ĐÌNH TÂN HƯNG * Võ An Khánh Lúc đầu, đình ấy được cất lên bằng cây, lá giữa vùng lâu sậy hoang vu, dân cư thưa thớt, thuộc thôn Tân Hưng, làng Vĩnh Lợi, quận Phong Thanh, nằm cặp ven sông Bạc Liêu, mặt tiền trông ra hướng Đông Bắc, chiếm một diện tích rộng khoảng 50 mẫu. Trước đình có cây sung lớn, cành lá sum xuê che mát cho người qua đường. Gần gốc sung có cầu khỉ rồi cầu ván bắc ngang sông (sông này hẹp hơn nhiều so với bây giờ) nối liền sự giao lưu giữa Cách hông đình phía tay phải không xa là một con sông, dòng sông đó như một con rắn khổng lồ bò ngoằn nghèo từ sông Bạc Liêu vào trung tâm chợ, ngược lên Cái Dầy rồi đi luôn về Sóc Trăng. Ngày nay con sông ấy hầu hết bị san lấp, nó chỉ còn lại trong ký ức của người già và một phần trong thực tế. Mật độ dân cư Sự hiện diện của đình là một chỗ dựa về tinh thần, bao giờ người ta cũng hi vọng và tin tưởng vào sự linh ứng của thần hoàng, sẽ chở che và hộ trì cho họ thoát qua khỏi bệnh tật, đói nghèo. Nhân các ngày lễ hội thời đó, có đôi lần công tử Bạc Liêu (tức Trần Trinh Huy) hay bỏ tiền ra tổ chức các trò chơi có thưởng, trong đó có đấu xảo sắc đẹp. Lúc nào Ba Huy cũng làm chủ khảo, người điều khiển với đầy đủ quyền uy. Trước đây, những quyền lợi và quyết định mọi việc của đình điều tập trung vào một nhóm người có thế lực, giàu có, như địa chủ, hội đồng, làng, tổng sở tại, người dân chỉ biết đóng góp tiền của, lao công phục dịch cho các ngày lễ hội và sữa chữa, tu bổ cho đình. Theo tài liệu tham khảo của ông Huỳnh Minh trong tập “Bạc Liêu xưa và nay” đến năm 1852, cụ Phan Thanh Giản làm Kinh lược phó sứ Nam Kỳ (Kinh lược là Nguyễn Tri Phương) tổng hành dinh đóng tại Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay). Ra về mà lòng các vị bô lão mừng lo lẫn lộn: Mừng là được quan Kinh lược để tâm chiếu cố giúp đỡ, bộ mặt của đình rồi sẽ rạng rỡ hơn, bề thế hơn; lo là lo đường lên kinh đô quan san diệu vợi, gian hiểm bết đâu lường, liệu có đi đến nơi về đến chốn an toàn chăng? Nhưng lo để mà lo chứ không sao làm cản ngại được quyết tâm của các vị. Sau khi tám tháng vừa đi bộ vừa đi ghe, vất vả ngày đêm với bao khó khăn, bất trắc trên đường mà các ông phải chịu đựng đối phó: Người xa cảnh lạ, phong thổ bất hòa, với thú dữ bốn chân và lúc nhúc những con thú hai chân hầu như địa phương nào cũng có, chực chờ hoạch sách, hoạch hẹ, tống tiền, khác nào thầy trò Tam Tạng đi Đông Độ thỉnh kinh. Dù hoàn cảnh nào, các ông vẫn kiên trì, nhẫn nhục chịu đựng mọi đắng cay để đạt thành sở nguyện. Đây là sắc phong của vua ban. * Bản phiên âm và dịch nghĩa sắc thân: Sắc bổn cảnh Thành hoàng chi thần, nguyên tặng Quảng hậu chính trực hựu (hữu) thiện chi thần, hộ quốc tý dân, nẩm (nhâm) trứ (trước) linh ứng. Tứ kim chi ưng cảnh mệnh, miễn niệm thần hưu, khả gai tặng Quảng hậu chính trực hựu (hữu) thiện đôn ngưng chi thần, nhưng chuẩn Phong Thạch huyện, Tân Hưng thôn y cựu phụng sự. Thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân khâm tai! Tự đức ngũ niên, thập bát nguyệt, nhị thập cửu nhật. Nghĩa: Sắc ban cho thần Thành hoàng tại bổn cảnh, nguyên được phong tặng trước đây là thần “Quảng hậu chính trực hựu (hữu) Thiện Đôn ngưng” nhưng vẫn chuẩn y cho dân làng Tân Hưng, huyện Phong Thạnh phụng sự như cũ. Thần nên tiếp tục giúp đỡ, bảo hộ con dân của trẫm. Hãy kính cẩn thi hành sắc lệnh này. Ngày 29 tháng 11 (âl) năm Tự Đức thứ năm ( Qua nhiều lần sữa đi cất lại, đến đầu năm 1913, một lần nữa. Ban lãnh đạo của đình cử người ra kinh đô, một số khác đi các nơi để học tập và nghiên cứu kiểu mẫu các đình, miếu có sẵn. Sau đó, rước các thợ giỏi về cung phối hợp với những thợ ở địa phương để xây cất lại đình rộng rãi, khang trang hơn, lợp ngói, vách ván, đã hoàn thành vào tháng 9 năm 1913 (Quý Sửu niên, Cúc nguyệt quý thu) với chun 750 mét vuông, 46 (gồm cả hậu sở) tọa lạc tại số 241 – đường Hoàng Văn Thụ phường 3, thị xã Bạc Liêu. (Cũng con đường này, thời thuộc Pháp mang tên Lamode Carier, thời thuộc ngụy Sài Gòn gọi là Trương Vĩnh Ký) Những bậc tiền hiền có công lớn với đình trong việc trùng tu phát triển ở giai đoạn này là: Lâm Đắc Thọ, Nguyễn Chánh, Nguyễn Đức Phượng, có thêm hai vị Hội Đồng: Triệu Vạn Tượng, Nguyễn Đức Cầm. Mãi đến năm 1938 thêm một lần tu sửa lớn, rộng, chắc chắn, cao, đẹp hơn, vách ván được thay bằng tường, những công trình điêu khắc, chạm trổ trong khu chánh điện các khánh thờ, võ quy, võ ca, rất sắc sảo công phu, đến nay vẫn giữ nguyên trạng của nó. Trong chánh điện còn đầy đủ nghi tượng, nhất là sắc thần và một số bảng ghi công khác. Căn cứ vào bảng danh sách còn lại (viết bằng Hán tự) ghi công của những người có thành tích ở chặng đường xây dựng và phát triển này là: – Triệu Văn An – Triệu Vạn Tường – Nguyễn Đức Phượng – Lâm Đắc Thọ – Nguyễn Ngọc Chỉnh – Nguyễn Văn Thành – Nguyễn Hữu Tố – Lê Văn Tượng. Cùng nhiều nhà hảo tâm đã đóng góp nhiều tiền, của cho việc tu sửa lại đình, mà đứng đầu là đại điền chủ Trần Trinh Trạch 300 đồng. Trần Trinh Huy 200 đồng cộng lại quy ra lúa, khoảng 2.000 giạ ở thời bấy giờ). Hơn sáu mươi năm qua là mấy đổi thay trước những diễn biến phức tạp Được biết, đầu năm 2000, Bảo Tàng tỉnh Bạc Liêu có làm tờ trình và thủ tục gởi bộ Văn hóa, đề nghị xem xét và công nhận đình Tân Hưng là một di tích văn hóa cấp Quốc gia, bởi nó có độ dày lịch sử và là nơi sinh hoạt về tinh thần của bao lớp người ở vùng đất này, đã được chăm sóc và truyền giữ đến nay. Dù sớm muộn gì, yêu cầu chính đáng và hợp lý đó cũng phải được thỏa mãn. Theo tôi, công việc trước mắt là tu bổ, nâng cấp và tổ chức quản lý đình được sạch, đẹp hơn, đó không còn là việc của riêng ban quản trị nữa, mà sở Văn hóa thông Tin và sở Du lịch nên quan tâm hơn về việc phối hợp với các ban, ngành có liên quan của tỉnh và thị xã Bạc Liêu, cùng với ý thức trách nhiệm chung lo và cũng nên có một cách nhìn chính xác hơn về vị trí của nó đã qua và trong hiện tại mà ra sức tạo nên chỗ dừng chân thưởng ngoạn của du khách xa gần, với một xứ sở quá hiếm hoi về danh lam thắng cảnh này. Nó còn có nghĩa là gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, như tinh thần nghị quyết Đại hội nần thứ năm của Đảng đã chỉ rõ. Những người cung cấp tư liệu: 1/- Ông Quách Mộc Lâm, từng giữ chức Trưởng ban trị sự từ sau ngày đất nước thống nhất đến đầu năm 1999. (Chức danh này trước đây gọi là Chánh bái, Phó ban Trị sự gọi là Bồi bái). Sau khi thôi giữ chức Trưởng Ban đến nay ông Lâm được mời làm cố vấn Ban Trị sự của đình này. 2/- 3/- Ông Trương Trung Lập làm cố vấn. Đó là những người trụ cột, đã cùng tập thể Ban Trị sự đóng góp nhiều công sức của cải vào việc chăm sóc, tu bổ để duy trì và phát triển ngôi đình này đến nay, dù phải trải qua lắm biến đổi thăng trầm. |
Cập nhật ( 27/09/2014 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com