Di sản Văn bản Oirat của người Mông cổ * Phật Điển Hành Tư
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản hiếm qúy đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ 13. Đây là một lãnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến thiện tri thức quan hoài đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới. Phần 1 không có gì đáng kể. Phần 2. Thành phần tham dự và các tác phẩm đóng góp: Danh sách các tham dự viên của đại hội này hầu như còn xa lạ đối với độc giả Việt nam; tuy nhiên các bài thuyết trình của họ cho thấy hiện trạng Phật học và sự nghiên cứu của họ không kém các đối tác tại Anh-Mỹ. Từ trong truyền thống triết học Hy-La, họ còn có thể có những tư tưởng mới lạ hơn của Anh-Mỹ, một khi đã thấm nhuần căn bản triết lý đạo Phật, để đóng góp vào trong nền văn học đã vô cùng phong phú và đa dạng của Phật giáo Tây phương, gồm Âu, Mỹ, Úc và cả Phi châu nữa. Điển hình như bài về luận sư Bhavya (niên đại 490-570), một nhân vật ít được Phật tử biết đến, từng được xếp ngang hàng với Thế Hữu (Vasumitra), và một luận sư khác là Vinitadeva (Tì-ni đề bà, hay Tì-ni Thiên), lại có đến hai bài nghiên cứu về ông: i. Luận sư Bhavya viết về Chân ngôn: những cố gắng biện minh cho Đại thừa Phật giáo do Jens Braarvig ( ii. Những nghiên cứu của Bhavya về Mimamsa; bài viết của Christian Lindtner ( Bhavya là tác giả một tác phẩm gọi là Madhyamakahrdaya-kàrika (Trung quán tâm kệ); ngoài ra ông còn trước tác các bộ luận Hetubindu-tikà, Nyayabindutika, và Trishatakàrika-vyàkhyàna. Ông là một luận sư nổi tiếng đương thời, có uy tín trong công trình thẩm định và phê bình các triết phái Ấn độ đang thịnh hành, thường cùng Thế Hữu có nhiều ý kiến khác nhau về việc xếp loại các học phái thời bấy giờ. Mimamsa, Di mạn tác, có nghĩa là thẩm sát và khảo cứu, là một trong 6 phái lớn của triết học Ấn độ, có chủ đích nghiên cứu và biện luận để chú thích và quy định tất cả những nghi thức tế lễ kỳ đảo được ghi trong bộ thánh điển Védas. Môn phái này do triết gia Jaimini (khoảng 200-100 trước dương lịch) sáng lập. Khoảng 100 năm sau (thế kỷ I dl), một nhóm học giả kế thừa chí nguyện và ý tưởng của Jaimini mới tập thành kinh điển Mimamsa-sùtra có hệ thống quy mô để truyền bá triết phái của họ. Về Mimamsa, ta có thể đi sâu vào chi tiết qua tác phẩm "Sáu phái Triết học Ấn độ" do H.T. Thích Mãn Giác soạn (sắp tái bản). Riêng về Bhavya, hầu như chưa có một tiểu luận nào bằng Việt ngữ viết về ông. Ngoài Bhavya, Thế Thân cũng được nghiên cứu đến qua 2 bài thuyết trình của Marek Mejor (
iii. Hệ thống lý Nhân duyên: nhận định về tác phẩm Pratityasamutpada-vyakhya của Thế Thân; và:
iv. Về Pratityasamutpadavyakhya của Thế Thân;
Lại nữa, Mejor còn có thêm một tiểu luận về:
v. Hiện trạng Phật học tại Ba lan; bài này chỉ ghi là "A Note on Buddhist studies in Riêng Dharmakìrti (Pháp Xứng, thế kỷ 7), có đến 3 thuyết trình viên nhắc đến: vi. Helmut Krasser ( vii. Michael Torsten Much ( viii. Tom J. F. Tillemans ( Ngoài những nghiên cứu về một số các luận sư tài danh trong nền Triết học Phật giáo như được kể trên, còn có Mã Minh (Asvaghosa) được đề cập đến qua cái nhìn sử học theo bài viết của David P. Jackson (Hamburg): ix. Về niên đại dịch bản "Phật Bản Hành Tán" (Buddhacarita) Tây tạng của Mã Minh.
Còn Per Kvỉrne ( x. Tìm hiểu nghệ thuật Phật giáo tại Kinnaur ; Kinnaur thuộc miền bắc dãy Hy-mã lạp sơn, nằm trong thung lũng Sangla, cách Delhi khoảng 600 cây số, hiện nay là một thắng cảnh nổi tiếng quốc tế, núi non hùng vĩ, trời đất bao la. Xưa thuộc ảnh hưởng Phật giáo nhưng nghệ thuật phát huy tại đây vẫn còn ít được biết tới. Hai bài sau, của Agata Bareja-Starzynska và Vladimir L. Uspensky, thì được dành riêng 2 phần, 4 & 5, vì ý nghĩa quan trọng của chúng trong công cuộc nghiên cứu Phật giáo tại Mông cổ mà đến nay vẫn chưa được chú trọng đến nhiều. Đó là:
xi. Agata Bareja-Starzynska ( xii. Vladimir L. Uspensky ( Phần 3, là phần Dẫn nhập: Để có được một hiểu biết thâm sâu về sự đóng góp của Ba lan về Phật học, chúng ta cần đọc bài A Note on Buddhist Studies in Poland của Marek Mejor. Mejor cho rằng bộ môn Ấn độ học và Phạn ngữ học tại Ba lan được phát triển nhờ công trình của Andrzej Gawronski (1885 – 1927), một công trình vẫn còn ảnh hưởng sâu rộng đến ngày nay, điển hình là công trình Gawronski chủ trương tạp chí Rocznik Orientalistyczny, một tạp chí chuyên về Đông phương học nay vẫn còn phát hành đều đặn, hay là quyển sách chỉ nam về Phạn ngữ mà nay vẫn còn được dùng làm căn bản để dạy trong chương trình Ấn độ học tại (đại học) Warsaw University.
Trên mười học giả đã có bài thuyết trình hay tiểu luận được thu tập trong sách này; họ là trong số những người tiên phong trong lãnh vực Đông phương học mà phần lớn sanh ra vào đầu thế kỷ 20, số khác đã từ giả thế giới chúng ta rất sớm. Cho nên, không có gì lạ khi mà lời dẫn nhập đã ghi rằng: mục đích của cuộc đại hội này là để khơi dậy nền Phật học của đất nước Ba lan, mà sau thời kỳ những sinh hoạt rạng rỡ của S. Schayer, C. Regamey, A. Kunst, Jan Jaworski, v.v. đã bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa theo định luật thành hoại tự nhiên của thế giới thanh sắc. Nhắc đến những tên tuổi trên, ta cần biết qua về Viện nghiên cứu Đông phương học của đại học Phần 4 đặc biệt dành riêng cho bài thuyết trình về Căn bản Phật giáo Mông cổ qua tư liệu Ciqula kereglegci.
Dựa trên nững nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ sắp đệ trình, Agata Bareja-Starzynska đã giới thiệu cho ta về nguồn gốc và ý nghĩa quan trọng của Ciqula kereglegci, một tư liệu Phật giáo Mông cổ thuộc thế kỷ 16, có thể là được biên soạn hay dịch theo nguyên bản từ Tây tạng sang Mông cổ ngữ bởi luận sư Sireget gsi corji hay (đại sư) Zaya Pandita (Namkaidjamtso). Pandita có nghĩa là học giả uyên bác, theo Phạn ngữ. Zaya Pandita được biết là có soạn thảo một tác phẩm gọi là" zeqser tusatai cuxula kereqt kemek ". Bareja-Starzynska đã nhận dạng được 23 thủ bản của Ciqula kereglegci trong nhiều tàng kinh các tại nhiều nơi, kể cả Tác phẩm Ciqula kereglegci được chia làm 3 phần chánh: a. Lịch sử Đức Phật và giáo pháp của ngài (đặt căn bản trên các kinh điển Đại thừa và các chú giải luận sớ trong Đại Tạng); b. Nguồn gốc và sự hủy diệt của thế giới; tiêu đề là vậy, nhưng thật ra chỉ là một sơ thảo lịch sử Tây tạng và Mông cổ, có liệt kê cả danh sách niên đại vương triều Ấn; c. Danh từ Phật học. Đối với ba phần này, các học giả Tây phương đánh giá khác nhau. Trong lúc phần hai được xem như là khuôn mẫu cho biên niên sử ký của Mông cổ vào thế kỷ 17, thì hai phần kia không được chú ý đến nhiều. Do đó mà Bareja-Starzynska đề nghị là cần chú trọng đến phần ba, thường đã bị bỏ quên, bởi vì thật ra, chính phần ba mới khiến cho toàn tác phẩm có tựa là: "ciqula kereglegci tegs udwasi eyin glesgei " có nghĩa là: "tầm quan trọng của những danh từ Phật học được xử dụng;" nói cách khác, đây là ảnh hưởng của Phật giáo trong nền văn hóa và văn minh Mông cổ. Bản danh từ Phật học này được dựa theo hệ thống A-tỳ-đàm mà cô Bareja-Starzynska làm một bản đối chiếu với các thuật ngữ tương đương bằng Tây tạng và Phạn ngữ; theo đó, cho ta thấy rõ ràng chỉ có một phần các danh từ này là bắt nguồn từ lúc sơ thời Phật giáo du nhập vào Mông cổ mà thôi. Trong phụ luc 3 (tr. 13-31) tác giả đưa ra một bản liệt kê theo tiêu đề những thuật ngữ Phật giáo, nhận định cách cấu trúc của những thuật ngữ này cùng là ghi chú những chữ nào không thể nhận diện được sau khi so sánh chúng với nhiều dị bản của Mahavyutpatty và từ điển Tạng-Mông Merged garqu-yin oron của thế kỷ 18. Tóm tắt, lĩnh vực từ vựng học Mông cổ hay biên soạn từ điển Mông cổ xưa nay ít được chú ý đến, cho nên công trình của Bareja-Starzynska là một đóng góp quan trọng cho sự tìm hiểu ảnh hưởng Phật giáo trong nền văn minh và văn hóa của xứ này. Phần 5 có tiêu đề " Một vài thủ bản quý hiếm tại
Trong bài viết về " Một số thủ bản quý hiếm trong Sưu tập của (Thư viện Đại học) St. Petersburg University Library ", Vladimir L. Uspensky liệt kê những thủ bản Oirat trong ngự thư phòng của thái tử Huyền Diệp tức hoàng đế nhà Thanh Khang Hy (1661-1722) , gồm cả một số tác phẩm dịch thuật của Zaya Pandita, và một dị bản được gọi là dị bản Oirat " zeqser tusatai cuxula kereqt kemek " của nguyên văn "Những nguyên lý căn bản của Phật giáo". Zaya Pandita phiên dịch tác phẩm "Ma ni bka’ ‘bum" vào năm 1644, rất nhiều năm trước khi thủ bản Oirat " zeqser tusatai cuxula kereqt kemek " được thành hình. Thêm vào đó, một số các sử truyện cũng được tìm thấy trong thư viện St. Petersburg University Library: "Bzongkaba-yin tuuji " và " Bodhi mưriyin ndsn blamanariyin tuuji: cagan lingxu-a-yin erike." Hai tác phẩm khác cũng được nhắc đến trong bài này, nói đến "Lịch sử về Chân ngôn của bồ tát Tara," một hình trạng khác (màu xanh) của đức Quán Âm, do Taranàtha (1575-1635) soạn: a. " Dare ekeyin ndsni garxoi garulga tododxon iledki tuuji altan eriken kemek orosibu" và b. " Gurban sanvariyin teyin talbil orosibu." Uspensky chỉ ghi chú những điểm quan trọng của các văn bản này, nhận định rằng ông làm thế để so sánh với các dị bản khác đã được biết đến; đọc qua bài của Uspensky, độc giả được lôi cuốn cách thích thú với toàn bộ sưu tập về các văn bản Oirat trong thư viện đại học St. Petersburg. Liên quan đến phần này, có thêm một bài viết về “ ‘Todo Bichig’ và di sản văn bản trong bối cảnh văn hóa Mông cổ " của K.V. Orlova. Orlova ghi nhận rằng ngữ văn Mông cổ đã có lịch sử hàng ngàn năm. Nguồn gốc của ngôn ngữ này liên hệ mật thiết với những sử kiện chánh : đối với ngôn ngữ Mông cổ thì khi xứ này lập quốc – tức lúc bắt đầu có tư liệu lịch sử – vào đầu thế kỷ 13 thì những ngôn ngữ chánh đã được hình thành rồi; đối với ngôn ngữ Oirat (đôi khi viết là Oyrat) thì được biết đến khi dân Oirats (thuộc Tây Mông) có những sinh hoạt chánh trị vào những thế kỷ 15-17. Đồng thời, sự phát triển của truyền thống ngữ văn Mông cổ cũng liên hệ chặt chẻ với sự truyền bá của Phật giáo trong quần chúng nói tiếng Mông cổ, đặc biệt là tại Tây Mông; hợp cùng sự cần thiết phải thông hiểu di sản văn hóa Ấn độ và Tây tạng. Trước thế kỷ 17, dân Oirats dùng ngữ pháp Cổ Mông cổ. Đến năm 1648 Zaya Pandita Namkaidjamtso mới khai triển thư pháp “Todo Bichig” Script. Zaya Pandita dùng các luật mới về chánh tả dựa trên các nguyên tắc đánh vần theo từ nguyên để hình thành thư pháp “Todo Bichig” này. Trong khi đó thì dân Kalmyks dùng Cổ thư Các thủ bản của Zaya Pandita vừa được tìm thấy là một kho tàng độc đáo của di sản văn hóa Một trong những chiều hướng quan trọng của Mông cổ học, đặc biệt là Hiện nay, Phân khoa Nhân văn học của Học viện Kalmyk (The Kalmyk Institute of Humanitarian Studies) thuộc Hàn lâm viện Khoa học Nga (Russian Academy of Sciences) đã khởi xướng chương trình "Di sản Văn bản Oirat" (The Oirat Written Heritage) với mục đích là tập thành một ca-ta-lô thống nhất về tất cả các thủ bản và các bản khắc gỗ (xylographs) bị phân tán khắp nơi trên thế giới. Chương trình này hứa hẹn sẽ là độc nhất từ trước đến nay, vì là lần đầu tiên thu tập tất cả các nguồn tư liệu thuộc văn bản Oirat và hệ thống hóa chúng để chắc chắn giúp ích cho các học giả muốn nghiên cứu toàn bộ truyền thống chữ viết của văn hóa Kalmyk. Địa chỉ liên lạc chương trình này: K.V. Orlova, Assistant Director, Kalmyk Institute of Humanities Research, Russian Academy of Sciences , Elista, Republic of Kalmykia. Sơ lược về lịch sử Mông cổ: Vùng đất hiện nay được gọi là Mông cổ cho mãi đến thế kỷ 13 mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ 9-10, bộ lạc Khất Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền bắc Trung Hoa. Đến thế kỷ 11-12, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn "Genghis Khan". Sự hình thành đế quốc này được ghi trong sử liệu trứ danh "Nuuts Tovchoo" (Mật sử dân tộc Mông cổ). Thế kỷ thứ 13 chứng kiến Mông cổ là một trong những quốc gia hùng cường nhất thế giới, trãi dài từ Đông Hải cho đến miền Tây châu Âu, tiến chiếm Trung Hoa lập nên nhà Nguyên và phần lớn các nước Á châu khác. Sau khi nhà Nguyên bị thất bại vào năm 1367 bởi Chu Nguyên Chương, thái tổ nhà Minh, bộ tộc Khất Đan rút lui về bản địa, tuy vẫn giữ được cương thổ nhưng không còn là trung tâm văn hóa và giao dịch quốc tế nữa. Qua đến thế kỷ 14-15, Mông cổ bị phân chia thành hai nước, Đông Mông và Tây Mông (còn được gọi là Oirat); rồi đến thế kỷ 16, Đông Mông lại chia thành Ngoại Mông (Khalh Mongolia) và Nội Mông. Những tộc Mông này vẫn chém giết lẫn nhau, cuối cùng thì dân Oirat Tây Mông chiếm ưu thế, sau đó lại phải thua cho Đông Mông. Đến đầu thế kỷ 17, bộ lạc Zurchid của Mãn châu trở nên hùng mạnh nhất, nhập quan lật đổ nhà Minh lập nên nhà Thanh. (Mãn châu là dịch âm của từ Manjusri, Văn Thù, vì tộc dân này tôn thờ Văn Thù bồ tát). Mãn châu nhiếp phục Nội Mông vào những năm 1630, Ngoại Mông năm 1691 và Oirat Tây Mông năm 1757. Vào thế kỷ 13, dưới triều của Hốt Tất Liệt, Phật giáo được tôn sùng là quốc giáo; cho đến thế kỷ 16 thì hầu như toàn thể dân Mông đều theo đạo Phật. Năm 1838, tự viện Gandantegchinlen được kiến lập tại Urga (Ulanbator), trên đồi Dalkha, là trung tâm sinh hoạt của Mật tông Phật giáo. Nơi đây có trường dạy và nghiên cứu Phật học, chiêm tinh học và y học; trở thành trung tâm lớn nhất của Phật giáo Mông cổ. Tự viện Gandantegchinlen (gọi tắt là Gandan) cũng bảo quản một bộ Đại Tạng Mông cổ (Gangiur) gồm 108 quyển mà vào giữa thập niên 1970′, đã cho ấn hành 200 bản sao duy nhất để phân phối cho các thư viện đại học lớn trên thế giới. Hiện nay, tự viện vẫn còn một tàng kinh các chứa hơn 50 ngàn bộ kinh sách Phật giáo. Trông người rồi nghĩ đến ta. Dầu dưới bao nhiêu áp lực bằng vũ lực, chánh trị hay quyền lực của tôn giáo ngoại bang, chúng ta cũng không bao giờ có thể phủ bác sự hiện diện và tồn tại của nền văn minh, văn hóa và văn học Phật giáo Việt nam đã gắn liền cùng với đất nước và dân tộc hơn hai ngàn năm qua. Trãi bao cuộc chiến tranh từ phương bắc, từ tây phương, tất cả các thủ bản, văn bản thuộc Phật giáo Việt nam hầu như đã thất tán gần hết. Cho đến nay, ta chỉ tìm được duy nhất một tư liệu, "Thiền uyển tập anh ngữ lục (1)", dựa vào đó, kể từ cố giáo sư Trần văn Giáp vào năm 1932 kéo theo một loạt các nhà viết sách khác, đã gây nên nhiều sai lạc về Lịch sử Phật giáo Việt nam và về lịch sử văn học Phật giáo Việt nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chánh yếu khiến hầu hết các học giả Tây phương khi viết về lịch sự Phật giáo thế giới không nhắc đến Việt nam như là một đất nước có truyền thống Phật giáo, hoặc có thì cũng chỉ qua loa. Cho nên đã đến lúc cần phải có một chương trình tương tợ, tạm gọi là "Di sản văn hóa Phật giáo Việt nam" mà dự án đầu tiên là liệt kê một ca-ta-lô các thủ bản quý hiếm (rare manuscripts) hiện được bảo tồn. Theo hiểu biết có giới hạn của chúng tôi, hiện học giả Lê Mạnh Thát đã sưu tập được trên 100 thủ bản quý hiếm do các đại sư Việt nam biên soạn trong thời nhà Trần và nhà Lê. Dự án đề nghị "Di sản văn hóa Phật giáo Việt nam" có thể bắt đầu bằng làm một ca-ta-lô về những thủ bản quý hiếm này;mặc dù công trình cần nhiều thời gian và nhân lực (chuyên viên về thư viện để ca-ta-lô, phiên dịch ra ngoại ngữ Anh-Pháp, tóm tắt nội dung mỗi tiêu đề, v.v.). Các thủ bản quý hiếm này viết bằng Hán văn hoặc chữ Nôm, là một lợi thế trong việc giới thiệu chúng cho giới học giả Tây phương biết đến di sản quý báu của Phật giáo Việt nam. Bởi vì các học giả chuyên về Đông phương, nhất là Trung văn học, hiện nay hầu như đã khô kiệt đề tài để nghiên cứu. Cho nên các thủ bản chắc chắn sẽ lôi cuốn thích thú cho nhiều học giả Đông phương học và Phật học, để tìm đến nguyên ủy lịch sử và văn hóa cùng văn học Phật giáo Việt nam qua nội dung của chính các thủ bản quý hiếm hiện tồn. Chú thích: (1) Xem chi tiết về các thủ bản được tìm thấy và nội dung tư liệu qúy hiếm này trong: Lê Mạnh Thát, Thiền Uyển Tập Anh. tái bản tại thành phố Hồ Chí Minh, 1999. |
Cập nhật ( 18/07/2010 ) |
- Chịu trách nhiệm nội dung: TT. Thích Giác Nghi
- Chức vụ: Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu
- Điện thoại: 0949 111 848
- Email: giacnghithich@gmail.com