Phật Giáo Bạc Liêu
Chủ Nhật, Tháng Ba 26, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Đình làng Cà Mau (Phạm Văn Tú)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

ĐÌNH LÀNG CÀ MAU TRONG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

* Phạm Văn Tú – Trường Trung học Văn hóa nghệ thuật Cà Mau

Xã hội Việt Nam cổ truyền là xã hội nông nghiệp đã để lại những dấu ấn rất sâu đậm vào sinh hoạt cộng đồng làng xã của người nông dân. Trong tâm thức của người nông dân hình ảnh cánh đồng, con trâu, giếng nước, gốc đa, con đò và đặc biệt là lũy tre, mái đình là những hình ảnh không thể mờ phai trong ký ức của họ mặc dù đã xa quê, đã thay đổi phương thức sinh sống. Cộng đồng làng xã nông thôn Việt Nam là chỗ dựa vững chắc cho người nông dân qua bao đời nay. Gắn kết với cộng đồng làng, người nông dân gắn kết với đình làng. Đình làng là thiết chế cộng đồng mang nhiều chức năng xã hội.

 

Thứ nhất, đình làng là trụ sở làm việc của hương chức làng xã, do đó nó còn được gọi là nhà làng hay nhà việc, là nơi thường xuyên giải quyết những vụ việc của dân làng như tranh chấp, kiện cáo, tổ chức tuần phòng chống cướp, giải quyết việc cưới xin cũng như sử lý các vi phạm được quy định trong hương ước…hoặc tổ chức những sự kiện trọng đại của cộng đồng như khao vọng khi có người dân trong làng đỗ đạt thành tài trở về…

Thứ hai, đình làng là chỗ dụa tinh thần của dân làng qua tỉnh ngưỡng thờ Thành hoàng làng và các tỉnh ngưỡng khác tích hợp trong đó. Ở đây, chúng ta thấy sự hỗn dung tín ngưỡng trong phong tục thờ cúng của người Việt, một đặt trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Trong điện thờ của đình làng, Thành hoàng là đối tượng thờ chính, bên cạnh đó người ta phối tự với các vị thần linh khác như Đông Trù Tư Mạn (tín ngưỡng thờ Táo quân của người Hoa), Thiên Y Diễn phi (tín ngưỡng thờ bà Thiên Y A Na của người Chăm), Chúa Xứ nương nương của người Việt…

Đình làng còn là nơi sinh hoạt vui chơi giải trí cho tất cả thành viwn6 trong cộng đồng làng xã và các ngày lễ hội, đặc biệt là lễ hội kỳ yên thường được tổ chức hằng năm vào mùa xuân, tức là vào lúc nông nhàn vì thời điểm này người nông dân đã thu hoạch mùa màng, hoàn tất một vụ mùa trong năm. Các vở tuồng, các vở hát bội và các hoạt động vui chơi giải trí khác như đánh cờ, đá gà… diễn ra vào thời điểm này. Do đó, hội làng từ xa xưa đã từng là sự kiện hấp dẫn với mọi người dân, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, kể từ khi khẩn hoang cho đến khi chính thức thành lập làng là cả một quá trình gian khổ của nhũng người đi mở cõi, bởi sử thử thách của môi trường mới và bởi những điều kiện quy định về thủ tục hành chính trời phong kiến.

Khi nghiêng cứu về đình làng Cà Mau, nguồn tư liệu cổ xưa nhất có thể ghi nhận được là công trình nghiên cứu của Trịnh Hoàng Đức, được mang tên Gia Định thành thông chí.

Căn cứ vào nguồn tư liệu này, thì lúc bấy giờ, Cà Mau thuộc về trấn Hà Tiên (chưa đặt danh hiệu phủ, tổng), chỉ có huyện Long Xuyên gồm hai tổng, 40 xã (xóm, nậu, thuộc) được chia ra như sau:

Tổng Long Thủy (mới đặt): có 23 xã, thôn, nậu, thuộc. Lấy hai bên rạch Cai Điền đến Gành Hào, giáp với dòng sông Mương Đào làm giới hạn gồm có:

 

–        Thôn Tân Xuyên

–        Thôn Tân Trạch

–        Thôn Mỹ Chính

–        Thôn Bình Thịnh

–        Thôn Mỹ Thuận

–        Thôn Tân Long

–        Thôn Hòa Thịnh

–        Thôn Tân Đức

–        Thôn Bình Lâm

–        Thôn Cát An

–        Thôn Tân An

–        Thôn Tân Phong

–        Thôn Tân Quy

–        Thôn Tân Định

–        Thôn Phong Thịnh

–        Thôn Vĩnh Thịnh

–        Thôn Tân Thuộc

–        Thôn Tân Thái

–        Thôn Tân Bình

–        Thôn Tân Nghĩa

–        Nậu Sái Phu

–        Thuộc Hòa Thịnh (người Trung Quốc)

–        Xã Minh Hương.

-Tổng Quản Xuyên (mới đặt): Có chín thôn, nậu. Lấy dòng sông bên tả

của cảnh Gành Hào giáp với sông Mương Đào làm giới hạn gồm có:

–        Thôn Tân Hưng

–        Thôn Tân Thuận

–        Thôn An Phong

–        Thôn Tân Khánh

–        Thôn Tân Duyệt

–        Thôn Tân An

–        Thôn Lâm An

–        Thôn Chàn Dầu hòn Sơn Thát (hòn Rái)

–        Nậu Hoàng Lạp Phú Thịnh.

-Đến năm 1897, sau một thời gian thống nhất đất nước bởi triều đình nhà Nguyễn, việc quản lý xã hội đã ổn định, nhất là khi hoàn thành đại bạ Minh Mạng thứ 17 vào năm 1836 thì việc quản lý đất đai trên phạm vi toàn quốc đã được thực thi một cách chặt chẽ. Sau khi thực dân Pháp xâm lược Nam Bộ, giai đoạn đầu chưa có sự thay đổi rõ rệt về phạm vi hoạch làng xã.

Năm 1897, Cà Mau có ba tổng gồm: Quản Long, Long Thủy, và Quảng Xuyên trong đó gồm có 41 làng được chia ra như sau:

Tổng Quản Long, có 9 làng gồm:

–        An Thành

–        Bình Định

–        Bình Thành

–        Bình Thành Tây

–        Mỹ Thới

–        Tân Định

–        Tân Đức

–        Tân Thành

–        Tân Trạch

-Tổng Long Thủy, có 18 làng gồm:

– Cửu An

– Hữu Lợi

– Hữu Ngãi

– Kiết An

– Long Điền

– Phong Thạnh

– Tân An

– Tân Bình

– Tân Hóa

– Tân Mỹ

– Tân Nghĩa

– Tân Phong

– Tân Qúy

– Tân Thới

– Tân Thuộc

– Tân Xuyên

– Thạnh Hòa

– Thạnh Trị 

-Tổng Quản Xuyên, có 14 làng gồm:  

          – An Lạc

          – An Phong

          – Lâm An

          – Tân Duyệt 

          – Tân Hưng

          – Tân Khánh   

          – Tân Thuận                                                                                              

– Viên An.

Khi Thực dân Pháp đã ổn định trong việc sắp đặt nộ máy hành chính cai trị tại Việt Nam, năm 1939 Cà Mau gồm có 3 quận, 5 tổng và 25 làng.

-Quận Cà Mau: có 2 tổng, 9 làng gồm:

+ Tổng Long Thới: có 4 làng

– Tân Lộc

– Tân Bình

– Tân Phú

– An Xuyên

+ Tổng Quản An:

– Tân An

– Tân Duyệt

– Tân Thuận

– Viên An.

-Quận Quảng Xuyên: có 1 tổng

+ Tổng Quảng Xuyên: có 9 làng

– Hưng Mỹ

– Phú Mỹ

– Tân Hưng

– Tân Hưng Đông

– Tân Hưng Tây

– Khánh An

– Khánh Bình

– Khánh Lâm

– Thạnh Phú

-Quận Gía Gai có 2 tổng 8 làng

+ Tổng Quản Long có 4 làng ( hiện nay thuco65 về tỉnh Bạc Liêu):

– An Trạch

– Định Thành

– Hòa Thành

– Tân Thành

+ Tổng Long Thủy có 4 làng:

– Phong Thạnh

– Phong Thạnh Tây

– Long Điền

– Vĩnh Mỹ

Khi làng xã được hình thành thì bước đầuchỉ là sự công nhận của nhà nước phong kiến trên văn bản hành chính. Làng chỉ chính thức hiện diện trong đời sống người dân khi có thiết chế đình làng, tức có trụ sở làm việc của hương chức làng và đình làng khi đã được xây dựng cũng chưa đủ “tư cách pháp nhân”… nếu như chưa được nhà vua phong sắc cho thần Thành hoàng ở nơi đó.

Trong thực tế, ở Cà Mau, có những thiết chế đình làng được xây dựng với đầy đủ cấu trúc như những đình làng khác trong khu vực nhưng người dân vẫn gọi đó là miếu thờ thần (trường hợp miếu Ông Cò ở xã Phú Tân, huyện Phú Tân).

Tiếc rằng, qua hai cuộc chiến tranh khóc liệt, nhiều đình làng ở Ca` Mau đã không còn để lại dấu vết gì trong thực tế của đời sống nông dân địa phương. Một số đình được xây dựng lại nhưng không đúng với quy cách ban đầu với những hiện vật từ khi xây dựng và được cấp sắc. Có những nơi, trong suốt một thời gian dài, đình làng đã bị sử dụng như những kho thóc của hợp tác xã nông nghiệp và cũng có không ích những trường hợp, phần đất công hữu của ngôi đình trước đây đã bị mua bán, chia sẻ theo quan điểm chủ quan của người quản lý ở đại phương.

Hiện nay, ngành chuyên môn của tỉnh chưa tổng kết chính xác hiện còn bao nhiêu ngôi đình trong toàn tỉnh; bao nhiêu đình còn sắc thần vua ban. Trong các đợt khảo xát điền dã, sưu tầm tài liệu, thu thập thông tin, chúng tôi thấy ở Cà Mau còn 22 ngôi đình, trong đó thành phố Cà Mau có 12 ngôi đình, huyện Thới Bình có bốn đình (trong đó hai đình đã bị tàn phá trong chiến tranh đến bây giờ chưa khôi phục được), huyện Cái Nước có hai đình, huyện U Minh có hai đình, huyện Ngọc Hiển có hai đình, (kể cả đình Tân An đã bị tàn phá trong chiến tranh).

Nhìn chung, các đình thần ở Cà Mau điều có quy mô nhỏ, làm bằng cây lá có ở địa phương. Bẩy sắc phong còn lại của bẩy ngôi đình cho thấy các Thành hoàng điều được sắc phong vào triều đại Tự Đức năm thứ 5 (1852) ở cấp “Hạ đẳng thần” và mang tên chung là “Bổn cảnh Thành hoàng”. Điểm đáng lưu ý ở đây là khi chúng tôi được tận mắt xem sắc, chỉ khác nhau ở địa danh được ghi nhận. Hơn nữa, một nội dung hết sức quan trọng cửa các sắc phong này là việc tái sắc phong chứ không phải phong lần đầu bởi những câu sau đây:

“Sắc bổn cảnh Thành hoàng chi thần”

Nguyên tặng (trước đây đã tặng) Quảng hậu Chính trực Hữu thiện chi thần. Hộ quốc tí nhân nẫm trứ linh ứng tứ kim phi ưng cảnh mệnh miễn niệm thần hưu khả gia tặng (được tặng thêm) Quảng hậu Chính trực Hữu thiện Đôn ngưng chi thần nhưng chuẩn.

An Xuyên huyện… thôn y cựu phụng sự, thần kỳ tương hựu bảo ngã lê dân…

Khâm tai!

Với ý nghĩa trên đây cho thấy, các đình làng ở Cà Mau đã được sắc phong từ trước thời Tự Đức (ít nhất Tự Đức năm thứ 5 tức năm 1852). Đến khi lên ngôi. Tự Đức đã tái sắc phong hàng loạt cho các đình làng này vào năm 1852. Ngược dòng lịch sử, chúng ta có thể luận đoán rằng, việc phong sắc hàng loạt cho các đình làng ở Nam Bộ nói chung (trong đó có Cà Mau) là việc làm rất cần thiết bởi mối an nguy về sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia khi nguy cơ sâm lược của thực dân Pháp cận kề. Việc phong  sắc này là động thái rất đúng khi cần thiết phải xác lập chủ quyền lãnh thổ quốc gia sau này.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về đình làng ở Cà Mau, chúng tôi trình bày một ngôi đình tiêu biểu: đình Tân Thới Thôn.

Thới Bình là địa danh của vùng đất thuộc tỉnh Cà Mau hiện nay được người Việt khẩn hoang trong bối cảnh chung của Nam Bộ, xuất phát từ chủ trương của chúa chúa Nguyễn là mở mang bờ cõi về phương Nam. Trong giai đoạn đầu, một số họ tộc như họ Huỳnh , họ Nguyễn, ho. Trần, họ Lê là miền Trung về nơi đây để lập nghiệp, khai phá rừng hoang và sau đó hình thành các cộng đồng dân cư. Để tồn tại, cư dân phải vượt qua những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, thú dữ vốn luôn là những thử thách của vùng đất mà thiên nhiên hoang dại vừa trù phú vừa khắc nghiệt.  

          Vào thời Gia Long, Thới bình đã hình thành bốn cộng đồng dân cư gồm bốn thôn mang tên: Tân Thới, Kiết An, Cửu An, và Tân Bình. Do nhu cuầ phát triển của cộng đồng, bốn thôn này đều có nguyện vọng thành lập làng xã riêng biệt, có đình để làm nơi giải quyết việc làng và thờ cúng thần linh bảo trợ cho làng. Theo lời truyền khẩu của dân làng, trong những thập niên đầu thế kỷ XIX, ban hương chức của bốn thôn này cử người đi lên kinh thành (Huế) để xin phong sắc cho thần. Triều Đình nhà Nguyễn đã phong một lượt bốn đạo sắc cho bốn thôn vào ngày 29 tháng 11 năm Tân Hợi (1852) với nội dung giống như nhau, gồm 16 chữ là “Thành hoàng bổn cảnh sắc tặng Quản hậu Chánh tu Hiệu thiện Tôn nghiêm Tôn thần”. Như vậy đình ở Thới Bình hiện nay là một trong bốn đình được mang tên Tân Thới Thôn. Sau này, dưới chế đô cai trị của nền hành chánh của thực dân Pháp, bốn thôn này được gom chung lại với tên gọi mới là tổng Long Thới mà đình thần Tân Thới Thôn ở khu vực trung tâm của tổng này. Do đó, trong dân gian có một thời gian gọi tên đình này là đình Long Thới.

          Những năm 1846 – 1847 trong khi chờ đợi phong sắc, dân làng xây dựng đình tại khu đất vườn của ông Nguyễn Đình Chung, ở vị trí làm rạch Bà Năm (hiện nay thuộc khóm 8, thị trấn Thới Bình) bằng vật liêu cây gỗ địa phương, lợp lá dừa nước.

          Sau khi được sắc phong bốn năm, dân làng di dời đình về khu đất công thổ ở phía bên trái của vàm rạch Bà Đặng (thị trấn Thới Bình). Đình cũng được xây dựng bằng cây gỗ và lá che chắn ở địa phương nhưng quy mô lớn hơn trước, gồm ba gian. Trước đình có sân tế lễ cúng thần Nông.  

          Năm 1878, ban hương chức làng tại khởi công cất lại ngôi đình và các cây cột đã bị mục. Ba ông hương chức là Trịnh Quang Sáng, Lê Văn Tốt và ông Nguyễn Văn Đỏ đi đến Cả Ngan (Cái Ngang) rước ông thợ “Huê” (người miền Trung) cất cột kê, gồm ba căn, có tủa bạc lợp lá.

          Năm 1937, ban hương chức mở cuộc vận động quyên góp trong dân cộng với số lúa tự túc của đình tích lũy, xây đình mới bằng tường rạch lợp ngói tiểu, nền móng xây cẩn bằng đá xanh với diện tích và vị chí của chánh điện và nhà võ ca như hiện nay của đình Thới Bình.

          Năm 1945, cơ sở Đảng cộng sản Đông Hương phát triển trong ban hương chức, gồm các ông:

1.    Huỳnh Văn Búng

2.    Huỳnh Văn Mão

3.    Lê Phát Minh

4.    Nguyễn Văn Cương

5.    Dương Văn Kiệm

Tháng 06 năm 1945, tổ Đảng kết hợp với lực lượng dân quân tự vệ với sự 

Chỉ huy của ông Nguyễn Văn Dương – xã hội trưởng xã Thới Bình, ông Huỳnh Văn Cảnh và ông Nguyễn Văn Đảnh là cán bộ chủ nhiệm Việt Minh xã Thới Bình thực hiện chủ trương “Tiêu thổ kháng chiến” của mặt trận Việt Minh. Vì vậy, ngôi đình tạm thời phải dỡ bỏ không để cho Pháp làm công sự đồn bốt. Gạch đá của đình chuyển về sông Ông Đốc, ngăn tàu giặc. Đất ruộng của đình chia cho dân sản xuất lương thực.

          Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, đình Thới Bình cũng là nơi đặt trạm y tế của lực lượng kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn giao tranh ác liệt, ông NguyễnVăn Nghiêm liều chết xông vào nhà ông sắc phong chạy khõi vòng vây, bảo vệ được sắc phong và lưu truyền đến ngày nay.

          Sau hiệp định Genève, đình Thới Bình được cất lại bằng cây, lợp lá. Dân làng tiếp tục sinh hoạt lễ hội như xưa. Ban trị sự của đình gồm chín người đều là những đảng viên trong tổ đảng hoạt động chính thức với tư cách là hương chức đình làng.

          1. Huỳnh Văn Búng       Chánh Hóa

          2. Huỳnh Văn Mão        Hương Văn

          3. Lê Phát Minh             Hương Nhì

          4. Nguyễn Văn Cang     Hương Nhất

          5. Dương Văn Kiêm       Hương Ba

          6. Trịnh Văn Thông       Biện lễ

          7. Nguyễn Văn Cương   Hương lễ

          8. Nguyễn Thanh Vân   Thư bổn

          9. Nguyễn Hữu Cung     Chi Văn

          Năm 1959- 1960, dưới thời Mỹ – Diệm, mật thám chi khu Thới Bình theo dõi phát hiện bắt ba ông Huỳnh Văn Búng, Lê Phát Minh và Nguyễn Văn Cang giam cầm.

          Năm 1964, ban trị sự đình mở cuộc vận động quyên góp xây dựng lại ngôi đình bằng gạch đá, lợp ngói như hiện trạng ngày nay.

          Hiện nay, đình Thới Bình nằm trong khu vực của thị trấn Thới Bình, về hướng tây bắc của trung tâm chợ huyện. Từ trung tâm thị trấn đi qua cây cầu hẹp nối một bẹn là chợ còn bên kia là vàm sông được hình thành bởi ngã ba sông: một tuyến đi về Huyện Sử; tuyến còn lại đi về xã Biễn Bạch qua Rạch Gía. Song song tuyến sông này là con đường bê tông cũng đi về hướng Rạch Gía. Đình Thới Bình tọa lạc ở vị trí mặt tiền của con đường này, cách cây cầu khoảng 500m. Đình Thới Bình nằm ở một bên của khu vực quy hoạch trung tâm sinh hoạt văn hóa của huyện có diện tích khoảng 5 ha đang được thi công xây dựng.

          Xem xét tình hình làng xã Cà Mau, chúng ta thấy, ở nơi đây, thời phong kiến, đã có trên 40 làng nghĩa là có thể có trên 40 ngôi đình tương ứng. Chiến tranh đã xóa nhòa đi dấu vết của nhiều ngôi đình mà ở đó đã từng có sự gắn bó với nông dân với sinh hoạt cộng đồng. Sự hội tụ các giá trị tinh thần thể hiện qua phong tục tập quán và các hình thức sinh hoạt vui chơi trong ngày hội lảng đã lả thứ keo sơn gắn chặt con người vào cộng đồng từ người xa xưa, những cộng đồng làng xã mang đầy tính chất duy tình, duy nghĩa, duy cãm để mỗi khi đi xa vùng quê ấy con lưu lại trong tâm thức người nông dân Cà Mau những day dứt khôn nguôi.  

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

2 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Nguồn gốc và ý nghĩa chiếc áo cà sa (Phúc Nguyên)

Di sản văn hóa Phật giáo với phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam (Hà Văn Siê

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng cầu An Sinh Số 4 – Thị xã Giá Rai, do gia đình ông Phạm Thanh Hùng tại California tài trợ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Đạo tràng chùa Bửu Thanh trở về “Quy kính Tam bảo” trong khoá tu Một ngày an lạc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nghịch nghĩa – Phép tu từ (TS Nguyễn Thế Truyền)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Kỳ thi học kỳ I năm học 2022-2023 tại Trường Trung cấp Phật học Bạc Liêu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

1 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 4
  • 551
  • 2.124
  • 193.856

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học