Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Năm, Tháng Ba 30, 2023
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Dien van khai mac Hoi thao (HT Thich Trung Hau)

Phạm Hảo Đăng bởi Phạm Hảo
5 năm trước
in Tin tức - Phật sự
A A
0

24/12/2009

DIỄN VĂN KHAI MẠC TUẦN VĂN HOÁ PHẬT GIÁO

* HT Thích Trung Hậu

Trưởng ban Văn hóa TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Kính bạch chư tôn Giáo phẩm Hội Đồng Chứng Minh, Hội Đồng Trị Sự Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Kính thưa quí Đại biểu, quí quan khách và khách mời

Năm nay đánh dấu chặng đường 28 năm hình thành và phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cũng là năm đầu tiên diễn ra sự kiện quan trọng của Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội. Được sự chấp thuận của Ban thường trực Hội đồng Trị sự và Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Văn hoá Trung ương Giáo hội phối hợp cùng Ban Trị sự tỉnh Giáo hội Phật giáo Khánh Hoà tổ chức Khoá Hội thảo – Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hoá Phật giáo toàn quốc. Sự kiện lần này, ngoài việc nêu cao các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc còn là dịp để quí đại biểu chia sẻ, bày tỏ những quan tâm đến đường hướng phát triển của văn hoá Phật giáo trong thời gian tới.

Kính thưa quí liệt vị,

Dân tộc Việt Nam đang bước vào tương lai bằng những công cụ khoa học, kĩ thuật hiện đại, nhưng những giá trị văn hoá vẫn là mạch nguồn quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, cân bằng đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng. Đạo Phật Việt Nam có cùng chung dòng chảy lịch sử thăng trầm với dân tộc. Nhiều triều đại đã tôn Đạo Phật làm Quốc giáo, đồng thời nương theo Giáo lý của đức Phật để xây dựng nền đạo đức văn hoá, khẳng định quyền độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

Hôm nay, trong không khí trang nghiêm hoà hợp, chúng tôi gọi mời quí vị bỏ chút thời giờ quí báu khám phá lại một lần nữa truyền thống văn hoá Phật giáo trong di sản và nếp sống ứng xử của dân tộc.

Từ những bước đi ban đầu của thời kỳ chấn hứng và xây dựng ngôi nhà chung văn hoá Phật giáo, trong cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa này, chúng ta tự hào tưởng nhớ đến Đạo hữu Võ Đình Cường, Trưởng ban văn hoá tiền nhiệm, người anh cả của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp văn hoá Phật giáo. Nhận định của anh về văn hoá Phật giáo vẫn còn nguyên giá trị: “Trong suốt hai ngàn năm qua, Phật giáo đã hoà quyện vào lòng dân tộc, dung hợp với tín ngưỡng bản địa cũng như các tư tưởng khác, tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước, từ đó hình thành cho mình một nền văn hoá phong phú, sinh động, đậm đà bản sắc dân tộc, có ảnh hưởng lớn lao đối với dân tộc đến nỗi có thể nói nền văn hoá Phật giáo là nền văn hoá dân tộc”.

Kính thưa quí vị,

Không khó để chúng ta nhận ra những dấu hiệu suy thoái về văn hoá trong đời sống công nghiệp hiện đại. Các vấn đề xã hội đã trực tiếp chỉ ra dấu hiệu rạn nứt trong các mối quan hệ từ gia đình, làng xóm, cộng đồng đến môi trường tự nhiên.

Hiện thực đó đã thôi thúc chúng ta cùng quan tâm đến vấn đề khám phá, phát huy và làm mới lại các giá trị văn hoá Phật giáo, để làm sao cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, trước hết từ trong đời sống của người Phật tử chúng ta. Ở đó, văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống tinh thần của đất nước. Chuyển tải văn hoá Phật giáo chính là trực tiếp đưa những giá trị tốt đẹp vào đời sống của cộng đồng, để người dân ngày một thấm nhuần tinh thần từ bi, bình đẳng, trí tuệ, bất bạo động của Phật giáo, đưa nếp sống sinh hoạt xã hội thành những ứng xử văn hoá có tầm, hướng đến nền giáo dục đề cao Chân – Thiện – Mỹ.

Văn hoá Phật giáo và văn hoá dân tộc đã hoà chung dòng chảy trong suốt hơn hai nghìn năm qua. Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá này cũng có nghĩa là gìn giữ và phát huy phẩm tính thuần thiện của dân tộc, để trên căn bản đó làm mới tinh thần dân tộc, ý thức yêu nước thương dân.

Kính thưa quí vị,

Phật giáo nhìn nhận đúng các giá trị tương quan, sự liên đới trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong đời sống cộng đồng. Điều này cho chúng ta một niềm tin lạc quan vào đích hướng tốt đẹp của bản thân và xã hội, khi cùng nhau biết chung tay để xây dựng một xã hội hài hoà. Tôi tin rằng, chúng ta có đủ trí tuệ, quyết tâm và lòng nhiệt thành để phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá Phật giáo.

Việt Nam có một con đường văn hoá Hoa – Ấn, vì vậy trong những giao thoa, tiếp biến văn hoá, Phật giáo Việt Nam đã để lại cho dân tộc những giá trị văn hoá tâm linh, tinh thần đặc thù và huyền diệu. Việt Nam là nơi khởi điểm tiếp biến của nhiều dòng phái Phật giáo cả Nam lẫn Bắc truyền, nên văn hoá Phật giáo Việt Nam ngày từ những ngày đầu của lịch sử dân tộc đã mang sẵn trong mình tinh thần dung hội văn hoá, tín ngưỡng, tư tưởng. Khi thời đại cần đến vai trò của Phật giáo, thì chính những nhà tư tưởng, những trí thức Phật giáo sẽ là những người đi tiên phong trên con đường hoà đồng và khoan dung tư tưởng, tôn giáo.

Ôn lại lịch sử đó để thấy rằng, chúng ta tuy mang danh Phật tử, nhưng cũng là những người con của quê hương, xứ sở. Mỗi vùng miền quê hương Việt Nam có những nội hàm văn hoá đa dạng và phong phú, có những điểm tương đồng và dị biệt, nhưng quan tâm chúng của chúng ta đều hướng về việc làm sao để văn hoá Phật giáo cộng hưởng cùng văn hoá dân tộc, tạo nên sức sống tinh thần mạnh mẽ trong những  hoàn cảnh khác biệt đó.

Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ những giá trị tâm linh, tinh thần phong phú suốt hơn 25 thế kỉ qua, và cho đến nay những lời dạy của đức Phật vẫn chưa có dấu hiệu trở thành quá khứ. Nhà Bác học Albert Einstein từng phát biểu: “Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trong cái nhất thể đầu đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”.

Kính thưa quí vị,

Phật giáo Việt Nam sống trong lòng dân tộc và thịnh suy theo vận mệnh của đất nước. Phật giáo luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn đời sống tinh thần cho đa số mọi người, làm nền tảng luân lý để cùng với nhân dân xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ và tràn ngập yêu thương. Phật giáo luôn đánh thức con người đức tính tự tin, tự chủ, tự trọng với tinh thần trách nhiệm cao. Vì vậy, tôi hoàn toàn tin tưởng vào trí tuệ, nhiệt tâm cống hiến của quí vị cho ngôi nhà chung Phật giáo. Chúng ta cùng nhau đoàn kết “thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức” để hướng đến những điều tốt đẹp, nhằm phát triển thiện tâm của dân tộc.

Chúng ta cần đeo đuổi những nỗ lực này, vì suốt 3 thập niên qua, trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động, đổi thay về văn hoá và lối sống, chúng ta đã phần nào đó bỏ qua thách thức và cơ hội cho những nỗ lực ấy. Có những đổi thay tuy kiến chúng ta không mấy dễ chịu, nhưng đó là điều tất yếu cho bất cứ sự phát triển nào của xã hội, để chúng ta tự điều chỉnh minht theo tinh thần khế lý và khế cơ của đức Phật.

Chắc chắn văn hoá Phật giáo sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự đổi thay ấy, nhưng không phải ở hình thức của những ngôi Chùa to, những tượng Phật lớn, mà chính là ở thái độ sống và phong cách sống, ứng xử của chúng ta với môi trường sống chung quanh. Bởi phẩm chất, lương tâm và trách nhiệm là ba điều thôi thúc chúng ta đóng góp nhiều trí tuệ và sáng tạo hơn nữa để giữ gìn và phát huy văn hoá Phật giáo Việt Nam, góp phần làm đẹp hình ảnh non sông, đất nước và con người Việt Nam trong con mắt bạn bè thế giới.

Đức Phật đã nhiều lần nhắc nhở các Tỳ kheo rằng: “Điều nào dù ta không nói nhưng thời đại và hoàn cảnh đang có khuynh hướng phát triển, được mọi người quan tâm thì các ông cũng phải thực hiện; điều nào dù ta có nói nhưng không phù hợp với hoàn cảnh xã hội, mọi người không công nhận thì các ông không nên làm”.

Kính thưa qui vị,

Văn hoá vừa là vấn đề cũ, vừa luôn luôn mới, vừa phải đáp ứng nhu cầu của mọi người, đồng thời nhắm đến mục tiêu chuyển hoá đời sống tinh thần xã hội. Chúng ta luôn coi thế đứng dân tộc là giá trị vượt thời gian để đối thoại với những làn sống văn hoá đến từ những nơi xa lạ. Và những sự va chạm ban đầu trong thời kỳ hội nhập quốc tế đã dẫn ra những thử thách không nhỏ. Vì vậy, để duy trì một sức sống, một thế đứng lâu dài, văn hoá Phật giáo đóng vai trò nhịp cầu nối cho văn hoá dân tộc, chúng ta cần phải trụ vững trên những giá trị truyền thống tốt đẹp, sáng tạo, phát huy những giá trị tích cực phù hợp với thời đại.

Vượt qua những năm tháng khắc nghiệt của chiến tranh, văn hoá Phật giáo dẫu có bước qua một hay nhiều khúc ngoặt mới, thì những trí thức thao thức với nền văn hoá dân tộc vẫn thấy được những giá trị tích cực của Phật giáo, đồng thời kì vọng rằng trong môi trường văn hoá đa dạng, văn hoá Phật giáo vẫn luôn là một trong những điểm tựa vững chắc cho sự phát triển.

Văn hoá là di sản của tinh thần dân tộc, vì vậy chúng ta không cho phép mình để những di sản tinh thần ấy bị mai một. Trong cuộc gặp mặt đầy hoà hợp hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau dồn hết trách nhiệm để học hỏi các bậc tiền nhân, tiếp tục khơi thông dòng chảy văn hoá Phật giáo trong hoàn cảnh mới.

Tôi tin trí tuệ và công sức đóng góp của tất cả quí vị sẽ được nối dài trong sự nghiệp chung của Giáo hội. Sự hiện diện đầy đủ của quí vị ngày hôm nay tại xứ sở trầm hương, quê hương của Bồ tát Thích Quảng Đức, đã sưởi ấm niềm tin của chúng tôi về tương lai phát triển của văn hoá Phật giáo Việt Nam.

Niềm tin vào văn hoá Phật giáo là niềm tin vào thiện tâm của dân tộc. Khi niềm tin ấy nguyên vẹn trong tâm chúng ta thì một cách chim bay ngang trời, một nụ hoa vừa hé nở cũng đều là lời dạy vi diệu của Đức Phật.

Trên tinh thần niềm tin ấy, tôi xin long trọng tuyên bố khai mạc Khoá Hội thảo – Bồ dưỡng kiến thức và hoạt động văn hoá Phật giáo toàn quốc.

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc quí vị Đại biểu thân tâm an lạc.

 

 

Cập nhật ( 24/12/2009 )

Related Posts

Đoàn chụp ảnh lưu niệm

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 260 phần quà tại huyện Hòa Bình và Tp. Bạc Liêu

5 giờ trước
0
á

Bạc Liêu: Phật giáo Bạc Liêu khởi công xây dựng nhà tình thương AN CƯ Số 20 tại xã Long Điền Đông huyện Đông Hải

5 giờ trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

2 ngày trước
0
Quang cảnh khoá tu

Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

3 ngày trước
0

Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

3 ngày trước
0
Quang cảnh buổi trao quà

Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

3 ngày trước
0
Next Post

Bai phat bieu (ThS Bui Huu Duoc)

Dem hoa nhac thanh thoat (Nguyen Nguyen)

Bài viết xem nhiều

  • Chư Tôn đức quang lâm điện Dược Sư

    Bạc Liêu: Trang nghiêm Lễ An vị tôn tượng Đức Phật Dược Sư tại chùa Giác Hoa

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Chùa Giác Viên trao 200 phần quà cho bà con nghèo và người già neo đơn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khóa tu thanh thiếu nhi chủ đề “Quá trình tu học” tại chùa Hải Triều Âm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà tại thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Lớp Giáo lý Phật học tại chùa Phong Lợi chủ đề “Lược sử Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: THÔNG BẠCH ĐẠI TRÙNG TU KHU QUÁN ÂM PHẬT ĐÀI (MẸ NAM HẢI BẠC LIÊU)

2 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời Quý Phật tử tham dự Lễ đặt đá xây dựng khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài

3 tuần trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thường Trực Ban Trị sự thông báo hành trì Đại bi chú-đảnh lễ Ngũ bách danh cầu nguyện xây dựng – đại trùng tu khu Quán Âm Phật Đài.

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Tổ chức an cư kết hạ – Phật lịch 2567

4 tuần trước
0
Lưu trữ

Thông bạch của Hội đồng Trị sự GHPGVN về việc trao tặng quà Xuân 2023 cho người có hoàn cảnh khó khăn

4 tháng trước
0

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

03/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
1
10/2
2
11
3
12
4
13
5
14
6
15
7
16
8
17
9
18
10
19
11
20
12
21
13
22
14
23
15
24
16
25
17
26
18
27
19
28
20
29
21
30
22
1/2
23
2
24
3
25
4
26
5
27
6
28
7
29
8
30
9
31
10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 0
  • 130
  • 1.626
  • 201.470

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • Tin tức – Phật sự
  • Từ thiện xã hội
  • Lịch sử – văn hóa
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • Nhân vật – Sự kiện
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • Phật học
    • Tự viện
  • Trung cấp phật học