Phật Giáo Bạc Liêu
Thứ Bảy, 23 Tháng Chín, 2023
  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN
No Result
View All Result
Phật Giáo Bạc Liêu
No Result
View All Result

Đi tìm nguồn gốc men rượu cần Tây Nguyên (Nguyễn Tâm)

Phật Giáo Bạc Liêu Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
5 năm trước
A A

Đi tìm nguồn gốc men rượu cần Tây Nguyên

* Nguyễn Tâm

Bằng kinh nghiệm truyền thống, hơn một năm nay, hàng chục nghệ nhân người Jrai, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã lên rừng tìm hơn 20 loại rễ cây rừng tự nhiên để khôi phục men rượu cần Tây Nguyên. Không quản khó khăn, những nghệ nhân Jrai đang cố gắng bảo tồn và phát huy nền văn hóa phi vật thể có từ lâu đời này – tục uống rượu cần.

 

Lễ tục thiêng liêng

Không biết tự bao giờ, rượu cần đã gắn bó mật thiết với đời sống của người đồng bào Tây Nguyên. Rượu cần luôn có mặt và chứng kiến mọi lễ tục của cộng đồng, từ lễ cúng thần linh, cúng Giàng, mừng lúa mới, lễ bỏ mả, đến những ngày hội làng, tiếp đãi khách… Có thể nói, không có rượu cần thì không có lễ tục. Rượu cần được quý bởi nhiều lẽ. Người Tây Nguyên cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm, vậy nên khi muốn cầu thần linh chứng giám một việc gì đó, bắt buộc phải có rượu cần, phải như thế thì lời cầu nguyện của họ mới linh nghiệm.

 

Chính vì sự thiêng liêng đó, nên tục uống rượu cần của người đồng bào các dân tộc Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một nét văn hóa. Và nữa, rượu cần được làm khá công phu, chất liệu là lương thực – thứ sản phẩm nuôi sống con người. Bởi vậy, vào những dịp lễ tết, tất cả mọi người, từ già trẻ, gái trai, không phân biệt chức sắc hay dân thường, ai cũng vin rượu cần mà uống, uống cho say mới thôi.

 

Đồng bào dân tộc thưởng thức rượu cần trong dịp lễ

 

Để làm được những ghè rượu cần phải trải qua rất nhiều công đoạn: Từ làm men, nấu cơm rượu, ủ rượu. Người làm men rượu cần phải đi bộ cả ngày đường lên rừng sâu thu hái rễ của hơn 20 loại cây thuốc. Trải qua các bước như sơ chế cây thuốc, giã rễ cây, giã gạo tẻ hoặc gạo nếp. Trộn hai thứ đó vào với nhau, pha thành viên và ủ suốt 3 ngày 3 đêm. Sau đó đem phơi khô trên sàn bếp khoảng gần một tuần. Lúc ấy những viên nén này sẽ là men rượu cần truyền thống của cộng đồng Jrai.

 

Nghệ nhân làm rượu cần phải sử dụng ngũ cốc đặc trưng như gạo tẻ, nếp; bo bo, sắn hoặc ngô. Tất cả được nấu chín, sau được trộn đều với men truyền thống rồi mang đi ủ một ngày một đêm sẽ trở thành cơm rượu. Khi đã dậy mùi mới đổ cơm rượu ấy vào ghè. Đáy ghè bao giờ cũng phải được lót một lớp trấu. Sau khi đổ đầy cơm rượu, tiếp tục phủ lên một lớp trấu. Trấu này có tác dụng ngăn cho bã rượu không chạy vào trong cần khi hút (uống).

 

Khi việc làm rượu đã xong, công việc sau cùng của người làm là lấy lá chuối bịt miệng ghè lại để giữ được mùi thơm của rượu. Sau khi đã buộc kín miệng, các ghè rượu sẽ được xếp một dãy dài theo thứ tự lớn nhỏ và để ở một góc nhà. Nếu đem chôn xuống đất thì khi mang lên uống, ghè rượu sẽ ngon hơn rất nhiều, chôn giữ càng lâu uống càng ngon (tùy theo loại ngũ cốc sử dụng).

 

Một điều đặc biệt, những nghệ nhân làm rượu cần đều là nữ. Theo phong tục từ xa xưa để lại, người ta đã kiêng không cho nam giới làm công việc này, vì công việc này cần một bàn tay khéo léo và hết sức cẩn trọng. Trong suốt 3 ngày 3 đêm ủ men, những nghệ nhân nữ không được gội đầu, không được giặt đồ. Phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không được đến khu vực đang nấu rượu cần. Trong thời gian ủ men và làm rượu, có một điều bắt buộc ai cũng phải tuân theo là nghệ nhân phải giữ cho thân thể của mình thật sạch sẽ và không được quan hệ tình dục vì đồng bào cho rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của men rượu.

 

Ở Tây Nguyên, hầu hết gia đình nào cũng biết cách làm rượu cần. Tuy nhiên, mỗi gia đình tùy theo kinh nghiệm và sở thích của mình sẽ có một công thức riêng để tạo nên hương vị mà mình muốn thưởng thức. Rượu cần truyền thống theo cộng đồng Jrai, nếu được làm đúng theo phương thức của dân tộc thì ghè rượu càng để lâu trong nhà càng ngon, hương vị đặc trưng. Một ghè rượu có thể làm say cả chục người.

 

Bên ghè rượu cần tìm về bản sắc

Vượt hàng trăm cây số từ TP.Pleiku, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Đinh Nhiêu – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai để tìm hiểu về văn hóa uống rượu cần của người Tây Nguyên. Với nhiệt huyết khôi phục men rượu cần truyền thống, nghệ nhân Đinh Nhiêu kể cho chúng tôi nghe về những thăng trầm của men rượu cần đồng bào Jrai và ý định thành lập một tổ sản xuất men rượu cần.

 

Từ xa xưa, những nữ nghệ nhân của đồng bào Jrai đã biết lên rừng tìm rễ của hơn 20 loại cây thuốc nam về làm men rượu cần. Nghệ nhân Đinh Nhiêu tâm sự: Từ rất lâu rồi, rượu cần là thứ đồ uống không thể thiếu trong những dịp lễ tết, ngày hội vui của người đồng bào. Nhưng khoảng hơn chục năm nay, mọi người đã ít biết đến men rượu cần truyền thống. Thay vào đó là những men rượu được làm từ Trung Quốc được bày bán la liệt trên thị trường. Khi nấu rượu bằng loại men này, rượu cần sẽ không còn hương vị đặc trưng, và khi uống xong thường thấy rất đau đầu.

 

Với mong muốn giữ lại được bản sắc văn hóa, cuối năm 2010, nghệ nhân Đinh Nhiêu thành lập một tổ sản xuất men rượu cần tại xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Tổ sản xuất men rượu cần lúc này gồm khoảng 10 nghệ nhân (đến nay hơn 20), tất cả đều là nữ. Những nghệ nhân lớp trước đang cố gắng dạy lại kinh nghiệm cho lớp trẻ.

 

Chị Ksor – Hter (29 tuổi) dân tộc Jrai, buôn SômahangB, xã Ia Yeng chia sẻ: Làm men rượu cần vất vả lắm, phải đi bộ cả ngày đường lên rừng kiếm rễ cây. Do loại rễ cây cần tìm bây giờ rất hiếm nên nhiều khi phải đi hết núi này đến núi khác mới tìm được. Để giã được rễ cây cũng rất mệt nhọc, nhiều khi phồng hết cả tay mới giã xong.

 

Hiểu được nỗi vất vả của những người làm men rượu cần, nghệ nhân Đinh Nhiêu đang thực hiện ước muốn đưa máy móc vào thay thế sức lao động. Ông cho biết hiện tổ sản xuất đang nghiên cứu một loại máy giã rễ cây. Loại máy này sẽ sử dụng động cơ để giã rễ cây được liên tục, giúp các nghệ nhân đỡ tốn sức lao động. Thêm vào đó, ông cũng đang nghiên cứu một loại khay bằng gỗ có thể làm ra nhiều viên men một lúc, thay cho cách úp chén truyền thống, mỗi lần chỉ được một viên. Những loại rễ cây làm men rượu sẽ được đưa về vườn trồng thử nghiệm để giữ nguồn nguyên liệu.

 

Nghệ nhân Đinh Nhiêu cho biết, kế hoạch trong năm 2012 tổ sản xuất sẽ đưa một số máy móc vào thay thế sức lao động dù kinh phí ban đầu tương đối lớn, một chiếc máy giã rễ cây tốn khoảng 20 triệu đồng.

 

Theo chân nghệ nhân Đinh Nhiêu, chúng tôi đến nhà cụ Ksor – Hgui, một nghệ nhân có tiếng ở buôn Sôhang B, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện. Căn nhà sàn khá rộng rãi, đây chính là nơi các nghệ nhân đang sản xuất men rượu cần. Chị Ksor – Htek (con gái của cụ Ksor – Hgui) trải chiếc chiếu ra giữa nhà, ghè rượu cần đặt ở giữa và mọi người cùng ngồi quây quần xung quanh.

Lần lượt chúng tôi, ai cũng được thưởng thức rượu cần với món lá mì vò nát nấu chung ớt xanh và lá đu đủ non. Quả là thứ rượu đặc trưng của núi rừng cao nguyên. Vin cần rượu mà uống để thưởng thức vị đắng của rễ cây, vị ngọt của gạo nếp, vị chua của men rượu tất cả hương vị hòa quyện lại, cho người uống cảm giác hưng phấn, lâng lâng đến khó tả. Bên ghè rượu, những người già thì kể lại chuyện từ xa xưa, những thanh niên thì nói với nhau về công việc, ý định tương lai.

 

Những thiếu nữ người đồng bào dường như xinh tươi hơn, men rượu cần đã ngấm, mặt họ đỏ hồng hào trông hết sức đáng yêu. Chúng tôi đã ngồi bên nhau, trò chuyện vui vẻ trong một cảm giác thân thiện, gần gũi và thật tự hào về bản sắc văn hóa của người đồng bào Tây Nguyên.

 

Chúng tôi tạm chia tay khi cuộc vui chưa tàn và ra về trong sự nuối tiếc. Câu nói của nghệ nhân Đinh Nhiêu trong lúc trò chuyện như vẫn còn bên tai trên đường về: Nếu cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên, thì rượu cần là điều kiện để con người cởi mở, hòa nhập với nhau. Bảo tồn văn hóa cồng chiêng thôi là chưa đủ, văn hóa rượu cần cũng rất cần được gìn giữ và phát huy, vì nó cũng là một phần tạo nên nét đẹp văn hóa Tây Nguyên. 

Related Posts

Hai gia đình đón nhận nhiều phần quà chúc mừng
Lưu trữ

Bạc Liêu: Bàn giao hai căn nhà tình thương tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
2 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 50 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
13 giờ trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Xã An Phúc huyện Đông Hải trong niềm vui đón nhận cầu Phúc Lộc Thọ 1 (Cầu An Sinh số 6)

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
15 giờ trước
0
Lịch sử văn hoá

Bạc Liêu: [Video] An tịnh đêm hoa đăng

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
16 giờ trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
16 giờ trước
0
Next Post

Lăng Hòa Lợi ở Phú Yên (ThS Nguyễn Hoài Sơn)

Miếng ăn (Quách Tấn)

Tin vắn

Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Thiền Quang trao 100 phần quà

Đăng bởi Phật Giáo Bạc Liêu
21/09/2023
0

Chiều ngày 20/9/2023 (06/8/Quý Mão), TT. Thích Giác Tâm - Trụ trì chùa Thiền Quang, ấp 18, xã Vĩnh Bình,...

Xem tiếp

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

19/09/2023
0

Tin vắn – Chùa Cosdon trao quà định kỳ tháng 9

15/09/2023
0

Bài viết xem nhiều

  • Bạc Liêu: [Video] An tịnh đêm hoa đăng

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tin vắn – Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh trao 50 phần quà

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Khởi công xây dựng cầu nông thôn tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: [Video] Xã An Phúc huyện Đông Hải trong niềm vui đón nhận cầu Phúc Lộc Thọ 1 (Cầu An Sinh số 6)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bạc Liêu: Bàn giao hai căn nhà tình thương tại xã Phong Thạnh Tây thị xã Giá Rai

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Thông báo

Lưu trữ

Bạc Liêu: [Video] Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

3 ngày trước
0
Lưu trữ

Tin vắn – Chùa Long Phước chuẩn bị tổ chức trung thu

4 ngày trước
0
Thông báo

Bạc Liêu: [Video] Thư mời tham dự Đại lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Bạc Liêu: Thư mời tham dự Đại Lễ Vu Lan tại Trụ sở Ban Trị sự, chùa Long Phước

1 tháng trước
0
Lưu trữ

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

2 tháng trước
0
Lưu trữ

Công văn: V/v phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID

3 tháng trước
0

Hình ảnh hoạt động tiêu biểu

Ban trị sự

Tự viện

Từ thiện

Lịch vạn niên

09/2023
CNT2T3T4T5T6T7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1
17/7
2
18
3
19
4
20
5
21
6
22
7
23
8
24
9
25
10
26
11
27
12
28
13
29
14
30
15
1/8
16
2
17
3
18
4
19
5
20
6
21
7
22
8
23
9
24
10
25
11
26
12
27
13
28
14
29
15
30
16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Liên kết website

  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phật Giáo Org
  • Thư Viện Hoa Sen
  • Báo Bạc Liêu

Thống kê truy cập

  • 3
  • 100
  • 524
  • 320.633

GHPGVN TỈNH BẠC LIÊU

  • Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
  • Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Điện thoại: 0949 111 848
  • Email: giacnghithich@gmail.com

VĂN PHÒNG & LIÊN LẠC

  • Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
  • Trụ sở: Chùa Long Phước 2/234 Nguyễn Thị Minh Khai, P.5, Tp.Bạc Liêu
  • Điện Thoại: 0291.3696968
  • Email: phatgiaobl@gmail.com

THÔNG TIN TÀI KHOẢN:

  • Tên tài khoản: Quán Âm Phật Đài
    - Ngân hàng ACB: 949111888
    - Ngân hàng BIDV: 78510000999899
    - Chi nhánh Bạc Liêu.
  • Tên tài khoản: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
    - Ngân hàng BIDV: 78510000556869
    - Chi nhánh Bạc Liêu

© 2022 Phật Giáo Bạc Liêu - Trang Tin Điện Tử Phật Giáo Bạc Liêu

  • GIỚI THIỆU
    • Ban Chứng Minh
    • Ban trị sự
    • Các ban trực thuộc
  • TIN TỨC – PHẬT SỰ
  • TỪ THIỆN XÃ HỘI
  • LỊCH SỬ – VĂN HOÁ
    • Văn hoá phật giáo
    • Lịch sử văn hoá
  • NHÂN VẬT – SỰ KIỆN
    • Nhân vật
    • Sự kiện
  • PHẬT HỌC
    • Tự viện
  • TRUNG CẤP PHẬT HỌC
  • TIN VẮN