Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 23, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Đôi điều về văn hóa thời Đinh – Tiền Lê – Lý (Trần Ninh Hồ)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

Đôi nét về văn hóa và giao lưu thời Đinh – Tiền Lê – Lý

* Trần Ninh Hồ

Khảo sát lại sự rực rỡ của văn minh Đại Việt thời Lý, Trần và cả trước đó nữa, chúng ta thấy không hề ngẫu nhiên chút nào, bên cạnh những Hoàng đế, danh thần, danh tướng lỗi lạc như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành; rồi đến Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải… luôn luôn có những thiền sư, quốc sư. Họ là những tri thức lớn, là những đại diện văn hóa, văn hiến của thời đại bởi cái tâm lo đời, thương đời; bởi sự uyên thâm, lịch lãm của trí tuệ. Và với những nhu cầu phát triển của thời đại ấy, họ đã được trọng dụng đến mức trở thành những “kiến trúc sư” của thời đại như Thiền sư Vạn Hạnh cộng sự với Lê Đại Hành, với Lý Công Uẩn, với kinh đô Thăng Long.

         Được trọng dụng trong công việc quốc gia đã đành, kẻ sĩ còn được trọng dụng từ trong thẳm sâu tâm tình, tâm linh của các vị Hoàng đế.

Để vị thế được tăng thêm lòng tin tưởng trong dân, Lý Thần Tông đã không một chút ngại ngùng khi công bố với triều thần, với thiên hạ rằng ngài chính là sự tái sinh từ kiếp trước của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Láng (tên chữ Chiêu Thiền Tự) thờ Hoàng đế Lý Thần Tông, thì cũng là nơi thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, chính là hai bức tượng đầy kính cẩn, kín đáo nơi hậu cung.

Thông thường ta hay gặp trong lịch sử đông phương cũng như tây phương những kẻ sĩ, danh thần, danh tướng nào đó muốn tôn cao uy vọng của mình thì thường tuyên bố mình thuộc dòng giống của một Hoàng đế, minh quân nào đó. Còn ở đây thì ngược lại: Hoàng đế đã tìm đến cái vinh quang, uy vọng của bậc đại sĩ. Với quyền lực tối cao của thiên tử “thế thiên hành đạo”, mà vẫn biết tôn vinh kẻ sĩ, văn hóa, văn hiến đến như thế thì quả thật là một sự quý trọng trí tuệ đến… lạ lùng của cái TÂM Việt Nam! Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt là nước Việt đi trên đường lớn – con đường thuận hòa và trí tuệ – thì đâu phải là ngẫu nhiên!

Và cũng không hề ngẫu nhiên chút nào, trước khi Phật, Nho, Lão vào nước ta, truyền thuyết dân gian Việt Nam đã sinh ra Tứ Bất Tử. Đấy là Thần Kim Quy xây nên Cổ Loa Thành với cái lẫy nỏ, rồi sau đó trao gươm cho Lê Lợi dẹp giặc dữ. Giặc tan thì lặng lẽ thu gươm về, không hề đoái hoài đến công tích riêng mình, như muốn bảo cho nhà vua và hậu thế biết rằng đời còn nhiều việc, sau “võ công” thì phải “văn trị”… Đấy là Thánh Gióng- Phù Đổng Thiên Vương- ba tuổi đã biết đánh giặc bằng cả những bụi tre giật lên từ lòng đất. Giặc tan thì lẳng lặng tiến vào khoảng không, dường như cái việc phải làm thì đã làm… Đấy là Thần Tản Viên giăng mắc giữa con người và núi cao, rừng sâu chống với thủy tặc, duy trì, phát triển đời sống cho con người từ những thời hang động… Đấy là Chử Đồng Tử biết cắm cây gậy thần của sự lao động, biến mênh mông bãi lầy, sơn lam chướng khí thành đồng xanh mầu mỡ và tráng lệ các kinh thành…

Những truyền thuyết ấy mãi mãi là những biểu tượng cho sự cao cả của tâm linh, tính cách, khí phách, tâm hồn người Việt. Phật, Nho, Lão đã vào đất Việt, qua rất nhiều chắt chiu, sàng lọc trong dân gian và kẻ sĩ, đã đóng góp những phần tinh hoa, tích cực vào kho tàng văn hóa Việt, cùng chúng ta tin hơn vào sự thuận hòa, hướng thiện của con người; tin hơn vào quy luật của thiên nhiên; sự thuận hòa cộng sinh, cộng tồn giữa Trời, Đất và Người; và một đời sống kỷ cương…

Chỉ kể riêng về Phật giáo ta đã thấy cái duyên của người Việt với tôn giáo này đã có tới gần hai ngàn năm. Trong khi thầy trò Đường Tăng đến mãi thế kỷ VII, đời Đường Thái Tôn, mới lặn lội gần 17 năm sang Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh (từ năm 629 đến năm 645) thì đạo Phật đã đến Giao Châu từ những thế kỷ I, II, thẳng từ Ấn Độ (Tây Trúc), mà lại ở phần tinh túy nhất là lối tu thiền, dòng thiền. Người Việt đã có chùa chiền (thiên gọi chệch), đã cảm nhận được cả mầu thiền, mùi thiền và cửa thiền! Trong khi thầy trò Đường Tăng còn trong hoang mang trước những cuốn kinh toàn… giấy trắng, Tôn Ngộ Không nổi giận, thì người Việt đã biết lắng lòng, lấy thiện tâm mà đón nhận Phật qua… vô ngôn thông! “Bất lập văn tự”.

Yêu quý và say mê đọc “Tây Du ký” như yêu quý khát vọng hướng thiện của con người, chúng ta càng thấy cảm động rất nhiều khi được đọc những bài thơ của các thi sĩ lớn đời Đường làm tặng các vị cao tăng người Việt đã từng qua Trung Quốc giảng kinh trong cung Vua Đường.

Dương Cự Nguyên đã “Tiễn Phụng Đình pháp sư về An Nam”: “Cố hương Nam Việt ngoài/ Vạn lý bạch vân phong/ Kinh luận từ thiên khứ/ Hương hoa nhập hải phùng/ Lộ đào thanh phạm triệt/ Thần các hóa thành trùng/ Tâm đáo Trường An mạch/ Giao Châu hậu hạ chung”. Dịch:

Quê nhà trông cõi Việt

Mây bạc tít mù xa

Cửa Trời vắng kinh kệ

Mặt bể nổi hương hoa

Sóng gợn cò im bóng

Thành xây hến mấy tòa

Trường An lòng quấn quýt

Giao Châu chuông đêm tà!

(Thượng tọa Thích Mật Thế dịch)

“Tâm đáo Trường An mạch/ Giao Châu hậu dạ chung” nghĩa là: “Trường An lòng quấn quýt/ Giao Châu chuông đêm tà”. Nỗi nhớ pháp sư An Nam đến nỗi tận kinh đô Tràng An nhà Đường mà suốt đêm vẫn nghe tiếng chuông của người thỉnh ở tận Giao Châu!… Pháp sư An Nam đã vượt biển trở về Giao Châu khiến “Cửa Trời” (Cung vua Đường) vắng kinh kệ, nhưng hương thơm của nhà Phật sẽ cùng pháp sư tỏa thơm trên mặt bể “Mặt bể nổi hương hoa”.

Thi sĩ Cổ Đạo (nhà Đường) “Tiễn An Nam Duy Giám Pháp sư” sau nhiều năm Ngài giảng kinh trong cung Vua Đường rồi trở về Giao Châu: “Giảng kinh xuân điện lý/ Hoa nhiễu ngự sáng phi/ Nam Hải kỷ hồi quá/ Cựu sơm lâm lão quy/ Xúc phong hương tổn ấn/ Lộ vũ khánh sinh y/ Không thủy ký như bỉ/ Vãng lai tiêu tức hy”. Dịch:

Điện xuân giảng kinh luận

Giường ngự vướng mùi hoa

Bể Nam quen lối cũ

Non Việt đón người về

Áo mòn khi gió táp

Áo lấm lúc mưa sa

Kìa kìa trời lẫn nước

Tin vọng từ bao la

Gió táp ngoài biển kia khiến kẻ tiễn đưa này lo âu ngóng nhìn đến mòn cả án thư, như nhìn thấy từng vết lấm trên lưng áo người đi khi mưa sa!… Phải có một thâm tình tri kỷ, tri âm đến mức như… tôn giáo, mới có thể viết những câu thơ như thế: “Xúc phong hương tổn ấn/ Lộ vũ khánh sanh y” (Áo mòn khi gió táp/ Áo lấm lúc mưa sa)…

Cập nhật ( 02/08/2010 )

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Giá trị về văn hóa của triết học Phật giáo thời Lý (TS Trần Mai Ước)

Hiện tượng hội nhập văn hóa dưới thời Lý - Trần (Nguyễn Huệ Chi)

Bài viết xem nhiều

  • Đạo tràng chụp ảnh lưu  niệm

    Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu Bát quan trai tại chùa Long Phước huyện Đông Hải

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Hoa trao tặng 200 phần quà cho người khuyết tật

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

6 ngày trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 5
  • 2.362
  • 3.318
  • 187.681

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học