • 199.641

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học