ĐIỀU GÌ RÓT VÀO TAI TRẺ THƠ SẼ SUỐT ĐỜI MANG DẤU ẤN BỀN BỈ * Lê Chi thực hiện Một câu chuyện thẳng thắn có lẽ sẽ khiến nhiều người không thích… nghe. Nhưng những căn bệnh trầm kha không thuốc chữa của nhạc trẻ nói riêng, văn hóa nghe nhạc nói chung của giới trẻ Việt PV: Là người Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Chúng ta nên nhìn âm nhạc là hiện tượng chung của thế giới, của loài người. Đời sống âm nhạc Việt PV: Thưa giáo sư, có một thực tế là, đã có sự phân luồng khá rõ trong thị hiếu của người nghe nhạc Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Tôi xin trả lời ngay là không có nguy cơ, nếu chúng ta không quên ý thức về giá trị âm nhạc. Ý thức này rất cần cho một dân tộc có một nền văn hóa lâu đời, cần phải bảo vệ. Nếu chúng ta chỉ sống “buông thả” theo dòng, có nghĩa là chúng ta sẽ thiếu ý thức. Những tác phẩm tạm gọi là “kinh điển” của phương Tây nên được trân trọng, nhưng sự trân trọng đó không thể vượt quá mức độ tôn trọng về nền âm nhạc “kinh điển” của chính dân tộc mình. Lý do là vì mình là một dân tộc có bản lĩnh, có niềm tự hào bao gồm cả lịch sử, ngôn ngữ, tư duy, hành vi ứng xử và nét độc đáo riêng. Trong yếu tố xã hội, tiếng nói Việt PV: Không ít chuyên gia giáo dục, không ít nhà âm nhạc học, dân tộc học khẳng định: Điều quan trọng là cần tăng cường giáo dục xã hội để quay về với cái nền văn hóa cao đẹp của cha ông, nhưng cho đến nay việc vẫn mới chỉ dừng lại ở… mong muốn. Cần tăng cường cái gì và nên giáo dục cái gì, khi mà gần như một thế hệ đang dần trượt khỏi vòng kiểm soát của chúng ta, thưa giáo sư? GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Không thể có phép mầu nhiệm nào có thể chỉnh sửa trong thời gian ngắn đối với một vấn đề đã thấm rất lâu trong xã hội. Chúng ta có thể chế tạo một chiếc xe hơi hay luật giao thông nhanh hơn chỉnh sửa bộ óc của một con người. Chúng ta cũng không nên mong đợi bất cứ ai (chính quyền, người khác) trách nhiệm việc này. Mà đó là ý thức trách nhiệm của từng cá nhân do nền tảng giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội tạo ra. Trong nghệ thuật không có sự bắt buộc, nhưng trong giáo dục phải có. Lãnh đạo cơ quan giáo dục liên quan đến âm nhạc cần phải có ý thức nhiều hơn, tinh nhạy hơn về việc tác động, gây ý thức tốt đẹp này. Lại nữa, cần có một phương pháp truyền thống, tự sáng tạo, lẫn tiếp thu phương pháp nước ngoài để “chữa trị” nhanh hơn. PV: Giáo sư đã có nhiều năm sống ở Mỹ và đi qua rất nhiều nước, giáo sư có kinh nghiệm gì cần chia sẻ cho Việt Nam, để “điều chỉnh” lại thẩm mỹ của nền âm nhạc đương đại đang có cảm giác là bị lệch dòng? GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Như vừa nói, trách nhiệm này thuộc về phần chuyên môn của cơ quan giáo dục âm nhạc (công hay tư), tôi không dám có thẩm quyền. Phương pháp giáo dục âm nhạc là do kết quả của sự nghiên cứu. Tiện đây tôi cũng muốn nói thêm: Ứng dụng của riêng tôi chỉ nhắm về mặt truyền bá âm nhạc truyền thống dân tộc Việt PV: Có một thời gian, dòng nhạc dân gian hiện đại hoặc là những tác phẩm có sử dụng chất liệu âm nhạc dân gian thu hút sự chú ý của công chúng, với nhiều tác phẩm thành công, được cả người “xưa” lẫn người “nay” đón nhận, điều đó chứng tỏ dân ca chưa bao giờ là cũ. Nhưng nếu chỉ là dân ca thuần túy thì khó đứng mãi được giữa dòng chảy cuộc sống quá nhanh, quá gấp hiện nay, vậy nên “nuôi” âm nhạc truyền thống như thế nào để không bị mai một, xói mòn, lai căng thưa giáo sư? GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Không những thế, chúng ta có thể nói thêm: mọi thể loại nhạc đều có khán giả riêng và khán giả chung. Cái gì thuộc về bản sắc văn hóa thì có giá trị lâu dài và có thể đan xen. Tôi xin miễn nói về “nuôi” mà chỉ muốn nhắn nhủ một điều khá quan trọng từ nguồn tư tưởng Phật giáo Việt PV: Giáo sư từng nói, âm nhạc truyền thống Việt Nam đã có một chỗ đứng danh dự nhất khi mà năm 1997, Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ và Nhà Trắng đã phong tặng danh hiệu Danh nhân Di sản Quốc gia (National Heritage Fellow) cho giáo sư bởi đã có đóng góp âm nhạc Việt Nam vào văn hóa Mỹ mà Tổng thống Bill Clinton cho rằng nó “trở thành thành tố nghệ thuật cao quý của nước Mỹ”. Nhưng thực tế, âm nhạc truyền thống Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Tôi không nghĩ thế. Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng, ý thức dân tộc vẫn luôn có trong giới trẻ. Chỉ là nhiều hay ít và ở đâu thôi, thành thị hay thôn quê. Có thể nó nằm trong “tâm” nhiều người mà chúng ta (hay phương tiện truyền thông) chưa phát hiện đủ để mọi người thấy. Đúng là có sự chênh lệch. Các nhà truyền thông, lãnh đạo và giáo dục cần hiểu và hành động vì sự công bằng âm nhạc trong xã hội để không loại nhạc nào bị thiệt thòi, người muốn nghe thiếu cơ hội để nghe. PV: Xin có một câu hỏi thẳng thắn: Cá nhân giáo sư có nghe nhạc trẻ Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Là nhà nghiên cứu, tôi cần nghe mọi thứ nhạc Việt PV: Hãy thử hình dung một người nước ngoài biết tiếng Việt nghe được những bài hát như thế? Hãy thử hình dung người ta từ đó sẽ suy đoán ra giá trị của cả một nền âm nhạc Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Trong ngành dân tộc nhạc học thế giới (Ethnomusicology), chúng tôi không chỉ quan tâm đến âm nhạc mà còn thái độ nghe nhạc, vì cách “nghe” nhạc thể hiện nếp sống, yêu thích và phản ánh địa vị văn hóa của mỗi chúng ta (tức khán giả), âm nhạc không riêng dành cho giới nghệ sĩ đâu. Chúng ta cũng không nên hoảng sợ về một loại nhạc nào đó. Nó không là tất cả. Trên thế giới có hàng triệu loại nhạc. Trong đất nước ta phải có hàng trăm. Chúng ta có thể xa lánh được, nếu chúng ta muốn. Tôi chỉ tiếc rằng có những thể loại nhạc hay, trí tuệ nhưng không được hiểu cái hay của nó, không được nâng đỡ, phổ biến đúng tầm. PV: Nghiên cứu nói chung, nghiên cứu những sản phẩm tinh thần phức tạp như âm nhạc là một sự nghiệp lâu dài, cho dù giáo sư đã dành 40 năm cuộc đời mình cho nó, giáo sư có chủ ý đào tạo người kế tục không, thưa giáo sư? GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Tôi quan niệm rằng, nghiên cứu và thực hiện âm nhạc không phải là một cơ chế Nhà nước hay gia tộc, mà chỉ là sự tự nguyện. Vì thế, không có sự “nối nghiệp, nối ngôi”. Dù đã đào tạo hằng trăm sinh viên ở Mỹ hay các nước trên thế giới, tôi cũng chỉ mong một điều là các bạn ấy mở lòng ra và đón nhận âm nhạc Việt Nam như một thành viên sáng giá của âm nhạc thế giới. Trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, một số là người Mỹ hoặc người nước khác sang Mỹ học, hiện nay đã là giáo sư tại các đại học trên thế giới. Về mặt trình diễn, các môn sinh của tôi không nhất thiết phải là nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng có thể rất giỏi về biểu diễn lẫn nói tiếng Việt tốt. Họ trở thành những người bạn, những đồng môn trong sự nghiệp nghiên cứu âm nhạc thế giới.Người Việt – bậc thầy của sự sống còn PV: Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Tôi nguyên là nhà giáo dục. Âm nhạc thì bàng bạc suốt đời. Nghĩ tới giáo dục Việt PV: Mấy năm gần đây, giáo sư ở Việt GS.TS Nguyễn Thuyết Phong: Việt |
Cập nhật ( 30/04/2012 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com