DIỄN VĂN KHAI MẠC HỘI THẢO HOẰNG PHÁP TOÀN QUỐC NĂM 2011 TẠI BÌNH DƯƠNG * Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm – Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN – Trưởng Ban Hoằng pháp TW – Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo Kính bạch chư tôn đức, Kính thưa quý quan khách, Kính thưa quý đại biểu ! Trước hết cho phép tôi thay mặt Ban tổ chức Hội thảo Hoằng Pháp Phật giáo toàn quốc năm 2011, kính gởi đến chư tôn đức, quý đại biểu và toàn thể hội chúng lời chào mừng trân trọng và lời cầu chúc tốt đẹp nhất. Kính thưa quý vị ! Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, được tổ chức trọng thể trong không khí cả nước hân hoan chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11, vừa thành công tốt đẹp. Chào mừng bầu cử Quốc Hội khóa 13, bầu cử HĐND các cấp sắp tới vào ngày 22/5/2011 và chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Hội thảo Hoằng Pháp toàn quốc năm 2011 được tổ chức tại Bình Dương, một địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, trong bối cảnh đất nước ta đang từng bước hội nhập quốc tế. Chính vì thế mà chủ đề Hội thảo lần này là Phật giáo với dân tộc, điều này nhằm khẳng định vị trí của Phật giáo giữa lòng dân tộc, qua đó xác định vai trò của Phật giáo không thể đứng riêng hay tách rời dân tộc, ngược lại, Phật giáo cần phải nỗ lực thể hiện vai trò chủ động của mình trên từng bước đồng hành với dân tộc, trên mọi lãnh vực trong đời sống, nhất là trên các lãnh vực giáo dục, văn hóa, từ thiện xã hội, thông qua con đường hoằng pháp lợi sanh. Mục đích của Hội thảo Hoằng Pháp toàn quốc năm 2011, là tập trung triển khai các chủ trương trọng tâm của Giáo hội, định hướng cho công tác Hoằng Pháp năm 2011, tạo điều kiện để các nhà hoằng pháp cùng giới trí thức Phật giáo nước nhà, đưa ánh sáng giác ngộ của đức Phật đi vào đời sống thực tiễn, qua đó giải quyết các vấn đề xã hội quan tâm, phát huy tinh thần Đại Đoàn Kết Dân Tộc, tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Để hoàn thành sứ mạng cao cả này, các nhà hoằng pháp cần phải phát huy tối đa những điều kiện thuận lợi đang sẵn có, đồng thời linh động vượt qua những tồn đọng và thách thức khó khăn phát sinh do hoàn cảnh thời đại. Bên cạnh những nội dung thảo luận xoay quanh các vấn đề thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo. Hội thảo sẽ cùng nhau đi sâu vào các chủ đề hoằng pháp một cách cụ thể, như “Hoằng pháp trong phương châm Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xạ hội”, “Hoằng pháp với đồng bào dân tộc”, “Hoằng pháp với thanh thiếu niên”, “Hoằng pháp với công tác từ thiện xã hội”, “Hoằng pháp thời hội nhập”. v.v… Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội thảo, chúng ta xác định, Hội thảo Hoằng Pháp Toàn Quốc năm 2011, phải nêu bật lên vai trò đồng hành của Phật giáo đối với dân tộc trong thời đại mới, chất lượng Hội thảo phải thật sự thăng hoa cùng sự phát triển chung của đất nước. Mục tiêu của Hội thảo phải định hướng và bồi bổ cho công tác hoằng pháp trong thời gian đến, nhất là những vấn đề đặt ra trong Hội thảo lần này, phải mang tính khả thi, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Phật giáo trước những khó khăn và thách thức thời đại. Kính thưa quý vị ! Trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, chúng ta tự tin khẳng định rằng, nói đến dân tộc Việt Nam tức là nói đến Phật giáo Việt Nam, và ngược lại, nói đến Phật giáo Việt Nam cũng tức là nói đến dân tộc Việt Nam. Trong quá khứ và ngay trong thời đại ngày nay, Phật giáo Việt Tư tưởng Phật giáo là một nền giáo dục đa văn hóa, hoàn thiện nhân cách đạo đức của con người và là một nền giáo dục đặc thù tâm linh, hướng con người đến giải thoái mọi khổ đau ràng buộc trong kiếp sống nhân sinh. Tư tưởng Phật giáo được thể hiện trên nhiều phương diện, nhưng trọng tâm của tư tưởng mang tính nhân bản, luôn chú trọng đến nhân cách đạo đức của con người trong môi trường xã hội. Do vậy Tư tưởng Phật giáo luôn định hướng cho người con Phật tư duy và hành động để đạt đến giác ngộ giải thoát trong đời sống tu hành, đồng thời ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội. Tuy nhiên, để nền tư tưởng và cách hành xử của Phật giáo thực sự đi vào đời sống, tác động tích cực đến xã hội, mang lại hiệu quả cho đời sống con người thì rất cần đến lòng nhiệt tâm và năng lực của các nhà hoằng pháp. Các nhà hoằng pháp có làm tốt sứ mạng “Tác Như Lai Sứ, Hành Như Lai Sự” mà Giáo hội tin tưởng giao phó, thì mới có thể cát lên tiếng nói của một sứ giả Như Lai, lời nói khi đó mới đích thực có trí tuệ và nội lực, mới phải ảnh một cách trung thực uy tín và vai trò của Phật giáo đối với dân tộc. Kính thưa quý vị ! Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời dân tộc. Và tiếng nói Phật giáo là tiếng nói trí tuệ từ nền nhân bản, lương tri đạo đức và công hạnh tu tập, đem lại hiệu quả cho đời sống. Do vậy, uy tín của Phật giáo không chỉ là điều cần thiết đối với dân tộc mà còn là yếu tố rất cần thiết, để góp phần khẳng định vị trí đất nước trên trường quốc tế. Chính vì vậy, tứ chúng trong ngôi nhà Phật giáo cần nhận thức sâu sắc điều này để phát huy hơn nữa tinh thần dấn thân vì lợi ích dân tộc, phát huy tinh thần “Đại Đoàn Kết Dân Tộc”, đẩy mạnh công tác hoằng pháp lợi sanh một cách sâu rộng trong xã hội, để những đặc tính ưu việt của đạo Phật thật sự lan tỏa, tác động tích cực vào đời sống, góp phần phát triển đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh thịnh vượng, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Trên tinh thần ý nghĩa cao cả đó, với tư tưởng và hành động chủ đạo theo lời dạy của đức Như Lai “Nầy chư Tỳ kheo, hãy luôn du hành, vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người”, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Hội thảo Hoằng pháp toàn quốc năm 2011 tại Bình Dương hôm nay. |
Cập nhật ( 11/03/2011 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com