DÒNG THIỀN PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG * Thích Đức Trường Được sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Phật Giáo Đàng Trong được khôi phục và phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện các thiền phái. 1. ThiỀn Phái Trúc Lâm Yên TỬ Sau khi nhà Trần mất ngôi (1400) thiền phái “Tam Tổ Trúc Lâm” không thấy ghi chép gì về sự truyền thừa. Tuy nhiên thiền phái vẫn còn tiếp tục lưu truyền bí mật đển tránh sự truy sát của chính quyền Hậu Lê. Đến Thế kỷ 16-17 xuất hiện với thiền sư Viên Cảnh – Lục Hồ, Viên Khoan – Đại Thâm và có thể có cả Viên Văn – Chuyết Chuyết, Minh Hành – Tại Tại. Nổi tiếng có thiền sư Minh Châu – Hương Hải (còn gọi là Tổ Cầu, đã từng hóa độ ở đảo Bút Tiêm La) nhưng bị chúa Nguyễn nghi ngờ có liên lạc với chúa Trịnh nên thiền sư cùng 50 đệ tử dùng thuyền trốn ra Đàng Ngoài. Sợ bị liên lụy các thiền sư còn lại gia nhập vào phái thiền Lâm Tế. Bài kệ truyền thừa của phái thiền Trúc Lâm theo bài kệ của của Tổ sư Trí Bảng – Đột Không (phái Lâm Tế đời 25): Trí Tuệ Thanh Tịnh Đạo Đức Viên Minh Chân Như Tánh Hải Tịch Chiếu Phổ Thông 2. THIỀN PHÁI LÂM TẾ Đàng Trong là vùng đất mới, số Tăng sĩ vốn rất hiếm hoi vì thế chúa Hiền phải mời Tổ sư Thọ Tông – Nguyên Thiều hoặc Nguyên Thiều – Siêu Bạch (1648-1728) phái thiền Lâm Tế từ Quảng Đông (Trung Hoa) đến Thuận Hóa hoằng dương Phật Pháp. Tổ sư Thọ Tông – Nguyên Thiều lập chùa Thập Tháp Di Đà (Qui Nhơn) và cùng với các đệ tử, các pháp tôn mở rộng phạm vi hoằng pháp khắp lãnh thổ Đàng Trong giúp Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng ở mọi nơi, từ thành thị đến núi rừng. Thiền sư Trí Bảng – Đột Không thuộc phái thiền Lâm Tế đời 25 xuất bài kệ truyền phái như sau: Trí Tuệ Thanh Tịnh Đạo Đức Viên Minh Chân Như Tánh Hải Tịch Chiếu Phổ Thông Chùa Phổ Đà ở núi Nga Mi trong dãy núi Nga Mi có bài kệ tiếp theo như sau: Tâm Nguyên Quảng Tục Bổn Giác Xương Long Năng Nhân Thánh Quả Thường Diễn Khoan Hoành Duy Truyền Pháp Ấn Chứng Ngộ Hội Dung Kiên Trì Giới Định Vĩnh Kế Tổ Tông Tuy nhiên, ở Đàng Trong, phái thiền Lâm Tế có ba loại khác nhau: 2.Lâm Tế Gia Phổ 3.Tế Thượng Chánh Tông BÀI KỆ TRUYỀN PHÁP LÂM TẾ CHÁNH TÔNG Thiền Sư Vạn Phong – Thời Úy (tông Lâm Tế đời thứ 21) có đệ tử nổi tiếng là Tổ Định – Tuyết Phong (tông Lâm Tế đời thứ 22) đã chiết xuất bài kệ truyền pháp mới: “Tổ Đạo Giới Định Tông Phương Quảng Chánh Viên Tông Hành Siêu Minh Thiệt Tế Liễu Đạt Ngộ Chơn Không Chùa Thập Tháp – Di Đà ở Qui Nhơn thuộc Đàng Trong do Tổ sư Nguyên Thiều khai sơn, truyền thừa theo bài kệ này. Nhưng đến đời thiền sư Ngộ Thiệu – Minh Lý, đời 39 phái thiền Lâm Tế, sư đặt thêm bài kệ tiếp theo bài kệ trên như sau: Như Nhật Quang Thường Chiếu Phổ Châu Lợi Ích Đồng Tín Hương Sanh Phước Huệ Tương Kế Chấn Từ Phong” BÀI KỆ TRUYỀN PHÁP LÂM TẾ GIA PHỔ Sau đó đệ tử đắc pháp của thiền Sư Viên Ngộ – Mật Vân là Thông Thiên – Hoằng Giác hay Đạo Mân – Mộc Trần tông Lâm Tế đời thứ 31 chiết xuất thêm bài kệ mới: “Đạo Bổn Nguyên Thành Phật Tổ Tiên Minh Như Hồng Nhật Lệ Trung Thiên Linh Nguyên Quảng Nhuận Từ Phong Phổ Chiếu Thế Chơn Đăng Vạn Cổ Huyền.” Do những biến loạn do các đệ tử, nên Tổ Nguyên Thiều đã vân du về phía Suốt trong quá trình Nam Tiến, các chúa Nguyễn vừa có công mở mang bờ cõi, vừa có công phục hưng Phật Giáo Đàng Trong. Phật Giáo trong thời kỳ này phát triển rất sôi nổi và rực rỡ với các dòng thiền. Trong số đó phái thiền Lâm Tế phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, chiếm một địa vị độc tôn cho Phật Giáo Đàng Trong và vẫn cò truyền bá hưng thịnh đến ngày nay. Thiền Sư Minh Vật – Nhất Tri kế thế Nguyên Thiều trụ trì chùa Kim Cang (Đồng nai) có các đệ tử tài đức như Tổ Thành – Liễu Đạt trụ trì chùa Khải Tường và chùa Sắc tứ Từ Ân, được vua Gia Long sắc phong là Liên Hoa Hòa Thượng và đề cử làm Tăng Cang chùa Thiên Mụ ở kinh đô Huế. · Thiền sư Liên Hoa lại có các đệ tử nổi danh như: Tăng cang Tế Chánh – Bổn Giác, Tế Bổn – Viên Thường. · Thiền sư Thiệt Thoại – Tánh Tường khai sơn chùa Huệ Nghiêm (Thủ Đức) có các đệ tử Tế Lý – Quảng Đức, Tế Vĩnh – Quảng Chơn, Tế Giác – Quảng Châu (Tiên Giác – Hải Tịnh) và pháp tôn như Liễu Xuân – Minh Trí, Đạt Lý – Huệ Lưu. Thiền sư Minh Lượng – Nguyệt Ân (Thành Đẳng – Minh Hà hoặc Minh Yêu) trụ trì chùa Đại Giác có các đệ tử và pháp tôn sau: – Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc khai sơn chùa Từ Ân kiêm trụ trì chùa Khải Tường. – Thiền sư Tổ Ấn – Mật Hoằng được vua Gia Long cử làm Tăng cang đầu tiên ở chùa Thiên Mụ. – Thiền sư Tổ Tông – Viên Quang trụ trì chùa Giác lâm (Gia Định) cò truyền thừa đến nay. Thiền sư Thành Nhạc – Ẩn Sơn trụ trì chùa Long Thiền (Đồng Nai) có đệ tử là Phật Chiếu – Linh Quang khai sơn chùa Phước Tường (Thủ Đức) còn truyền thừa đến nay. Thiền sư Minh Giác – Kỳ Phương – Thành Đạo BÀI KỆ TRUYỀN PHÁP TẾ THƯỢNG CHÁNH TÔNG “Thiệt Tế Đại Đạo Tánh Hải Thanh Trừng Tâm Nguyên Quảng Nhuận Đức Bổn Từ Phong Giới Định Phước Huệ Thể Dụng Viên Thông Vĩnh Siêu Trí Quả Mật Khế Thành Công Truyền Trì Diệu Lý Diễn Xương Chánh Tông Hạn Giải Tương Ứng Đạt Ngộ Chân Không.” 3. ThiỀn Phái Tào ĐỘng Do liên lụy bởi những cuộc nổi loạn, Tổ sư Nguyên Thiều không được tin dùng và một số các đệ tử phải ẩn náo, chúa Nguyễn Phúc Châu khẩn cấp cho người sang Trung Hoa thỉnh Thiền Sư Thạch Liêm thuộc phái thiền Tào Động đưa đệ tử sang Đàng Trong hoằng hóa (1687-1691). Đầu năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm vào Đàng Trong làm Lễ Thọ Giới cho khoảng 1500 Tăng sĩ và cư sĩ, trong đó có Chúa Nguyễn Phúc Châu và một số Hoàng gia triều thần cùng thọ Bồ tát giới. Thiền Sư Thạch Liêm hoằng hóa khoảng hơn một năm ở chùa Thiên Mụ và khai sáng chùa Thiền Lâm (Thuận Hoá) nên chỉ ảnh hưởng đối với một số Phật tử tại Phú Xuân. Sau khi Thiền Sư về lại Trung Hoa (1696) phái Thiền Tào Động suy yếu nhanh chóng. Thiền Sư có nhiều đệ tử nổi tiếng: · Thiền Sư Hưng Liêm – Quả Hoằng trụ trì chùa Tam Thai ở Quảng · Thiền Sư Hưng Triệt trụ trì chùa Giác Vương. Thiền phái Tào Động ở Đàng Ngoài truyền thừa theo bài kệ của Hòa thượng Tịnh Chu (phái thiền Tào Động đời 34) như sau: Tịnh Tri Thông Tông Từ Tánh Hải Khoan Giác Đạo Sanh Quanh Chánh Tâm Mật Hạnh Nhân Đức Xưng Lương Huệ Đẳng Phổ Chiếu Hoằng Pháp Vĩnh Trường 4.THIỀN PHÁI LIỄU QUÁN Dòng kệ chiết xuất của thiến sư Thiệt Diệu – Liễu Quán (?-1743) người Phú Yên thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35, là đệ tử đắc pháp của Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung. Thiền sư Minh Hoằng – Tử Dung theo phổ hệ truyền thừa được tìm thấy ở chùa Long an, Long Quang, Long Hòa…ở tỉnh Bà Rịa theo phổ hệ truyền thừa: “Thiệt Tế Đại Đạo Tánh Hải Thanh Trừng Tâm Nguyên Quảng Nhuận Đức Bổn Từ Phong Giới Định Phước Huệ Thể Dụng Viên Thông Vĩnh Siêu Trí Quả Mật Khế Thành Công Truyền Trì Diệu Lý Diễn Xương Chánh Tông Hạn Giải Tương Ứng Đạt Ngộ Chân Không.” Vào cuối thời Nguyễn, chi phái của Hòa thượng Liễu Quán từ miền trung truyền đến vùng Đồng Nai – Gia Định như được gọi là Tế Thượng Chánh Tông để phân biệt với Lâm Tế Chánh Tông và Lâm Tế Gia Phổ. 5.Chi ThiỀn phái Chúc Thánh Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (hay Pháp Hóa) thuộc phái thiền Lâm Tế, đời 34, theo Tổ sư Nguyên Thiều qua Đàng Trong hoằng hóa. Sau khi thọ Đại giới ở chùa Thiên Mụ (Phú Xuân) do Tổ sư Nguyên Thiều làm Hòa Thượng truyền giới, thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo vào thành phố Hội An thuộc dinh Quảng Nam lập chùa Chúc Thánh để hoằng dương Phật Pháp. Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1754) đã đặt thêm bài kệ truyền pháp mới như sau: Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Chúc Thánh Thọ Thiên Cửu Kỳ Quốc Tộ Địa Trường Đắc Chánh Luật Vi Tông Tổ Đạo Giải Hạnh Thông Giác Hoa Bồ Đề Thọ Xung Mãn Thiên Nhơn Trung Sư huynh đệ đồng môn thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo (1670-1754) không đồng tình với bài kệ trên đã chiết xuất bài kệ truyền pháp mới như sau: Minh Thiệt Pháp Toàn Chương Ấn Chơn Như Thị Đồng Vạn Hữu Duy Nhất Thể Quán Liễu Tâm Cảnh Không Giới Hương Thành Thánh Quả Giác Hải Dũng Liên Hoa Tín Tấn Sinh Phước Huệ Hạnh Tứ Giải Liên Thông Ánh Nguyệt Thanh Trung Thủy Vân Phi Nhựt Khứ Ai Đạt Ngộ Vi Diệu Pháp Hoằng Khai Tổ Đạo Trường. |
Cập nhật ( 19/04/2013 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com