ĐỒN THUẬN KIỀU * Nguyễn Quốc Chính Trong cuộc chạy đua của tư bản phương Tây xâm nhập vào phương Đông, tư bản Pháp đã chú ý đến Việt Mặc dù chiếm được thành Gia Định, nhưng quân đội Pháp đã gặp phải sự chống trả quyết liệt, quyết tâm chống lại quân xâm lược của nhân dân vùng Sài Gòn – Gia Định. Điển hình là tại Hóc Môn đã diễn ra nhiều cuộc kháng chiến, khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân dưới sự chỉ huy của những anh hùng áo vải như: Trương Định ở đồn Thuận Kiều, Gò Công… Phan Công Hớn, Nguyễn Ảnh thủ… ở 18 thôn vườn trầu. Nhân dân Sài Gòn – Gia Định đã chiến đấu quên mình, hy sinh cho tổ quốc. Sau khi nổ súng tấn công vào Đà Nẵng 1858) và không thể tiến sâu vào trong nội địa được, vì gặp sự chống trả kịch liệt của quân và dân Việt Nam, mặt khác do không hợp với thời tiết khí hậu, đã gây nhiều tổn thất to lớn cho quân Pháp (Quân sĩ ốm đau, chết vì bệnh tật và chết trận nhiều). Đứng trước tình hình này đã buộc chính phủ Pháp lệnh cho (De Genouilly phải tìm mọi cách thương quyết và nghị hoà với triều đình Huế. Bị ốm và thất bại trong chiến dịch xâm lược Việt Nam, De Genouilly bị triệu hồi về Pháp và Đô đốc Page được cử qua thay, đồng thời thay đổi luôn chiến lược tấn công. Sau khi tấn công quy mô vào Đà Nẵng không thu được kết quả, Page đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Ngoài lý do là bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng buộc pháp phải thay đổi kế hoạch xâm lược. Còn có một lý do khác không kém phần quan trọng là: Khi đánh vào thành Gia Định sẽ cắt được nguồn tiếp tế lúa gạo của triều đình Huế, phá uy tín của triều đình Huế với Campuchia và Xiêm, khiến cho hai nước này có thể nhân đó chống lại Việt Ngày 10 –1859 hải quân Pháp tiến hành tấn công vào Vũng Tàu, đánh pháo đài Phước Thắng, đồn Lương Thiện, Phước Vĩnh, Danh Nghĩa. Trong 6 ngày, từ ngày 10 – 2, Pháp phá tổng cộng 12 đồn. Rồi tiến dần vào Gia Định. Ngày 17 – 2-1859, quân Pháp đổ bộ vào thành Gia Định. Đến ngày 18-2-1859 thì chiếm được thành Gia Định, Đô đốc Võ Duy Ninh chạy về huyện Phước Lộc và tự sát. Án sát Lê Từ cũng tự sát. Pháp đoạt được 200 khẩu đại bác và rất nhiều vũ khí, lúa gạo, tiền bạc. Sau khi chiếm được thành Gia Đinh, Pháp cũng không khuất phục được nhân dân ở đây. Cũng như ở Đà Nẵng, nhân dân Gia Định tự tay đốt nhà, dời đi nơi khác tạo “Vườn không nhà trống”, không hợp tác với giặc. Trong số 40 làng xung quanh thành gia Định, thì có 39 làng có dân đi sơ tán toàn bộ” (1). Nhân dân vùng Bà Điểm – Hóc Môn cùng nhân dân vùng lục tỉnh đã hăng hái gia nhập nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Trương Định cùng nhau chống Pháp. I. Vai trò của đồn Thuận Kiều trong kháng chiến chống Pháp: Khi Pháp chiếm được thành Gia Định, triều đình Huế đã cử Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp vào chỉ huy cuộc kháng chiến ở miền Nam. Thống tướng Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp sau khi đưa quân vào Đại đồn Chí Hoà được xây dựng trên đồn Chí Hoà (người Pháp phát âm thành “KiHoa” rồi người Việt, một số lính đọc theo lối Tây và dần dần Chí Hoà mang tên mới là Kỳ Hoà!) (2). Đại đồn Chí Hoà có dạng hình thang với chiều dài 3km, ngang 1km. Đáy nhỏ của hình ở khoảng Bà Quẹo, đáy lớn ngang với ga Sài Gòn và đường 3/2 bây giờ. Hai mặt ở Tây và Đông chạy theo đường Thiên Lý (nay là đường Cách Mạng Thánh Tám) (3). Đại đồn được chia ra làm 5 tiểu khu, tường thành được xây bằng đất sét và đá ong cao 3,5m dày 2m bao bọc, có rất nhiều lỗ châu mai. Trên mặt thành và sát vách thành trồng nhiều tre gai dày đặc làm hàng rào. Ngoài thành là hào sâu có nhiều hồ chữ Phẩm cắm đầy chông. Có 150 đại bác được bố trí quanh thành, số quân đóng ở đại đồn gồm 30.000 quân: 20.000 là quân chính quy, còn 10.000 là dân quân (4). Nguyễn Tri Phương cho đào một hệ thống chiến từ đại đồn về tới Rạch Thị Nghè và từ đại đồn về tới chùa Cây Mai, đồng thời hai đồn Hữu và đồn Tả làm điểm tựa. Xây thêm nhiều đồn nhỏ ở phía sau để yểm trợ; Đồn Tham Lương, đồn Thuận Kiều, đồn Rạch Tra… Đồn Thuận Kiều cách đại đồn Chí Hoà vài ba cây số về phía đằng sau, nơi chứa quân lương, quân dụng trên con đường đi Hóc Môn – Tây Ninh. Bốn giờ sáng ngày 24/2/1861 quân Pháp tấn công vào đại đồn Chí Hoà, với giàn đại bác theo phòng tuyến các chùa và chiến thuyền đậu trên sông Rạch Cát qua sông Bến Nghé và sông Thị Nghè; tất cả là để yểm hộ cho bộ binh. Khi Pháp vừa bắt đầu bắn đại bác vào địa đồn thì quân triều đình liền bắn trả, ở đồn Hữu vừa bắn vừa cho voi ra trận. Sau khoảng 500 phát đại bác thì Pháp chiếm được đồn Hữu. Đến khoảng 5 giờ, quân ta tập trung lực lượng đánh đòn cuối cùng, quân Pháp cắm trại suốt đêm trong xóm Cù Lao Keo. Rạng sáng ngày 25/2/1861, quân Pháp lại mang đại bác đến đặt ở Chòm Mây Mà Đá gần đường đi Tây Ninh tiếp tục bắn, quân ta chống trả mãnh liệt, Nguyễn Tri Phương bị thương, ông ra lệnh rút quân về phía Đông Bắc, nhằm tập hợp lại ở Biên Hoà. Sau 12 tiếng chiến đấu, đến khoảng giờ chiều cùng ngày quân Pháp hoàn toàn chiếm được đại đồn Chí Hoà, trong hai ngày giao chiến quân Pháp đã phải trả một giá khá lớn, số quân bị thương vong rất lớn trong đó có khoảng 30 người mang sĩ quan và hàng trăm binh lính bị giết, trong đó có cả đại tá Testarrd. Như vậy, sau hơn một năm xây dựng với bao công sức của mấy vạn quân và dân, đại đồn Chí Hoà đã rơi vào tay giặc chỉ sau hơn một ngày giao chiến. Khi bị thương Nguyễn Tri Phương đã rút quân về Biên Hoà bỏ đồn Chí Hoà lọt vào tay quân Pháp. Lúc này, Trương Định cùng với quan quân và những người yêu nước rút về đồn Thuận Kiều (thuộc thôn Thuận Kiều, xã Đông Hưng Tân, huyện Hóc Môn, nay thuộc quận 12) để củng cố và biến đồn Thuận Kiều thành một đồn chiến lược, giữ vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đồn Thuận Kiều được xây dựng sau khi thực dân Pháp chiếm được thành Gia Định, đồn Thuận Kiều được xây sau đại đồn Chí Hoà. Đồn thuận Kiều ban đầu được xây dựng với mục đích làm nơi chứa quân lương, để cung cấp và phục vụ cho đại đồn. Đồn Thuận Kiều có mặt bằng hình chữ nhật, bốn góc thành được xây nhô ra làm thành bốn pháo đài theo kiểu bố phòng Vauban của Tây phương. Theo hoạ đồ do Sở Địa chính – Nhà đất, Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chính – Nhà đất, cung cấp thì đồn Thuận Kiều có diện tích khoảng 61.820m vuông. Chung quanh đồn là một hệ thống hào sâu và luỹ tre dày đặt bao bọc xung quanh, ngăn không cho địch tấn công vào đồn một cách dễ dàng. Trong hệ thống đồn luỹ chốt chặn giặc Pháp sau khi địa đồn Chí Hoà thất thủ thì đồn Thuận Kiều được coi là đồn trung tâm (Trung đồn) được bao quanh bởi tiền đồn (khu vực Mã Tây, Bà Quẹo, Tân Bình), hậu đồn ở Ấp Đồn (Tân Thới Nhì đường lên Củ Chi), tả đồn Gò Mây (Bình Hưng Hoà) và hữu đồn ở chợ Cầu (Đông Hưng Thuận) (5). Đồn Thuận Kiều còn là căn cứ, kho lương, tiếp tế trực tiếp cho đại đồn trong thời kỳ Nguyễn Tri Phương được triều đình Huế cử vào lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp trong miền Sau khi chiếm được đại đồn Chí Hoà, quân Pháp liền triển khai kế hoạch tấn công đồn Thuận Kiều. Ngày 27/2/1861, quân Pháp cho do thám thính đồn Thuận Kiều. Lúc này Nguyễn Tri Phương, Tôn Thất Cáp và Phạm Thế Hiển đang tạm đóng quân. Trước khi mất đại đồn thì hệ thống phòng thủ của đại đồn rất mạnh, nhưng bây giờ ở đồn Thuận Kiều thì không có một sức mạnh phòng thủ nào. Nay đại đồn đã mất, các tướng lãnh có người bị thương, nên các vị tướng còn lại không hy vọng gìn giữ được đồn Thuận Kiều như trước và ngăn được cuộc tấn công của địch. Sáng 28/2/1861, Pháp tiến hành tiến quân hướng về đồn Thuận Kiều, là một vị trí chứa kho đạn, kho lương của quân Việt Buổi chiều cùng ngày, dưới ánh nắng gay ghét, đoàn quân xâm lược Pháp tiếp tục hành quân về phía Bắc, cách đồn Thuận Kiều 7km, tiến vào cửa khẩu Tây – Thủ – giềng đã bị bỏ trống. Toàn bộ Sài Gòn bị xâm chiếm trong vòng 5 ngày đêm (7). II. Đồn Thuận Kiều với cuộc khởi nghĩa của Trương Định: Trên mặt trận Sài Gìn – Gia Định, lúc đầu Trương Định đóng quân tại đồn Thuận Kiều, phía sau luỹ thành Gia Định để phối hợp với quân chính quy của triều đình do Tôn Thất Thiệp chỉ huy cùng đánh Pháp. Ở đồn Thuận Kiều, Trương Định đã chiêu mộ được rất nhiều nghĩa quân là những người hăng hái đánh giặc, đã đánh rất nhiều trận ngay trên phòng tuyến của giặc và đã dành được nhiều thắng lợi. Mỗi lần ra trận trương Định đều đi tiên phong, ông chiến đấu rất anh dũng, được binh lính rất tin cậy, dân chúng đi theo ông rất đông. Ban đầu, bọn thực dân xâm lược chỉ coi ông là người “Cầm đầu giặc cỏ” không để ý tới, lợi dụng tình hình này ông đã ra sức xây dựng và cũng cố lực lượng nghĩa quân, đồng thời góp phần thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân đang dâng lên mạnh mẽ. Lực lượng nghĩa quân do ông chỉ huy đã lên tới 6.000, địa bàn hoạt động không những ở Tân Hoà mà còn ở Tân An, Mỹ Tho, các vùng Chợ lớn, Gia Định, lan rộng ra nhánh sông Vàm Cỏ, từ biển Đông lên tới tận địa giới Khơmer và cả Đông Tháp Mười (8). Năm Kỷ Mùi, niên hiệu Tự Đức thứ 12 (1859) Pháp chiếm được thành Gia Định, hộ đốc Vũ Duy Ninh tử trận. Trương Định đem quân ra đóng ở Thuận Kiều và biến nơi này thành địa bàn hoạt động của nghĩa quân. Sau đó đồn Chí Hoà bị mất vào tay Pháp, kế đến là đồn Thuận Kiều, cũng thất thủ. Trong cuộc đánh trả quân Pháp ở đồn Thuận kiều quân của Trương Định chiến đấu rất quyết liệt nhưng do lực lượng quá mỏng và vũ khí thô sơ với tầm sát thương yếu, sức công phá yếu nên không thể cầm cự lâu được đành phải rút về Gò Công. Sau khi rút quân về Gò Công, đến khoảng tháng 2/1862 nghĩa quân Trương Định tiến hành đánh diệt đồn Tây Thới (ở ngã ba Ấp Đồn, xã Tân Thới Nhì) giết được tên quan ba Pháp, quân Pháp chôn tên này ở ngã ba Ấp Đồn, sau này nhân dân Hóc Môn gọi mả thằng Tây. Sau đó, Trương Định tiến hành một cuộc hành quân lên Cái Bè, Đồng Tháp Mười, rồi quay trở lại Hóc Môn qua Thủ Đức sang rừng Sác. Nghĩa Quân đi đến đâu đều tiến hành đánh và chống phá ở đó. Phong trào khởi nghĩa của nghĩa quân Trương Định ngày một lớn mạnh, có nhiều điều kiện để thắng giặc (phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn ngày càng lên cao, bao vây, tấn công, quấy rối liên tiếp buộc chúng phải rút khỏi một vùng đất đai rộng lớn gồm Định Tường, Gia Định…). Đúng lúc này triều đình ký hoà ước vào tháng 6/1862 với Pháp, ký vào lúc bọn chúng đang lâm nguy đến cực độ. Sau đó triều đình Huế lại hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, thực hiện các khoảng theo điều ước mà giải tán nghĩa quân. Nhưng nghĩa quân không chịu giải tán, tất cả điều muốn chiến đấu và yêu cầu Trương Định ở lại để tiếp tục lãnh đạo cuộc khởi nghĩa kháng chiến cứu nước. Do lòng yêu nước và sự tin cậy của nghĩa quân đối với mình, Trương Định đã nghịch mạng triều đình ở lại tiếp tục cuộc khởi nghĩa. Ông được Nghĩa Quân Bầu làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái” của phong trào kháng chiến. Sau đó ông ra sức xây dựng các lực lượng nghĩa quân, củng cố đại bản doanh đóng ở Gò Công sau khi mất đồn Thuận Kiều. Lực lượng nghĩa quân dưới quyền chỉ huy của ông đóng trên một địa bàn rộng lớn, hoạt động khá hiệu quả trong việc chống phá và tiêu diệt địch. Trong thời gian này triều đình Huế và bọn Pháp vận động, thuyết phục, thậm chí đe doạ ông từ bỏ con đường kháng chiến, giải tán quân kháng chiến nhưng ông vẫn một lòng kiên quyết từ chối. Không thuyết phục được, triều đình đã cánh chức Trương Định, chính quyền điều này đã làm tăng thêm uy tín của ông trong nhân dân. Tại Gò Công, Trương Định đã bố trí phòng thủ đại bản doanh khá chu đáo, không những đồn luỹ được xây dựng kiên cố, mà trên các rạch sông dẫn tới Gò Công đều có đắp luỹ ngăn cản không cho địch lọt vào. Đi song song với việc xây dựng, chỉ huy các lực lượng nghĩa quân, Trương Định còn chăm lo, giải quyết những vấn đề vũ khí, đạn dược. Ông còn vận động một số thương nhân ngời Việt và người Hoa kiều đi mua súng đạn ở nước ngoài về, chuẩn bị một đợt tổng tấn công vào kẻ thù xâm lược. Đợt tổng tấn công này mở ra ngày 16/12/1862, hầu hết các đồn bót giặc đều bị tấn công trong cùng một thời gian. Trận lớn đầu tiên là trận tấn công trong cùng một thời gian. Trận lớn đầu tiên là trận tấn công đồn Rạch Tra, trận đường Sài gòn – Tây Ninh. Trong đêm tối, nghĩa quân giết lính gác xông vào trong đồn dùng mác gỗ đâm chết đại uý đồn trưởng và thu được hầu hết khí giới, đạn dược. Đợt tổng tấn công này gây cho giặc nhiều tổn thất khá nặng nề mặc dù không tiêu diệt hẳn được chúng vì thiếu điều kiện, phương tiện cần thiết. Trước tình hình đó, giặc vô cùng hoang mang, ra sức phòng thủ các đồn bót và tích cực xin viện binh. Đầu tháng 2/1863 Pháp gửi sang mấy nghìn viện quân, bọn thực dân xâm lược kiên quyết dốc toàn lực lượng đầu não của phong trào kháng chiến ở Gò Công. Dưới sự chỉ huy của Trương Định, nghĩa quân đã chiến đấu với tinh thần bình tĩnh, gan dạ phi thường. Trong khi đó, lực lượng nghĩa quân nhất tề tấn công vào các đồn Mai Sơn, Thuận Kiều, Tây Thai, Phước Trung, Bình An và Long Thành của giặc. Sau ba ngày chiến đấu với giặc ở Gò Công đến cạn cả thuốc đạn, Trương Định ra lệnh cho nghĩa quân rút lui để bảo toàn lực lượng. Trong khi ông đóng ở khu vực “Đám lá tối trời” (ở hữu ngạn sông Soài Rạp) cùng 25 tuỳ tùng để lo toan cuộc đại tấn công sắp tới, một tên Việt gian là Huỳnh Công Tấn tức Đội Tấn (trong hàng ngũ nghĩa quân, nhưng từ năm 1862 đã bí mật theo giặc) nửa đêm bất ngờ dẫn bọn thực dân xâm lược đến bao vây và đến gần sáng thì đánh úp. Tuy bị đánh bất ngờ, nhưng Trương Định và những người tuỳ tùng đã chiến đấu vô cùng dũng cảm. Chiến đấu đến giây phút cuối cùng, ông bị chúng vây bắt. Biết không thể thoát được ông liền dùng gươm tự sát, không chịu đầu hàng. Sau khi Trương Định hy sinh, con trai của ông là Trương Quyền đã thay cha củng cố lại lực lượng, tiếp tục sự nghiệp kháng chiến cứu nước. Ông cùng nghĩa quân trở về hoạt động tại vùng 18 Thôn Vườn Trầu, có lúc phối hợp với quân của Phu Cam Bô (Cao Miên) đánh địch ở khắp nơi, tiêu diệt đồn Rạch Tra (Hóc Môn), diệt đồn Thuận Kiều… Năm 1870, Trương Quyền bị bệnh mất, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân chỉ còn hoạt động lẻ tẻ. Trương Định mất đi, nhưng sự nghiệp kháng chiến của ông không mất đi, vì sự nghiệp đó là của toàn dân. Nhân dân sáu tỉnh miền III. Cuộc đánh chiếm đồn Thuận Kiều của Nguyễn Ảnh Thủ: Nguyễn Ảnh Thủ vốn là một nông dân, ông sinh năm 1821 tại làng Tân Sơn Nhì (Bà Quẹo). Vốn giàu lòng yêu nước nên khi Trương Định xây dựng lực lượng nghĩa quân chống Pháp, ông đã xin gia nhập vào hàng ngũ nghĩa quân để cùng với Trương Định đánh Pháp. Khi đồn Thuận Kiều lọt vào tay Pháp, ông liền lập kế trá hàng để ra làm thôn trưởng Tân Sơn Nhì. Ông thu thuế của nhân dân trong làng nhưng không nạp lại dùng tiền này để nuôi nghĩa quân, lo cho khởi nghĩa. Đến khi quân Pháp phát hiện được kế hoạch của ông, ông chạy về Bình Lý, Mây Tàu rồi xuống Gò Công – Mỹ Tho để tiếp tục hoạt động. Năm 1862, ông trở về quê để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp thì bị bắt, ông bị kết án năm năm tù. Đến năm 1868, tức là sau khi mãn hạn tù ông cùng gia đình dời về Tân Hưng. Sau đó ông cùng các con về vùng Mây Tàu để lập căn cứ, tổ chức khởi nghĩa. Ông kết hợp với Lâm Văn Bình, người quê ở Tân Đông Thượng tập hợp nghĩa quân một cách nhanh chóng, ngày một thêm đông, phần lớn là nông dân, nhưng với lòng yêu nước nồng nàn họ đã hăng hái gia nhập nghĩa quân đánh Pháp. Sau 3 năm chuẩn bị, ngày 14/5/1871 cuộc khởi nghĩa được tiến hành, ông lãnh đạo nghĩa quân đánh chiếm Bà Điểm và tiêu diệt đồn Thuận Kiều. Trong cuộc tấn công ông đã giết hai tên quan ba Pháp làm trưởng đồn, cùng nhiều binh lính. Ông đã anh dũng hy sinh trong lúc chiến đấu. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Ảnh Thủ đã gây được tiếng vang lớn trong vùng, khơi dậy và nung nấu trong lòng mỗi người dân tinh thần yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân Hóc Môn nói riêng, nhân dân miền Nam nói chung và cả dân tộc Việt Nam (9). Lời kết Trong những ngày đầu chống Pháp, đồn Thuận Kiều giữ một vai trò hết sức quan trọng, là đồn cung cấp quân lương, quân dụng cho đại đồn Chí Hoà và trở thành một đại đồn chiến lược sau khi đại đồn thất thủ. Về mặt lịch sử đồn Thuận Kiều có một ý nghĩa rất lớn, là nơi đã chứng kliến bao cuộc nổi dậy khởi nghĩa và hy sinh của nhân dân trong công cuộc chống Pháp xâm lược trong đó có các anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Ảnh Thủ, Phan Công Hớn… Nhưng hiện nay hệ thống đồn Thuận Kiều đã không còn nữa, chỉ còn sót lại một vài đoạn hào nhưng không còn nguyên vẹn và một vài bụi tre theo người dân địa phương cho biết là những luỹ tre của đồn, còn phần trung tâm đồn là khu gò đất đã bị san bằng. 1. Lịch sử ViệtNam, Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985. 2. Câu hỏi 3000 năm Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản TP. HCM, báo Sài Gòn Giải phóng, 1998, trang 54. 3. Câu hỏi 300 năm Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản TP.HCM,Báo Sài Gòn Giải Phóng, 1998, trang 55. 4. Địa chí văn hoá TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản TP.HCM, 1987, trang 251. 5. Muôn vẻ Sài Gòn xưa qua sách báo – Sưu tập Bùi Văn Quế, tập 2, trang 420B. 6. 7. A. Thomazi, La conquête de L’ Indochine, 8. Nghiên cứu lịch sử, số 66 năm 1946, trang 60. 9. Lịch sử truyền thống đấu tranh Cách Mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Hóc Môn, ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hóc Môn 1991. |
Cập nhật ( 18/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com