Đờn ca tài tử – Nhạc thính phòng Việt
* Hoàng Việt Khanh Nhạc thính phòng là một thể loại nhạc gồm các bài hát hoặc bản đàn được biểu diễn trong phòng khách tại tư gia hay trong một phòng nhỏ. Nhạc thính phòng Tây phương bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, đặc biệt là ở Ý và Anh, do những nhóm nhỏ các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên trình bày các bài hát 1 rồi sau đó được phổ biến và phát triển tới việc trình tấu các bản đàn. Tại Việt Nam, từ thế kỷ thứ 10, dưới triều vua Lê và Đinh đã xuất hiện các buổi ca và múa trong cung đình, đền miếu, hoặc hội họp tại tư thất các quan tướng. Chính hình thức ca múa này đã làm nền tảng cho âm nhạc “thính phòng” Việt Tựu trung, âm nhạc thính phòng Việt Nam bao gồm ca trù, ca Huế và đờn ca tài tử, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20. Điểm khác biệt chính yếu giữa nhạc thính phòng Việt Nam và dân ca Việt Nam là: nhạc thính phòng gồm những tác phẩm (có khi được ký âm) và người trình diễn cũng như người thưởng thức phải được huấn luyện để có thể sử dụng các nhạc cụ, trình bày tác phẩm, cũng như hiểu biết về thi ca; trong khi dân ca mang tính cách tự phát, tự diễn trong lúc lao động hoặc giải trí. Đờn ca tài tử (còn gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền Nam Việt Nền tảng của đờn ca tài tử chính là nhạc lễ (còn gọi là nhạc ngũ âm), một loại nhạc được phát triển vào thế kỷ thứ 17 dựa trên nhạc tế tự cung đình Huế và âm nhạc của các tỉnh Nam Trung Bộ. Nhạc lễ trở nên thịnh hành ở miền Nam vào cuối thế kỷ 19, phục vụ chính yếu cho các lễ hội tại địa phương. Các ban nhạc lễ lúc bấy giờ thường gồm có các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn nhẹ hơn vàbắt đầu dùng song lang thay cho trống nhạc để giữ tiết tấu, cũng như bỏ bớt các nhạc cụ dây kéo vĩ để chỉ còn có đàn cò. Những ban nhạc lễ nhỏ gọn như vậy còn có tên gọi lànhóm đờn cây. Kể từ năm 1885 trở về sau, các nhóm đờn cây này được gọi là ban đờn ca tài tử để phân biệt với các ban nhạc lễ và nhạc hát bội đang thịnh hành song song. Một điểm khác biệt khác giữa nhạc tài tử và nhạc lễ là sự có mặt của ca sĩ. Do vậy ngoài việc hòa đàn với nhau, ban nhạc tài tử còn tham gia việc đệm đàn cho ca hát. Mặt khác, các ban nhạc tài tử dần dần không đàn cho đám tang nữa, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Đối tượng phục vụ mới là những đám vui như đám ăn tân gia, đám cưới nhà giàu, đám thăng quan tiến chức, hoặc đám giỗ lớn. Đầu thế kỷ thứ 20, đờn ca tài tử trở thành một phong trào ca nhạc phổ thông tại miền Nam, nhất là tại các địa phương như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Đước (Long An), Cái Thia (Mỹ Tho), và Sài Gòn… Các nhóm tài tử khối miền Đông (ở vùng Sài Gòn Chợ Lớn và phụ cận) , và nhóm tài tử khối miền Tây (ở Vĩnh Long và Sa Đéc) cũng được hình thành. Đứng đầu nhóm tài tử khối miền Đông là ông Nguyễn Quang Đợi tức Ba Đợi, một nhạc sư từ triều đình Huế vào sống ở Cần Đước cầm đầu cùng với các nghệ sĩ khác như Cao Huỳnh Cư và Cao Huỳnh Điểu. Riêng nhóm tài tử khối miền Tây có ông Trần Quang Quờn tức Ký Quờn người Huế vào sống ở Vĩnh Long làm thủ lĩnh cùng với các nghệ nhân Trần Quang Diệm, Nguyễn Liên Phong và Nguyễn Tư Ba người gốc Quảng Nam. Các nghệ nhân này là những nhà tiên phong trong những cố gắng biên soạn, sáng tác và giảng dạy nhạc tài tử theo phong cách riêng của mình. Các ấn bản nhạc tài tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1909. Riêng trong những thập niên 60 và 70, nhạc tài tử được các hãng đĩa phát hành rộng rãi trong và ngoài nước như hãng Béka, Ocora, Pathé, Việt Hải, Hồng Hoa, Marconi, và Odéon.v.v.. Từ đó nhiều danh ca, danh cầm được nhiều người biết đến. Tuy nhiên ít thấy có những trường hợp đưa nhạc tài tử lên sân khấu trình diễn như thể loại âm nhạc thính phòng phương Tây. So với các loại nhạc thính phòng khác của Việt Đờn ca tài tử có một số lượng bài bản rất phong phú và đa dạng. Ngoài việc sử dụng một số bài bản trong nhạc lễ, còn có các bài bản từ ca Huế, dân ca miền Trung, miền Nam, và cả một số lượng lớn do các nghệ nhân bậc thầy sáng tác và cải biên. Do đặc tính ngôn ngữ vàsinh hoạt riêng của người miền Do chịu ảnh hưởng của sự du nhập nhạc Tây phương, các phương tiện thông tin hiện đại, và một số nhận thức sai lạc của người dân về đờn ca tài tử nên thể loại nhạc thính phòng đặc sắc của Việt Nam này đang mất dần tính chính thống. Nhiều nơi đã thay đổi không gian thính phòng của đờn ca tài tử ûđể diễn viên hòa nhạc và hòa ca trong không gian sân khấu – nơi mà người nghe và người diễn bị tách biệt. Nhiều chương trình nặng phần trình diễn, chú trọng nhiều đến phần ca hơn là hòa đàn. Thậm chí người ca hoặc người đàn còn học thuộc lòng các bài bản ký âm theo phương Tây một cách chi tiết; và do đó làm mất đi tính ứng tác, tính ngẫu hứng đặc trưng của nghệ thuật đờn ca tài tử truyền thống. Mặt dù về mặt thang âm điệu thức giữa âm nhạc cải lương và âm nhạc của đờn ca tài tử không có ranh giới rõ rệt, nhưng với cùng một làn điệu, cùng một bản đàn, lối ca và hòa tấu nhạc tài tử có một số khác biệt với lối ca và hòa tấu nhạc trên sân khấu cải lương. Do không bị hạn chế vào việc diễn xuất và kịch bản sân khấu, người nghệ sĩ của nhạc tài tử có nhiều thuận lợi hơn trong việc ứng tác và chơi ngẫu hứng. Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca tài tử trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, ngày nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở trong và ngoài nước đang tìm cách sưu tầm vàhệ thống hóa các bài bản của nhạc tài tử, nghiên cứu thang âm điệu thức, phương pháp ký âm v.v.. Một số nhạc sĩ cũng đang tìm cách sáng tác thêm các bài bản mới để góp phần vào số lượng bài bản đang thịnh hành hiện nay.
1. Lloyd, 2. Nguyễn Thuyết Phong. 1998, 3 Ibid. 4. Ibid. 5. Kiều Tấn. 2002. "Hệ Thống Bài Bản nhạc Tài Tử Nam Bộ". Bảo Tồn và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể trên Địa Bàn TP. HCM. Tp. HCM: Nhà Xuất Bản Trẻ. 6. Ibid 7. Thế Bảo. 2002. "Lòng Bản – Yếu Tố Mô Hình trong Âm Nhạc Truyền Thống Việt 8. Lê Thị Dung. 2002. "Vài Nét về Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tư ûở thành phố HCM". Bảo Tồn và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể trên Địa Bàn TP. HCM.Tp. HCM: Nhà Xuất Bản Trẻ. 9. Nguyễn Thị Mỹ Liêm. 2001. "Đôi Điều Suy Nghĩ về Cuộc Liên Hoan Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ Năm 2001". Thông Báo Khoa Học số 5. Hà Nội: Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc. 10. Nguyễn Thuyết Phong. 1998. 11. Ibid. 12 Nguyễn Thị Mỹ Liêm. 2001. "Đôi Điều Suy Nghĩ về Cuộc Liên Hoan Đờn Ca Tài Tử Nam Bộ Năm 2001". Thông Báo Khoa Học số 5. Hà Nội: Viện Nghiên Cứu Âm Nhạc. 13. Đắc Nhẫn. 1987. Tìm Hiểu Âm Nhạc Cải Lương. Tp. HCM: Nhà Xuất Bản Tp. HCM. 14. Kiều Tấn cho rằng hệ thống bài bản nhạc tài tử có thể chia thành hai hệ thống Bắc và 15. Trần Văn Khê và Nguyễn Thuyết Phong. 2001. "Việt 16. Trần Phước Thuận. 2002. "Bản Gốc Dạ Cổ Hoài Lang và các Dị Bản". Bảo Tồn và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể trên Địa Bàn TP. HCM. Tp. HCM: Nhà Xuất Bản Trẻ. 17. Toan Ánh. 1996. Tìm Hiểu Nghệ Thuật Cầm Ca Việt 18. Kiều Tấn. 2002. "Hệ Thống Bài Bản nhạc Tài Tử Nam Bộ". Bảo Tồn và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể trên Địa Bàn TP. HCM. Tp. HCM: Nhà Xuất Bản Trẻ. 19. Lê Thị Dung. 2002. "Vài Nét về Nghệ Thuật Đờn Ca Tài Tư ûở thành phố HCM". Bảo Tồn và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể trên Địa Bàn TP. HCM.Tp. HCM: Nhà Xuất Bản Trẻ. 20. Cải lương là một thể loại sân khấu truyền thống Việt 21. Kiều Tấn. 1993. "Tìm Hiểu Điệu Thức trong Âm Nhạc Tài Tử Nam Bộ". Thang Âm Điệu Thức trong Âm Nhạc Truyền Thống một số Dân Tộc Miền Nam Việt |
Cập nhật ( 27/09/2014 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com