Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Ba, Tháng Ba 28, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Điều ít biết về pho tượng (Phạm Thuận Thành)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Lịch sử - văn hóa
A A
0

ĐIỀU ÍT BIẾT VỀ PHO TƯỢNG PHẬT BÀ QUAN CHÙA BÚT THÁP

* Phạm Thuận Thành

Chùa Bút Tháp là gọi theo tên làng, tên chính là Ninh Phúc tự, được xây dựng quy mô như ngày nay từ thời Lê Chân Tông theo thiết kế và chỉ đạo của thầy trò Chuyết Chuyết thiền sư và Minh hành thiền sư, với sự hưng công của hoàng gia, đứng đầu là hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc. Chùa xây dựng chính trong vòng từ năm Phúc Thái thứ 2 đến năm Phúc Thái thứ 7 (1642 – 1647). Tuy nhiên, nhiều hạng mục quan trọng khác vẫn tiếp tục được xây dựng sau đó, như tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, tháp đá Báo Nghiêm, tháp đá Tôn Đức (tháp mộ Minh Hành thiền sư), nhà tổ và tượng hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc, hoàng tử Lê Đình Tứ, công chúa Lê Thị Ngọc Duyên…

Từ khi xây dựng đến nay chùa Bút Tháp luôn là nơi hành hương tâm linh quan trọng của nhân dân cả nước và ngày nay là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Nếu tháp đá Báo Nghiêm có hình dáng như cây bút khổng lồ viết nên trời xanh trở thành biểu tượng văn hóa của tỉnh Bắc Ninh thì pho tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay lại là biểu tượng văn hóa của Việt nam với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, sự thiêng hóa về pho tượng đã được nhiều người nhắc đến và nhân dân truyền tụng.

Pho tượng Phật Bà Quan Âm được tạc bằng gỗ quý, kích thước chiều cao 3,7m; chiều ngang 2,1m; chiều dày 1,15m. Ngoài khuôn mặt chính, pho tượng còn có 11 mặt Phật, tương truyền do Phật quá lo nghĩ cứu khổ cứu nạn cho dân nên bị nổ vỡ, sau được Phật Adida chắp lại nên trên đỉnh pho tượng có cả tượng Adida. Tượng có 42 cánh tay để trần vẻ mềm mại, phía sau có 952 bàn tay, mỗi bàn tay có một con mắt đen dài, gắn 14 lớp mở rộng dần tạo thành vầng hào quang. Điều đặc biệt nữa là pho tượng có khắc chữ lạc khoản cho biết ngày tháng hoàn thành là ngày tốt mùa thu năm Bính Thân (1656) và tác giả điêu khắc là Nam Đồng Giao Thọ nam Trương tiên sinh (nghệ nhân họ Trương, tước Giao Thọ nam, người quê Nam Đồng).

Hình mẫu tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được nhiều chùa Việt Nam tạc theo nhưng số tay, số mắt không nhiều và không đẹp như nguyên bản ở chùa Bút Tháp.

Năm 1958 Bảo tàng Mĩ thuật đúc phiên bản tượng bằng thạch cao để Bác Hồ tặng thủ tướng Neru (Ấn Độ) nhưng phải làm đến lần thứ ba mới được. Lần thứ nhất đúc một năm mới xong nhưng ô tô chở tưởng về đến cầu Long Biên thì bị đổ vỡ do sơ suất chằng buộc pho tượng quá cao. Lần thứ hai đúc chín tháng thì xong nhưng ô tô về đến Gia Lâm thì đụng vào xe chở tên lửa lại làm đổ vỡ tượng. Trước khi đúc lần thứ ba người ta phải làm lễ cầu khấn Phật và xin âm dương xem có được âm phù hay không. Kết quả thuận lợi. Lần này pho tượng đã hoàn thành và đến được tận quê hương Ấn Độ đất Phật xa xôi.

Năm 1976 trường Đại học Mĩ thuật Công nghiệp nhận đơn đặt hàng của chính phủ chọn làm kỉ vật quốc gia để chính phủ đi thăm cảm ơn và tặng quà các nước anh em giúp đỡ kháng chiến chống Mĩ thắng lợi. Trường đã làm nhiều thác bản tượng cổ như 18 vị La Hán chùa Tây Phương, tượng Adida chùa Phật Tích, tượng Phật Bà Quan Âm chùa Bút Tháp, cột đá chùa Dạm… Thủ tướng Phạm Văn Đồng đích thân đến trường nghe thuyết trình chọn lựa của trường. Trường chọn pho tượng Phật bà Quan Âm vì ý nghĩa nhân văn, giá trị nghệ thuật và yếu tố tâm linh của nhân dân vào đức Phật xả thân cứu thế này. Thủ tướng hài lòng và giao cho trường làm nhiều phiên bản đẹp, giống nhau để tránh sự phân biệt quà nước này đẹp hơn quà nước kia. Khoa gốm của trường do họa sĩ Đặng Đình Diệp làm trưởng khoa trực tiếp thi công. Việc đầu tiên là chọn đất nguyên liệu. Cán bộ khoa đến nhiều làng nghề gốm lấy mẫu đất, cuối cùng chọn được đất làng gốm Phù Lãng. Việc làm khuôn đúc do nghệ nhân cấp cao Đào Văn Can người làng Triều Đông (Thường Tín) làm. Nghệ nhân Đào Văn Can chuyên làm gốm cao cấp dùng cho cung đình, sau được mời về trường làm mẫu cho sinh viên. Tượng cao 0,70m; nặng 14kg nhưng vẫn giữ đúng hình dáng nguyên mẫu. Nung bằng than củi tốt. Phôi dược thếp vàng do làng nghề Kiêu Kị cung cấp. Sau khi làm xong tượng, chính phủ đón tiếp vị Phó Tổng giám đốc cơ quan UNESCO của Liên hợ quốc sang công tác, khi mở tấm vải đỏ phủ tượng ra, vị Phó Tổng giám đốc này đã lập tức cung kính quỳ lạy như một phật tử chân truyền gặp Phật vậy.

Mới đây, tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp đã được nhà nước xếp hạng là bảo vật quốc gia.

Related Posts

Hành trình đưa Khóa tụng thống nhất đến với Phật tử

2 tuần trước
0

Pháp phục Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ

2 tuần trước
0

ĐẨY MẠNH ĐỀ ÁN PHÁP PHỤC, NGÔN NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

2 tuần trước
0

Bạc Liêu: Lễ ký kết hợp tác giữa Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh

3 tuần trước
0

Tham luận 40 năm thành lập GHPGVN: Đặc trưng Văn hóa Phật giáo Việt nam (HT. Thích Thọ Lạc)

1 tháng trước
0
Thiện nam tín nữ, Phật tử gần xa thành tâm lễ bái Bồ Tát Quán Thế Âm tại Quán Âm Phật Đài

Bạc Liêu: Tết Nguyên tiêu nơi mái chùa dân tộc

2 tháng trước
0
Next Post

Mê và ngộ (Thích Giác Tính)

Đạo Phật có phải là một tôn giáo (Thích Huệ Đăng)

Bài viết xem nhiều

  • Quang cảnh buổi trao quà

    Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nguyên nhân suy tàn của Phật giáo Ấn Độ (Thích Trí Hải)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

3 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 1.276
  • 2.190
  • 199.246

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học