Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Du lịch tâm linh tiềm năng phát triển Phật giáo (ĐĐTS Thích Minh Nhẫn)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

DU LỊCH TÂM LINH TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO

* ĐĐTS Thích Minh Nhẫn

Cội nguồn của văn minh phương Đông. Nền văn minh cổ đại Đông phương luôn được nhìn nhận có mối quan hệ hữu cơ với nhiều luồng tư tưởng, tôn giáo mà sức lan tưởng ảnh hưởng mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến đời sống tinh thần của nhân loại hàng chục thế kỷ qua, cụ thể là ở Ấn Độ và Trung Hoa. Trong đó Ấn Độ là nơi Phật giáo ra đời, còn Trung Hoa là một trong những xuất phát điểm của Phật giáo Bắc truyền. Hiện nay, người dân các nước Tây Âu có khuynh hướng tìm đến các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam, để tìm hiểu và nghiên cứu triết học phương Đông, đặc biệt là Phật giáo, một trong những nền văn minh của thế giới.

Trong thời gian gần đây, các chuyên gia về du lịch đều cho rằng mô hình du lịch tâm linh hiện đang phát triển rất nhanh ở các nước có thắng tích Phật giáo như Ấn Độ, Tây Tạng, Trung Quốc. Còn ở Việt Nam có rất nhiều nơi là những điểm du lịch tâm linh tự phát như Lễ hội vía Bà núi Sam ở Châu Đốc, tỉnh An Giang; Lễ hội Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng;…đã trở thành lễ hội quốc gia. Tại Khu du lịch di tích chùa Hang, hòn Phụ Tử, Kiên Giang trong năm qua cũng đã đón tiếp trên 50.000 lượt khách đến hành hương thăm viếng, tặng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Ở miền Bắc cũng có không ít lễ hội Phật giáo và dân gian, trong đó nổi bật nhất là Lễ hội chùa Hương.

Tiềm năng bị bỏ ngỏ!

Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2006 của ngành du lịch-thương mại đều xác định du lịch là ngnành kinh tế phát triển tổng hợp, là nhịp cầu làm phát triển kinh tế nhiều mặt của nước nhà. Nhưng ở đây chúng tôi thấy Giáo hội, các nhà kinh tế, cũng như các nhà đầu tư du lịch còn bỏ quên và chưa xác định một cách toàn diện về giá trị của vấn đề du lịch tâm linh nên chưa có chính sách cụ thể để đẩy mạnh sự phát triển trong lĩnh vực này. Du lịch tâm linh sẽ là một trong những mũi nhọn hỗ trợ phát kinh tế nước nhà một cách tích cực. Nhớ lại có một lần vào năm 2001, tôi được đi cùng chư tôn đức giáo Việt-Trung tại Trung Quốc. Sau Hội nghị, chúng tôi đến tham quan “Linh Sơn Đại Phật” tại chùa tường Phù, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, được ông Trưởng ban Tôn giáo tỉnh cho biết nơi này lúc xưa, khi chưa xây dựng tượng Phật là một huyện rất nghèo. Đến năm 1997, ông Triệu Phát Sơ, Chủ tích Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc đến đây tham quan và có ý tưởng muốn thiết lập một tượng Phật bằng đồng nặng khoảng 700 tấn, cao 88m với vốn đầu tư trên 100 triệu nhân dân tệ. Ông đề nghị xin vay ngân hàng, một số quan chức cho rằng việc làm này không thiết thực nên không ủng hộ, nhưng Ban Tôn giáo vẫn mạnh dạn đứng ra bảo lãnh vay để thực hiện công trình. Ngày lạc thành khai quang đã có hơn 80 nghìn khách đến tham dự. Hiện nay mỗi ngày đều đón tiếp hơn 12 nghìn lượt du khách đến tham quan. Mỗi vé tham quan là 90 nhân dân tệ (tương đương 180.000đ VN); tại cổng chùa có ghi rõ đây là công trình thực hiện từ vốn vay ngân hàng nên phải bán vé tham quan để hoàn trả, sau khi thanh toán dứt nợ sẽ miễn phi vào cổng. Ông so sánh nếu đầu tư số tiền trên cho một công ty kinh doanh hàng hóa thì sẽ có lời hoặc có khi phải lỗ, nhưng đầu tư cho công trình tượng Phật này thì đến nay ngay cả thành phố đã được đột phá từ vị trí cấp huyện lên thẳng thành phố cấp ba, từ chỗ cuộc sống của người dân với mức thu nhập rất thấp, nay nhà nhà đều kinh doanh và làm những việc du lịch, thu nhập tăng lên rõ rệt và dĩ nhiên những vấn đề khác cũng theo đó ngày càng phát triển.

Ở đây, chúng ta xin đừng hiểu việc làm này là (buôn thần bán thánh” mà cần nhìn nhận đúng giá trị và vị trí của ngành du lịch tâm linh trong thời đại ngày nay. Đây cũng là một nhu cầu cấp thiết tạo thêm không gian cho các nước phương Tây đến nghiên cứu, tìm hiểu về phương Đông; qua đó giúp chúng ta có nhiều điều kiện hội nhập và là sự nối kết trong việc toàn cầu hóa về du lịch, văn hóa, tôn giáo, kinh tế…

Thiết nghĩ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có những dự án lớn mang tính chiến lược, đầu tư xây dựng những khu du lịch văn hóa tâm linh mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện nay lãnh vực này đã có không ít người đầu tư nhưng vẫn chưa phải là tâm linh đúng nghĩa của nó. Du lịch tâm linh Phật giáo không có nghĩa là nơi ấy chỉ cần có chùa và tượng Phật là đủ, bởi nếu chỉ đơn giản có thế thì xem chúng ta lại vướng mắc vào điều tối kỵ mà bá tánh thường gọi là “buôn thần bán thánh”. Một ngôi Tam bảo của Phật giáo ngoài chùa và tượng Phật, cần phải có Pháp bảo, Tăng bảo và cả sự hành trì tu tập. Hiện nay, có rất nhiều ngôi chùa tuy không lớn nhưng lại có tu sĩ giỏi, hành trì và hoằng pháp tốt đã quy tụ không ít Phật tử và du khách trong và ngoài nước đến thma quan tu học. Dĩ nhiên, nếu đạt cả hình thức lẫn nội dung, môi trường và tâm linh thanh tịnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhanh mô hình du lịch tâm linh mang tầm cỡ quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà nói chung và Giáo hội nói riêng…/.

Cập nhật ( 07/06/2009 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Tâm quán thiên thu (Nhật Chiêu)

Chùa Khmer với vai trò giáo dục xã hội phum sóc (Châu Phát)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 1
  • 2.276
  • 3.318
  • 187.595

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học