ĐÌNH TÂN LONG ĐƯỢC XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP TỈNH * Trung Hậu Cùng với tiến trình khẩn hoan vùng đất Bạc Liêu nói chung, vùng đất Tân Long nói riêng (nay là xã Long Thạnh huyện Vịnh Lợi) để dựng nên thôn xóm trù phú, phục vụ đời sống vật chất, người dân Tân Long mà chủ yếu là người Việt đã cùng nhau góp của góp công xây dựng ngôi đình làng vào đầu thế kỷ XIX để thờ Thành hoàng bổn cảnh theo tín ngưỡng dân gian của người Việt, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần. Hằng năm, đến kỳ lễ hội được diễn ra vào 03 ngày đêm 16,17 và 18 tháng 02 âm lịch, người dân Tân Long tổ chức cúng tế thần tại đình thật đông vui và trang nghiêm. Đình Tân Long xuất hiện nhưng chưa có sắc vua ban, ông Tổng Nguyễn Tấn Lực (1810 – 1890) – cụ tổ 5 đời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được vua triều Nguyễn giao trấn nhậm vùng này, ông lại có vợ là bà Trịnh Thị Huôi – người thôn Tân Long nên đứng ra giúp dân làng, viết sớ tâu vua ban sắc. Đến ngày 29 tháng 11 năm Nhâm Tý – 1853, đình Tân Long được vua Tự Đức ban sắc phong thần và đây cũng là một trong số rất ít đình làng ở Bạc Liêu có Sắc vua ban. Từ khi có sắc vua ban đến nay, đình Tân Long trải qua 5 lần khi tu bổ, tái thiết: Lần thứ nhất vào đầu thế kỷ 20: Tu bổ với qui mô lớn, bằng các vật liệu bền vững như: mái lợp ngói ống, tường xây gạch vôi vữa, cột – rui – mè bằng gỗ, nền lát gạch Tàu. Đến năm 1945, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, Ban trị sự đình tiến hành hạ giải đình Tân Long để khi địch đến không chỗ trú đóng, đồng thời hiến tặng tất cả cột đình cho cách mạng dùng làm cản trên đoạn sông Vĩnh Hưng ngăn cản, hạn chế bước tiến của bọn thực dân Pháp xâm lược. Lần thứ hai vào năm 1954: Tái thiết đình Tân Long trên nền cũ với qui mô rất nhỏ như một ngôi miếu và được làm bằng vật liệu cây lá rừng địa phương. Lần thứ ba vào năm 1972: Tái thiết đình Tân Long ở một địa điểm mới (cách địa điểm cũ khoảng 500m về hướng Đông Lần thứ tư vào năm 2011: Tái thiết đình tân Long trên nền cũ với quy mô to lớn, bề thế bằng các vật liệu bền vững, gồm các hạng mục: Chính điện, nhà khói, cổng tam quan và hàng rào bảo vệ cùng hệ thống sân vườn cây cảnh trên diện tích khuôn viên rộng 2.679m vuông. Kiến trúc ngôi đình tái thiết lần này được giới chuyên môn đánh giá là một ngôi đình hiện đại, nhưng dáng vẻ cổ kính theo kiến trúc làng truyền thống của dân tộc Việt Nam và được nhận định là một trong những ngôi đình đẹp nhất Đồng bằng sông Cửu long hiện nay. Đình Tân Long vốn dĩ là một thiết chế văn hóa tồn tại dưới dạng đình làng. Do vậy, ngôi đình có giá trị nổi bậc là nơi diễn ra những lễ nghi tín ngưỡng và hội làng truyền thống văn hóa dân gian của cư dân người Việt có từ thời khẩn hoang ở vùng đất phương Trên cơ sở những giá trị lịch sử, văn hóa vốn có của đình Tân Long đã tồn tại khoảng 02 thế kỷ qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu vừa qua đã ra Quyết định số: 1134/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2012 về việc xếp hạng đình Tân Long là di tích lịch sử cấp tỉnh, nhằm tạo cơ sở hành lang pháp lí cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích đúng theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa. Có thể nói, trải qua những thăng trầm của lịch sử, Đình Tân Long đã có nhiều biế đổi, nhưng biến mà không mất! Sức sống trường kỳ đó chính là sự thể hiện của nhiều thế hệ người dân Tân Long nói riêng, nhân dân Bạc Liêu nói chung biết sống cho mọi người, vì mọi người, vì sự an nguy chung của làng nước, của dân tộc. Tin rằng, với ánh sáng của nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” mạnh mẽ như hiện nay, ngôi đình Tân Long cùng với nhân dân Tân Long không những giữ vững được những giá trị truyền thống quí báu đó mà làm ngày càng phát huy theo xu hướng vì lợi ích chung cho cộng đồng mà gần hai thế kỷ qua đạt được. Có như vậy, di tích lịch sử cấp tỉnh Tân Long mới xứng đáng để bộ văn hóa, Thể thao và du lịch xem xét nâng cấp xếp hạng lên di tích lịch sử cấp quốc gia và điều đó cũng làm thỏa lòng nguyện vọng của biết bao thế hệ người dân Tân Long đã cùng với ngôi đình đi qua gian khổ, chiến tranh cũng như trong thái bình, an lạc. |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com